Giải pháp đối với dịch vụ cảng biển, khukinh tế ven biển

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 151 - 153)

Dịch vụ cảng biển và khu kinh tế ven biển được coi là một trong những lĩnh vực được kỳ vọng tạo ra sự đột phá cho kinh tế biển phát triển và làm đầu tàu tăng trưởng cho sự phát triển của toàn tỉnh. Để cho dịch vụ cảng biển, khu kinh tế ven biển của Quảng Bình thực hiện đúng vai trị của mình, theo nghiên cứu của tác giả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

-Đối với lĩnh vực dịch vụ cảng biển

Thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp và nạo vét toàn bộ hệ thống cảng để đảm bảo cho các tàu cá, tàu hậu cần nghề cá, các phương tiện vận tải nội địa

có cơng suất trên 90 - 300 CV ra vào cảng thuận tiện. Bên cạnh đó, cần đề xuất bổ sung quy hoạch chuyển đổi dần công năng của cảng Nhật Lệ thành cảng chuyên dụng phục vụ du lịch trong tương lai gần để đón đầu xu hướng phát triển của địa phương. Đầu tư nâng cấp thay thế những trang thiết bị bốc xếp cơ giới, hiện đại thay thế những trang bị đã lạc hậu để nâng cao hiệu suất thông cảng, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển đường thủy trong tình hình hiện nay.

Chú trọng đến quy hoạch xây dựng hệ thống kho bãi, cảng cạn, phát triển cảng container tại Hịn La, xây dựng hồn thiện, kết nối hạ tầng giao thông từ các cảng đến cửa khẩu Cha Lo và sân bay Đồng Hới nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ logistics của tỉnh. Đây là lĩnh vực mới mẻ đối với Quảng Bình, nhưng với vị trí đặc biệt ở trung điểm của đất nước và đầu mối giao thông đường bộ kết nối với các quốc gia trong khu vực, có lợi thế trong tiết kiệm chi phí vận chuyển là điều kiện thuận lợi để hình thành trung tâm dịch vụ logistics lớn trong tương lai.

- Đối với khu kinh tế ven biển

Trên cơ sở xác định được hướng phát triển có thế mạnh của khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư, không nên đầu tư phát triển tất cả các lĩnh vực. Ban quản lý khu kinh tế của tỉnh cần nhanh chóng thống kê các hạng mục đầu tư của các dự án trong khu kinh tế, rà soát lại hiệu quả đầu tư của các dự án, nhất là đối với các dự án chậm tiến độ để có điều chỉnh phù hợp, lập kế hoạch và tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tâm huyết và năng lực. Tập trung phát triển các dự án động lực hiện đã thu hút được và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để làm tiền đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp chiến lược trong khu kinh tế và thu hút các nhà đầu tư khác.

Chủ động trong việc kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng cho khu kinh tế Hòn La và khu kinh tế biển tổng hợp Quảng Ninh, Lệ Thủy phía nam tỉnh. Việc đầu tư phát triển các khu kinh tế ven biển không thể tiến hành theo trình tự là: cứ tự quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng bằng cách kêu gọi các nguồn

lực từ bên ngồi vào đầu tư theo các hình thức BOT, BT, PPP…, sau đó, lại kêu gọi các nhà đầu tư khác tham gia đầu tư vào các lĩnh vực khác. Có thể thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trong khu kinh tế vừa tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với những ngành nghề khơng địi hỏi sự đồng bộ quá cao của hạ tầng kỹ thuật mới hoạt động. Đồng thời huy động tổng hợp các nguồn vốn ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để tiếp tục đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong khu kinh tế để tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu kinh tế Hòn La, đặc biệt xem xét lại cơ chế chính sách hiện nay áp dụng tập trung chủ yếu vào chính sách ưu đãi thuế và ưu đãi về đất đai. Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra về sử dụng đất và tài chính của các doanh nghiệp, kiên quyết thu hồi những dự án lãng phí đất và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các doanh nghiệp nước ngồi có biểu hiện chuyển giá và trốn thuế. Đã đến lúc không nên kêu gọi và ưu đãi đầu tư bằng mọi giá đối với doanh nghiệp đến đầu tư vào khu kinh tế, cần tập trung khuyến khích, ưu đãi những doanh nghiệp có tiềm lực khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất thân thiện với mơi trường, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, những doanh nghiệp ưu tiên sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực địa phương để dần hình thành lực lượng lao động có trình độ cho khu kinh tế và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w