Nhóm giải pháp hỗ trợ liên kết

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 155 - 160)

Để quá trình liên kết kinh tế vùng diễn ra được thuận lợi và phát triển, ngồi những chính sách, cơ chế thơng thoáng, tạo điều kiện cho các chủ thể đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế biển, Quảng Bình cần chú ý thực hiện một số điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, liên kết vùng:

Nhanh chóng hồn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của địa phương và kết nối đồng bộ với hệ thống giao thơng tồn vùng và khu vực

Vị trí địa lý đặc biệt đã mang đến cho địa phương một điều kiện thuận lợi về giao thơng, hiện nay trên địa bàn Quảng Bình có đầy đủ hội đủ các yếu tố về giao thơng đường bộ, có QL1A, đường Hồ Chí Minh, QL12A nối Cảng Hịn La với các tỉnh của Lào, Thái Lan; có đường sắt, đường thủy, sân bay Đồng Hới, cảng biển Hòn La. Xác định hệ thống hạ tầng giao thông là một trong những đột phá chiến lược, là một trong những yếu tố quan trọng đi trước một bước để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, hạ tầng giao thơng ln được Quảng Bình chú trọng đầu tư. Sau 28 năm tái thành lập tỉnh hạ tầng giao thơng của địa phương đã có bước phát triển đáng ghi nhận.

Về mạng lưới, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của địa phương đảm bảo cho sự kết nối giao thương và liên kết vận tải trong nội bộ của tỉnh và với các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, trước yêu cầu và đòi hỏi phải phát triển hệ thống giao thông hiện đại trên tất cả các loại hình giao thơng nhằm phục vụ cho quá trình phát triển cao hơn, Quảng Bình cần đầu tư nâng cấp hồn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho mối quan hệ hợp tác kinh tế, kết nối với giao thơng tồn vùng, quốc gia đồng bộ hơn nữa, như:

Tập trung toàn lực vào việc đầu tư xây dựng hoàn thiện mạng lưới giao thông từ đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, cho đến đường hàng không. Đầu tư nâng cấp hệ thống các tuyến giao thông trọng yếu vào đúng cấp bậc kỹ thuật quy định. Trong đó, ưu tiên đầu tư các cơng trình quan trọng có tính chiến lược như mở rộng sân bay Đồng Hới, cảng Hòn La, mở rộng Quốc lộ 1A, cầu Nhật Lệ 2, quốc lộ 12A kết nối từ cảng Hòn La đến cửa khẩu Cha Lo mở ra cơ hội, hợp tác giao thương liên kết với các quốc gia trong khu vực.

Đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển từ Cảng Hòn La dọc ven biển để kết nối với tuyến đường tránh lũ đi xuyên khu vực cát trắng địa phận hai huyện Quảng Ninh - Lệ Thủy với điểm đầu là trạm thu phí Cầu Gianh, điểm cuối tại xã Hưng Thuỷ - Lệ Thủy tạo thành một trong những tuyến đường du lịch ven biển đẹp nhất Việt Nam để thu hút đầu tư và thúc đẩy quá trình liên kết phát triển du lịch biển tồn vùng.

Tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong các phân ngành kinh tế biển tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị chuỗi giá trị toàn vùng

Liên kết giữa kinh tế biển của Quảng Bình với vùng Bắc Trung Bộ xét đến cùng khơng nằm ngồi quy luật phát triển tất yếu của các mối quan hệ, liên kết, hợp tác về kinh tế là phải dựa vào lợi ích và bắt đầu từ mối quan hệ liên kết của các chủ thể vi mô (hộ sản xuất, doanh nghiệp). Do đó, ngồi việc xây dựng, ban hành các chính sách, cơ chế thơng thống, thuận lợi cho quá trình hợp tác, liên kết kinh tế. Quảng Bình cần chú trọng việc hỗ trợ nguồn

lực vật chất cho các chủ thể này trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích họ tham gia vào mơ hình sản xuất theo chuỗi giá trị và xa hơn là đủ sức tham gia vào chuỗi giá trị toàn vùng

Biện pháp đầu tiên là cho doanh nghiệp và hộ sản xuất hưởng các ưu đãi về tài chính khi thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị. UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, Sở Cơng thương phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn xây dựng kế hoạch khuyến khích các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính hình thành các gói tín dụng cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp đang hoạt động trong các phân ngành kinh tế biển vay để mở rộng quy mô, tổ chức mơ hình sản xuất theo chuỗi giá trị

Tăng cường giới thiệu sản phẩm của các chủ thể này trên các phương tiện truyền thông của địa phương để vừa tuyên truyền vừa giúp họ quảng bá sản phẩm của mình, rà sốt quỹ đất bố trí cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp .

