trọng điểm phía Bắc của Quảng Ninh
Quảng Ninh nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc và có đường biển thơng ra thế giới. Quảng Ninh có thể kết nối với Hải Phịng để phát triển thành cụm cảng quốc tế phía Bắc, kết nối với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất khẩu của Miền Bắc ra các thị trường quốc tế rộng lớn, nhất là với khu vực Đông Bắc Á, Đơng Nam Á. Chính vì vậy, Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phịng, an ninh vùng đồng bằng Sơng Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định: "Hình thành các trung tâm kinh tế lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn”
Vân Đồn có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng đối với trong nước và quốc tế, được đặt trong quy hoạch phát triển liên hoàn quốc gia. Nằm trên đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN - Trung Quốc. Giữ vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh và trong chuỗi đơ thị quan trọng của vùng đồng bằng Sơng Hồng. Có khả năng kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế cả bằng đường bộ: cao tốc Hà Nội - Hải Phịng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, đường hàng khơng quốc tế: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, đường biển:Cảng biển tổng hợp Hịn Nét - Con Ong có độ sâu -21m, khả năng tiếp nhận tầu có trọng tải 150.000 DTW.
Khu kinh tế Vân Đồn đã có bước phát triển khá tồn diện, với tổng sản phẩm đạt trên 2.492 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2007-2011) là 16,8% mỗi năm. Tổng vốn đầu tư cho tồn xã hội 1.400 tỷ đồng, tăng bình quân 22% năm. Khu kinh tế Vân Đồn đang có trên 79 dự án đầu tư với tổng
số vốn đầu tư đăng ký đạt 9.800 tỷ đồng. Ngồi ra, trên địa bàn cịn có 161 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động có tổng vốn đầu tư đăng ký 1.368 tỷ đồng. Hiện tại, khu kinh tế này đang được triển khai nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 9 phân khu chức năng. Đến nay, công tác khảo sát phục vụ lập quy hoạch phân khu của 4 khu chức năng quan trọng là Khu đô thị Cái Rồng 2.200ha; Khu đơ thị Đồn Kết 4.400 ha; Khu cơng viên phức hợp phía Đơng đảo Cái Bầu 2.000ha; Khu đơ thị và cảng phía Bắc đảo Cái Bầu 2.000 ha đã hồn thành [82].
Quảng Ninh đang tập trung chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho khu kinh tế Vân Đồn trong tương lai, nhằm phát huy và khai thác tốt nhất tiềm năng du lịch to lớn, đặc sắc của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, tạo động lực để phát triển, đồng thời chủ động khai thác lợi thế trong hợp tác phát triển dọc vành đai kinh tế ven biển Việt Nam - Trung Quốc. Định hướng và mục tiêu phát triển của Đặc khu kinh tế Vân Đồn có sự khác biệt, khơng phá vỡ quy hoạch với các khu kinh tế liền kề, mà góp phần liên kết thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Hải Hà và Đình Vũ - Cát Hải. Trong điều kiện ngân sách cịn hạn hẹp, Quảng Ninh đã chủ động kêu gọi thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược theo hình thức đối tác cơng - tư. Vừa chủ động tìm, mời gọi nhà đầu tư đủ lực để có thể làm sân bay và khu du lịch phức hợp có casino trong cùng một lúc, tỉnh vừa tự bỏ ngân sách thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng. Trong phạm vi của địa phương, các thủ tục hành chính được rút gọn nhiều lần đã thuyết phục các nhà đầu tư. Quảng Ninh đã huy động hơn 36.000 tỷ đồng, trong đó có 30.000 tỷ đồng từ các doanh nghiệp đầu tư trong nước và nước ngoài [7]. Tập đoàn Sun Group, chọn Quảng Ninh là điểm đến mới với các dự án nghìn tỷ đồng, trong đó có dự án Sân bay Vân Đồn và khu du lịch phức hợp có casino trong khu kinh tế, dự án Cảng hàng không Quảng Ninh có tổng số vốn trên 7.500 tỷ đồng. Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái được điều chỉnh kịp thời để con đường cao tốc này đi qua Khu kinh tế Vân Đồn kết nối với tuyến đường cao
tốc Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội, tạo trục giao thông xuyên suốt các trung tâm kinh tế khu vực phía Bắc. Trong tương lai gần, khu kinh tế ven biển Vân Đồn trở thành một trong những khu kinh tế ven biển lớn nhất và thành công nhất của Việt Nam.