Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 124 - 125)

Những hạn chế của phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, là một địa phương nghèo, trình độ phát triển kinh tế - xã hội

thấp dẫn đến sự đầu tư cho kinh tế biển còn nhỏ bé chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Đời sống cư dân ven biển ở địa phương cịn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, khơng có tích lũy để đầu tư vào phương tiện sản xuất hiện đại nên dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguồn lợi gần bờ. Mặc dù nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo khá cao như ở trình bày ở mục 3.1.1.2, tuy nhiên đa số là đào tạo sơ cấp, nghề nên chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho kinh tế biển. Xuất phát điểm của tỉnh nói chung và các ngành kinh tế biển của địa phương nói riêng ở mức thấp dẫn đến khả năng đáp ứng được yêu cầu của quy trình sản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm kém nên khó tham gia vào chuỗi cung ứng tồn vùng.

Thứ hai, cơng tác quy hoạch khơng gian biển của tỉnh Quảng Bình chưa

được thực hiện kịp thời. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân làm chậm sự phát triển các ngành kinh tế biển của địa phương, đồng thời gây trở ngại đến quá trình liên kết kinh tế giữa các ngành kinh tế biển của địa phương với tồn vùng.

Thứ ba, cơ chế, chính sách khuyến khích chưa đủ đủ mạnh, có sức hấp

dẫn thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế biển. Chính sách thiếu đồng bộ cho cả quá trình phát triển kinh tế

biển và quá trình tạo lập mối quan hệ liên kết giữa kinh tế biển của địa phương với toàn vùng

Thư tư, phương thức quản lý tài nguyên biển của địa phương hiện nay

vẫn mang tính đơn lẻ, chưa áp dụng phương thức quản lý tổng hợp và đồng bộ, do đó khơng phát huy hết tiềm năng của biển, tận dụng được các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế biển bằng cách thiết lập các mối quan hệ liên kết kinh tế với các địa phương trong vùng. Với phương thức quản lý theo ngành như hiện nay là lực cản lớn nhất cho sự phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng, bởi sự xung đột lợi ích giữa các ngành, mâu thuẫn trong công tác điều hành quản lý đã ngăn cản quá trình phát triển và thiết lập mối quan hệ liên kết.

Thứ năm, vai trị của chính quyền địa phương trong việc thiết lập khung

khổ, xây dựng các mơ hình liên kết giữa các chủ thể kinh tế tạo điều kiện cho việc liên kết giữa các chủ thể vi mô trong các ngành kinh tế biển chưa phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong cơng tác hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy q trình liên kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn mối quan hệ liên kết giữa tỉnh Quảng Bình với các địa phương trong vùng chưa được thiết lập chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w