Phát triển kinh tế biển cần phải được đặt trong quy hoạch thống nhất tổng thể của từng địa phương và toàn vùng

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 132)

thống nhất tổng thể của từng địa phương và toàn vùng

Quan điểm này phản ánh bản chất của quá trình phát triển của kinh tế biển trong liên kết vùng, nhằm tổ chức lại không gian kinh tế cho các ngành trong kinh tế biển của Quảng Bình một cách hợp lý, khơng bị chồng chéo, trùng lặp. Nội dung của quan điểm này là trước hết phải đưa quá trình phát triển kinh tế biển của Quảng Bình đặt trong mối quan hệ liên kết kinh tế vùng. Phải xuất phát từ vấn đề xây dựng quy hoạch các ngành kinh tế biển với quy hoạch không gian sản xuất của các ngành nghề khác trong tỉnh hợp thành thể thống nhất. Quá trình xây dựng quy hoạch các ngành kinh tế biển của Quảng Bình phải được tích hợp với quy hoạch của tồn vùng, bởi lẽ, chỉ có đặt trong quy hoạch tổng thể của tồn vùng mới có tầm nhìn dài hạn trong q trình phát triển. Hơn nữa, khi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn kết chặt chẽ với quy hoạch kinh tế - xã hội của toàn vùng giúp cho cơ cấu kinh tế của Quảng Bình phát triển hợp lý dựa trên sự hợp tác với kinh tế vùng. Ở khía cạnh khác, khi không gian kinh tế của địa phương với vùng được gắn kết, khơng cịn bị chia cắt sẽ hình thành các vùng tập trung sản xuất có liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung những điểm còn khuyết thiếu của nhau, thiết lập được chuỗi giá trị kết nối tồn vùng, giúp cho q trình sản xuất, lưu thơng thuận tiện, các sản phẩm từ biển của các địa phương trong vùng có nhiều điểm tương đồng sẽ được kết nối.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w