Lựa chọn doanh nghiệp địa phương đang hoạt động trong hai phân ngành: thủy sản và du lịch biển để đầu tư kinh phí xây dựng mơ hình mẫu thí điểm liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và tham gia vào chuỗi giá trị toàn vùng. Điều này trực tiếp tạo ra mơ hình mẫu khơng chỉ có ý nghĩa cho việc hồn thiện mơ hình, nội dung, cách thức liên kết, nó cịn giúp chính quyền địa phương rút ra được những kinh nghiệm quý giá khi đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong các phân ngành kinh tế biển của địa phương hoàn thiện tổ chức, quản trị trong thiết lập mối quan hệ liên kết kinh tế với các đối tác nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh hồn tồn bình đẳng.

KẾT LUẬN

Quảng Bình là địa phương có tiềm năng về biển, với vị trí địa lý thuận lợi, bờ biển dài, diện tích mặt nước rộng lớn, tài nguyên biển phong phú và đa dạng, kinh tế biển được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng, khai thác hết lợi thế mà biển đem lại giúp cho kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển. Nhận thức được vị trí, vai trị, tầm quan trọng và lợi thế mà biển mang lại, trong những năm qua Quảng Bình đã có những chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển và đã đạt được những thành công bước đầu, với hy vọng sẽ sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của cả nước.Tuy nhiên, với điểm xuất phát là một địa phương nghèo của cả nước, trình độ phát triển thấp, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này cịn hạn chế, do đó, q trình khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế của biển gặp nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác hết tiềm năng lợi thế của biển phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm thế nào để có được nguồn lực đầu tư một cách hiệu quả cho lĩnh vực này. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu tìm ra hướng phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng để tận dụng tối đa nguồn lực của tồn vùng thơng qua mối quan hệ, liên kết phát triển kinh tế có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trình phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế - xã hội của Quảng Bình nói chung.

Để nghiên cứu phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng không chỉ dựa trên các lý thuyết phát triển kinh tế biển và lý thuyết về liên kết vùng của các nhà khoa học kinh tế, mà phải khảo cứu sự thành công, thất bại của các quốc gia đã có kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng, đồng thời, học tập kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương đã phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng trên một số phân ngành, nội dung phát triển kinh tế biển. Xuất phát từ tiềm năng thế mạnh về biển của Quảng Bình, tác giả lựa chọn phân tích phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng trên những nội dung: i) thực trạng phát triển các ngành trong kinh tế biển: thủy sản, du lịch biển, dịch vụ cảng biển và khu kinh tế ven biển; ii) thực trạng liên kết giữa

các phân ngành đó với kinh tế vùng trên hai chủ thể liên kết: chủ thể vĩ mơ (chính quyền địa phương), chủ thể vi mơ (doanh nghiệp). Trên cơ sở phân tích thực trạng của cả góc độ phát triển kinh tế biển và kiên kết kinh tế vùng, tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá khái quát về kết quả và những thiếu sót của cả hai nội dung nói trên và chỉ ra những vần đề tồn tại cần giải quyết đối với phát triển kinh tế biển của Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ.

Từ những vấn đề nội tại trong phát triển một số phân ngành của kinh tế biển và mối quan hệ liên kết giữa các phân ngành kinh tế biển Quảng Bình với vùng Bắc Trung Bộ, bối cảnh mới tác động đến sự phát triển kinh tế biển theo hướng liên vùng và định hướng, chiến lược phát triển kinh tế biển, liên kết kinh tế vùng của các cơ quan chức năng. Luận án đưa ra 05 quan điểm mang tính chất định hướng cho q trình phát triển kinh tế biển trong liên kết kinh tế vùng và tập trung vào 03 nhóm giải pháp chính: 1. Những giải pháp chung (bao gồm 05 giải pháp). 2. Những giải pháp phát triển kinh tế biển (bao gồm 03 nhóm giải pháp cho các lĩnh vực: thủy sản, du lịch biển, dịch vụ cảng biển và khu kinh tế ven biển). 3. Những giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế biển với kinh tế vùng (bao gồm 02 nhóm giải pháp: chính sách tổ chức quản lý và giải pháp hỗ trợ liên kết)

Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực rất rộng, phức tạp, đa ngành, được tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị, tác giả đã cố gắng kết hợp các phương pháp nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, một số khía cạnh, vấn đề nghiên cứu chưa được giải quyết triệt để do khó khăn trong sưu tầm thơng tin, tài liệu và số liệu, nhất là phần liên kết giữa các phân ngành kinh tế biển với kinh tế vùng, bởi thực tiễn tại địa phương về lĩnh vực diễn ra chậm và rời rạc nên chưa có thống kê, khảo sát đầy đủ. Vì vậy, kết quả nghiên cứu khơng tránh khỏi thiếu sót. Những hạn chế, thiếu sót sẽ được tác giả tiếp tục tìm tịi, nghiên cứu trong các cơng trình tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 155 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w