của Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cửa ngõ của khu vực cảng biển phía Bắc, nơi có lưu lượng hàng hóa thơng qua lớn nhất miền Bắc và đứng thứ 2 tồn quốc. Cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phịng, khu bến Lạch Huyện có tầm quan trọng bậc nhất trên cả nước, tiếp cận với tuyến hàng hải quốc tế, liên thông với các khu bến hiện tại tạo thành một hệ thống cảng liên hồn. Hải Phịng hiện có 8 cảng có khả năng tiếp nhận tàu trên 5.000 DWT, 4 cầu có khả năng tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT cập bến (cảng 189, cảng Đình Vũ, tân cảng Đình Vũ) và 1 cảng cho tàu 30.000 DWT giảm tải cập bến (cảng Nam Hải - Đình Vũ) và có 11 cảng chun hoạt động xếp dỡ Container, với tổng chiều dài cầu cảng của các bến cảng khoảng hơn 10.000 m. Để khắc phục vấn đề sa bồi luồng cửa Nam Triệu khi nhận hàng của các tàu có trọng tải lớn, Hải Phịng đã bố trí các khu truyền tải ở các địa điểm với quy mô khác nhau như: Tại khu vực Vịnh Lan Hạ (Cát Bà) bố trí 4 điểm đỗ cho tàu đến 40.000 DWT; khu Hạ Long bố trí 7 điểm neo đậu, 4 điểm cho tàu 30.000 DWT, 3 điểm cho tàu 40.000 DWT. Hệ thống nhà kho phục vụ hoạt động tiếp nhận hàng hóa có tổng diện tích bằng 87.500 m2, diện tích bến bãi là 873.000 m2; được trang bị tương đối đồng bộ, có đầy đủ các phương tiện phịng cháy, chữa cháy và thuận tiện cho việc tiếp nhận, quản lý hàng hóa.
Tại các cảng của thành phố Hải Phịng được trang bị hệ thống cần cẩu các loại từ 5 - 100 tấn và hệ thống cần cẩu dàn phục vụ cho bốc xếp Container, hệ thống xe nâng hàng, tàu lai, sà lan, ơ tơ vận tải, thiết bị đóng bao gói, các thiết bị, phương tiện phục vụ xếp dỡ được trang bị tương đối hoàn thiện. Các cảng biển ở thành phố Hải Phòng áp dụng tốt các phần mềm
và các chương trình quản lý tiên tiến, kết nối bằng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng tàu, giúp cho công tác khai thác giữa cảng và các hãng tàu được đồng bộ; chuẩn hoá và nâng cao được năng lực phục vụ của cảng. Chính vì điều đó, sản lượng hàng hóa thơng qua cảng năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng sản lượng hàng hóa thơng qua cảng năm năm 2013 là 51,94 triệu tấn và năm 2014 là 60,3 triệu tấn; năm 2015 là 69 triệu tấn đạt mức tăng bình quân hàng năm là 12,75%/năm trong giai đoạn từ 2010 - 2015. Các hoạt động dịch vụ hàng hải trên địa bàn Hải Phòng khá đa dạng, nhiều loại hình; nhưng có hai loại hình dịch vụ được nhiều doanh nghiệp đăng ký hoạt động nhất là dịch vụ đại lý tàu biển (37 doanh nghiệp, chiếm khoảng 53,6%) và dịch vụ đại lý vận tải đường biển. (34 doanh nghiệp, chiếm 49,2%) [80].
Nghiên cứu cho thấy, cảng biển Hải Phòng ngày càng được chú trọng đầu tư về hạ tầng đáp ứng dần các tiêu chuẩn của cảng biển hiện đại, bắt kịp sự phát triển của thế giới, sản lượng hàng hóa thơng qua cảng Hải Phịng ngày càng tăng về sản lượng và quy mô được mở rộng. Đây là thành công của hệ thống cảng biển Hải Phòng. Tuy nhiên, sự liên kết các cảng biển của Hải Phòng hiện tại còn nhiều bất cập, đặc biệt là liên kết giữa cảng biển với dịch vụ logistics. Hải Phịng hiện có khoảng 250 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics, trong đó khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động tích cực, là thành viên của các hiệp hội logistics trong nước; trên địa bàn thành phố có khoảng 20 cơng ty logistics đa quốc gia hoạt động như: DHL, UPS, FedEx..., phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ đóng vai trị nhà thầu phụ.
Nguyên nhân chính và bài học cho thấy sự yếu kém của vấn đề nằm ở hệ thống giao thông sau cảng chưa được đầu tư đúng mức, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ và tổ chức vận tải không hợp lý: hơn 70% lượng hàng qua cảng thực hiện bằng đường bộ, đường sông chiếm 18% và đường sắt chỉ chiếm 3%. Điều này dẫn đến thường xuyên ùn tắc giao thơng và liên quan đến các tàu bị phạt vì chậm xếp dỡ hàng, hệ thống kho bãi dồn tắc đã cản trở phát triển dịch vụ logistics. Bài học kinh nghiệm cho các địa phương đi sau khi phát triển
cảng biển phải khắc phục triệt để. Phải xây dựng được hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối giữa cảng biển với hệ thống giao thơng địa phương và tồn vùng, phát triển cảng biển cần phải phát triển doanh nghiệp logistics đủ mạnh để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, bởi lẽ, cảng biển dù đầu tư hiện đại đến đâu nhưng năng lực logistics yếu ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của các cảng biển.