Kinh tế biển

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 41 - 42)

Nghiên cứu kinh tế biển có từ xa xưa, gắn liền với sự phát triển của các nền kinh tế có biển. Nội hàm khái niệm kinh tế biển được giải thích tương đối phong phú trong các nghiên cứu của nhiều học giả và thực tiễn của các nền kinh tế.

Các học giả Trung Quốc cho rằng:

Kinh tế biển là tổng thể các ngành công nghiệp khác nhau liên quan đến các hoạt động thăm dò, khảo sát biển và các hoạt động kinh tế có liên quan. Trong đó, các ngành cơng nghiệp biển bao gồm: Nghề cá biển, vận tải và liên lạc biển, dầu và khí ga, du lịch bờ biển, đóng tàu biển, thuốc từ sinh vật biển, sự tận dụng nước biển và sản xuất muối; và các ngành khác như giáo dục và khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, dịch vụ biển [89, tr.5].

Khái niệm này chủ yếu đề cập đến q trình khảo sát, thăm dị và khai thác tài nguyên biển với tư cách là các ngành công nghiệp riêng biệt. Sau khi nghiên cứu các định nghĩa và nhận thức khác nhau trên thế giới về biển, Park(2014) đưa ra khái niệm: “Kinh tế biển là các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và cả các hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ liên quan đến biển” [129, tr.9]. Hiểu theo cách khác, kinh tế biển có thể được định nghĩa là các hoạt động kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp diễn ra trên biển, khai thác đại dương để tạo ra hàng hóa và dịch vụ.

Một cách tiếp cận khác cho rằng một định nghĩa nào về kinh tế biển được coi là đầy đủ cũng cần phải bao gồm các nguồn dự trữ tài nguyên thiên

nhiên không thể định lượng và các hàng hóa, dịch vụ trong thị trường và phi thị trường của hệ sinh thái biển (Hình 2.1).

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w