Các nhân tố tác động đến quá trình xây dựng chiến lược của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 48 - 51)

như tổ chức, kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra... từ đó nhận ra sớm các vần đề phù hợp và chưa phù hợp để có những cải cách điều chỉnh kịp thời làm cho chiến lược hiệu quả hơn. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó xác định hướng đi để doanh nghiệp đạt được mục tiêu theo kế hoạch đặt ra. Chiến lược kinh doanh càng rõ ràng, càng khả thi thì mục tiêu càng sớm đạt được, ngược lại nếu chiến lược kinh doanh mơ hồ, con số không rõ ràng sẽ cản trở sự phát triển, thậm chí là khiến doanh nghiệp phải phá sản.

1.2.3 Các nhân tố tác động đến quá trình xây dựng chiến lược của doanh nghiệp doanh nghiệp

1.2.3.1 Tầm nhìn, sứ mệnh

Sứ mệnh tầm nhìn định hướng chiến lược đầu tiên và cao cấp nhất mà một doanh nghiệp, tổ chức cần phải có để định hướng hoạt động của Công ty, tổ chức. Sứ mệnh, tầm nhìn đảm bảo Công ty sẽ luôn luôn đi đúng hướng mà những người sáng lập mong muốn. Một Công ty hoạt động mà không xác định sứ mệnh, tầm nhìn thì vẫn có thể hoạt động được bình thường nhưng có thể sẽ gặp nhiều rủi ro nếu thiếu sự nhất quán trong định hướng hoạt động, từ đó khó có thể phát triển nhanh và bền vững.

40

Mọi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường rộng hay hẹp cũng đều cần phải có cấp chiến lược này, nhằm đảm bảo sự nhất quán trong quá trình quản lý điều hành Công ty và để thể hiện bản sắc riêng của Công ty. Mức độ hệ thống hóa và công tác tuyên truyền trong nội bộ và truyền thông ra bên ngoài thì có thể tùy thuộc vào khả năng của từng Công ty.

Sức khỏe hiện tại của một Công ty được đo lường qua ba chân kiềng: hoạt động kinh doanh, hệ thống và nguồn lực. Trong khi đó triển vọng phát triển lớn mạnh của Công ty lại phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược.

1.2.3.2 Định hướng của Công ty

Bất kỳ một ngành kinh doanh nào cũng mang những đặc điểm riêng biệt, dựa trên những đặc điểm riêng biệt này mà các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất các phương án chiến lược kinh doanh cho riêng mình dựa trên chiến lược chung. Với đặc điểm của ngành sản xuất ta có thể lựa chọn chiến lược chuyên môn hóa, tập trung vào sản phẩm thế mạnh hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng thị trường hoặc hướng chuyên môn hóa, tập trung vào chất lượng sản phẩm, chiến lược thâm nhập thị trường, hoặc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

1.2.3.3 Kinh nghiệm trong xây dựng chiến lược phát triển Công ty

Trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động khó lường như hiện nay, kinh nghiệm trong hoạch định chiến lược đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hoạch định đúng hướng tốt hướng đi cho mình.

Khi thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp cần căn cứ vào các môi trường làm cơ sở, tiền đề để đưa ra các mục tiêu, chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Từ đó giảm thiểu được thời gian, đúng tiến độ kế hoạch đề ra, giúp doanh nghiệp thấy được nhưng cơ hội đến với doanh nghiệp, hạn chế và đề phòng được các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời giúp phân tích, đánh giá dự báo được các môi trường trong tương lai.

Để hoạch định chiến lược hoạch kinh doanh hiệu quả, ngoài việc nắm bắt quy trình hoạch định chiến lược, nhà quản trị cần đến những bí quyết lập kế hoạch hành động sau:

- Kế hoạch đơn giản: Một kế hoạch quá phức tạp sẽ gây nhầm lẫn và

nản chí. Vì thế nếu sơ đồ hoạt động của bạn phức tạp, rắc rối thì hãy điều chỉnh để kế hoạch trở nên đơn giản và chặt chẽ.

- Tổ chức kế hoạch hành động khả thi: Những kế hoạch quá tham

vọng thường đi đến thất bại. Vì thế nên xây dựng một kế hoạch hành động có thể quản lý và thực hiện được.

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm: Cũng như bất kỳ nỗ lực nào, một

kế hoạch hành động cũng nên xác định rõ các vai trò và trách nhiệm. Mọi kết quả dự kiến nên là ý thức trách nhiệm của một hoặc nhiều cá nhân. Những cá nhân này phải thừa nhận công khai việc họ chấp nhận vai trò của mình. Điều này sẽ khiến họ làm việc có trách nhiệm hơn.

- Kế hoạch linh hoạt: Các chiến lược hiếm khi đi theo một phương

hướng hoặc lịch trình đã định. Sẽ luôn xảy ra những tình huống bất ngờ như đối thủ cạnh tranh phản công, khách hàng không hưởng ứng như dự báo, những điều xấu đột nhiên xảy ra ...Vì vậy, một kế hoạch thực hiện chiến lược tốt phải dễ điều chỉnh. Những tổ chức khóa chặt mình vào các lịch trình, mục tiêu và sự kiện cứng nhắc cuối cùng sẽ thấy chính mình bị tách rời khỏi một thế giới đầy biến động mà họ phải làm việc và tồn tại.

Chiến lược không tự nó trở nên có hiệu quả. Nó cần được chuyển thành các chính sách, có các biện pháp và kế hoạch cụ thể để thực hiện chiến lược có hiệu quả. Cần phải có những quyết định giải thích rõ ràng chọn chiến lược như thế nào để có hiệu quả và nó sẽ được kiểm soát, điều khiển (đặc biêt khi rủi ro xảy ra) như thế nào.

Bất kỳ kế hoạch thực hiện chiến lược nào cũng đều chứa đựng nguy cơ phát sinh những điều ngoài dự kiến có khả năng gây trì hoãn hay hủy hoại kế

42

hoạch. Vì vậy, nên triển khai các kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ cho những vấn đề tiềm ẩn này. Kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ trả lời cho câu hỏi: "Nếu X xảy ra, chúng ta có thể phản ứng như thế nào để vô hiệu hóa hay giảm thiểu thiệt hại?" Do đó, cần phải có một chiến lược thay thế nhanh, sẵn sàng đáp ứng những thay đổi mà một số trong đó có thể dự báo được.

Kế hoạch đối phó sự cố bất ngờ chuẩn bị cho mọi người cách thức giải quyết những tình huống bất lợi. Khi khủng hoảng xảy ra, các nhà quản lý và nhân viên không phải bỏ ra thời gian hay ngân quỹ để đối phó với tình hình mới này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)