Kinh nghiệm liên kết du lịch biển đảo với toàn ngành du lịch của Thái Lan

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 61 - 62)

của Thái Lan

Một trong những hướng đi đúng của Thái Lan là đã khai thác tốt những tiềm năng về văn hóa, du lịch và du lịch biển, đặc biệt là kết nối các lĩnh vực trong ngành du lịch tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh rất cao. Ngành du lịch của Thái Lan đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế, là một trong những quốc gia thu hút được nhiều du khách nhất khu vực Đông Nam Á, trung bình thu hút khoảng 13 triệu khách/năm. Năm 2012 doanh thu từ du lịch quốc tế đạt: 33,8 tỉ USD, năm 2013: 42,1 tỉ USD, xếp thứ 7 trong nhóm 10 nước có doanh thu từ du lịch cao nhất, năm 2013 thành phố Bangkok được xếp thứ 1 trong bảng xếp hạng thành phố có lượt du khách quốc tế đến nhiều nhất nhất thế giới với 15.98 triệu lượt [133]. Thái Lan đã tận dụng các tiềm năng, lợi thế vốn có về biển để đầu tư xây dựng các khu du lịch ở những bãi biển: Hua Hin, HiSo, Kok, Phukhet, Patong. Bất cứ mùa nào trong năm, quốc gia này cũng thu hút được lượng lớn du khách trên thế giới đến nghĩ dưỡng, tham quan du lịch.

Nguyên nhân của những thành cơng của du lịch Thái Lan đầu tiên phải nói đến là: i) Thực hiện chính sách “Bầu trời mở” tạo điều kiện cấp visa dễ dàng cho du khách; ii) Chính sách hồn thuế VAT cho du khách; iii) Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch; iv) Kết hợp du lịch với thương mại; v) Đa dạng hóa các sản phẩm du lich; vi) Đẩy mạnh Marketing du lịch.

Qua nghiên cứu những ngun nhân thành cơng của du lịch Thái Lan có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm đáng chú ý như sau:

- Phải xây dựng chiến lược du lịch dựa trên những lợi thế về tiềm năng, tài nguyên vốn có, phát huy hết thế mạnh mà vị trí địa lý mang lại.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, kết nối các khu du lịch trong vùng, trên cả nước để tận dụng được thế mạnh của từng vùng.

- Tạo dựng môi trường thân thiện đối với du khách, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ du khách.

- Thiết lập mối liên kết giữa các loại hình du lịch, tạo thành tour khép kín: du lịch biển - du lịch văn hóa - du lịch sinh thái - du lịch MICE - du lịch chữa bệnh - du lịch nơng nghiệp. Đây chính là kinh nghiệm đáng chú ý nhất của Thái Lan trong phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng. Biến sản phẩm đầu ra của các ngành khác làm đầu vào của du lịch, tận dụng sản phẩm đầu ra của du lịch làm đầu vào của các ngành khác.

Ngành du lịch Thái Lan đã vượt trước và đã thu được những thành công đáng ghi nhận, thêm nữa thương hiệu du lịch của Thái Lan đã vượt ra khỏi tầm khu vực vươn lên quy mơ tồn cầu. Để đạt được điều đó do quốc gia này đã có chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, tập trung đầu tư nguồn lực thích đáng cho du lịch, bài học đáng học nhất từ du lịch Thái Lan là phải biết tổ chức không gian du lịch, liên kết các lĩnh vực du lịch với nhau thành chuỗi khép kín, phát huy thế mạnh của du lịch biển để lấy đó làm “cực trung tâm” tạo sức lan tỏa, tác động, liên kết, tạo nên sự đa dạng về sản phẩm và nâng cao chất lượng của dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w