Bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH một thành viênThanh Bình – BCA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 63)

Bình – BCA.

Qua nghiên cứu chiến lược phát triển của Công ty xăng dầu quân đội và chiến luọc phát triển của tập đoàn viên thông quân đội Viettel có thể rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược phát triển của Công ty TNHH một thành viên Thanh Bình- BCA như sau:

Thứ nhất, xác định cụ thể các vấn đề có tính chiến lược trong công tác kinh doanh và điều hành, quản lý doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi hơn để Công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để đứng vững và phát triển trong tình hình mới.

Thứ hai, tập trung phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực luôn

được coi là nhân tố chính dẫn đến thành công của Công ty. Doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, dịch vụ tốt, đầy đủ về kết cấu hạ tầng nhưng không có lực lượng lao động chuyên nghiệp thì khó có thể tồn tại và xây dựng được lợi thế cạnh tranh. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.

Cần quan tâm xem xét đến các yếu tố về sự hài lòng và trung thành của nhân viên đối với Công ty. Quan tâm hơn đến các vấn đề phúc lợi và đời sống của nhân viên. Tiêu chuẩn hóa cán bộ, nhân viên trong Công ty. Mỗi vị trí việc làm đòi hỏi các kiến thức và kỹ năng khác nhau, do đó việc tiêu chuẩn hóa nhân sự nhằm xác định từng nhiệm vụ, giải pháp để đáp ứng yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ.

Thứ ba, phát triển dịch vụ khách hàng: Cần xây dựng đội ngũ tiếp thị

chuyên nghiệp, cải tiến chính sách bán hàng, chính sách thanh toán, chính sách chăm sóc khách hàng (chính sách hậu mãi) đáp ứng kịp thời các yêu cầu, thông tin phản hồi từ đối tác và khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cung ứng dịch vụ của công ty. Sử dụng những điểm mạnh của Công ty để tận dụng các cơ hội và khắc phục những điểm yếu bên trong và vượt qua các thách thức để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu và xử lí số liệu

2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.

- Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn.

- Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có được công ty cung cấp. Tuy nhiên, do là một doanh nghiệp thuộc Bộ Công an nên có những số liệu thuộc dạng không được công bố nên học viên không thể khai thác theo dạng toàn văn, chỉ có thể khai thác theo dạng điểm mà thôi.

* Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA.

Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2015 - 2018

2.1.2. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Học viên thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau: - Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…để có cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp sản xuất nói chung.

- Tài liệu nghiên cứu được thu thập tài liệu trên các văn bản Bộ Công an, Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Bộ Công an (trước đây), Cục Công nghiệp An ninh (hiện nay) về vấn đề nghiên cứu.

56

Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA về thực trạng sản xuất kinh doanh hiện nay

- Sau khi phân tích thực trạng về vấn đề thực trạng năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, rút ra những mặt thành tựu và chỉ rõ những tồn tại hạn chế tại công ty, học viên đã xây dựng các giải pháp xây dựng chiến lược phát triển của Công ty thời gian tới.

2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu và thông tin được xử lý trên phần mềm Microsoft Word và Excel phiên bản 2013.

2.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

Nhiệm vụ của phương pháp phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận cấu thành giản đơn hơn để phát hiện ra thuộc tính và bản chất của từng bộ phận đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung từ những bộ phận ấy.

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Tổng hợp là quá trình đối lập với quá trình phân tích, hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả phân tích từng bộ phận, phải tổng hợp lại để tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ trong nghiên cứu. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa

rất quan trọng. Trong tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Trong Luận văn của mình, học viên đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu thực trạng sản xuất, năng lực và các nguồn lực sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA. Phương pháp phân tích được sử dụng trong toàn bộ Luận văn.

Phương pháp tổng hợp giúp học viên đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu học viên đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến việc vấn đề xây dựng chiến lược phát triển. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện vấn đề phát triển chiến lược cho công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA trong thời gian tới.

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh

Phương pháp này được sử dụng để mô tả các số liệu thu thập được, phản ánh thực trạng trong vấn đề phát triển sản xuất kinh doanh tại Công ty; từ đó có cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp xây dựng chiến lược phát triển của công ty trong thời gian sắp tới.

Phương pháp so sánh dùng trong việc tập hợp xử lý số liệu, để so sánh các số liệu đó trong cùng một thời điểm hoặc ở thời điểm khác nhau.

Phương pháp này còn dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng, xu hướng vận động của các hiện tượng nghiên cứu.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). So sánh được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Tiêu chuẩn để so

58

sánh thường là: các chỉ tiêu kế hoạch của một giai đoạn, tình hình thực hiện các giai đoạn đã qua, chỉ tiêu với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ thay đổi.

Trong luận văn, tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về các chỉ tiêu, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm vừa thấy được tốc độ phát triển, thay đổi của các chỉ tiêu trên trong các kỳ phân tích.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MTV THANH BÌNH – BCA

3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình – BCA được chính thức thành lập theo quyết định 4786/QĐ – BCA ngày 27/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an trên cơ sở hợp nhất các nhà máy: Nhà máy Điện tử chuyên dụng (Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng 1 E111), Nhà máy Cơ khí Vũ khí Quang học nghiệp vụ (Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng 2 E112); được Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy theo quyết định 4790/QĐ – BCA ngày 27 tháng 7 năm 2015. Công ty là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, An ninh, trong đó Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Trong đó:

- Nhà máy cơ khí vũ khí và quang học nghiệp vụ, được thành lập năm 2007, theo quyết định số 41/2007/QĐ-BCA ngày 16 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an.

- Nhà máy Điện tử chuyên dụng được thành lập theo Quyết định số 5910/QĐ-BCA ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an. Với nòng cốt là Trung tâm Công nghệ Điện - Điện tử thuộc Viện Kỹ thuật Điện tử & Cơ khí nghiệp vụ, Nhà máy Điện tử chuyên dụng chuyên nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ, sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực Điện, Điện tử, Viễn thông, Tin học nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của nhà nước và Bộ Công an.

60

824/QĐ-BCA về việc sáp nhập Xí nghiệp Cơ khí nghiệp vụ và Xí nghiệp Điện tử Công ty BCA - Thăng Long vào Nhà máy Cơ khí, Vũ khí, Quang học nghiệp vụ và Nhà máy Điện tử chuyên dụng Thuộc Viện kỹ thuật Điện tử và Cơ khí nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.

Ngày 27 tháng 7 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 4786/QĐ-BCA về việc thành lập Công ty TNHH MTV Thanh Bình thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.

Ngày 27 tháng 7 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 4790/QĐ-BCA về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình. Trong đó quy định Nhà máy Điện tử chuyên dụng thuộc Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA.

Tên đầy đủ của công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình – BCA (TNHH MTV Thanh Bình – BCA)

Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình – BCA; tên giao dịch quốc tế: Thanh Binh Company

3.1.2. Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA là: - Tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (nay là Cục Công nghiệp An ninh - Bộ Công an) giao.

- Thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo toàn vốn được giao - Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động

- Sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu của ngành công an và thị trường dân sinh theo quy định của pháp luật

3.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA là:

- Chuyên sản xuất, lắp ráp, cung ứng các mặt hàng cơ khí, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quang học nghiệp vụ; sản xuất, lắp ráp các phương tiện kỹ thuật điện tử chuyên dụng, công cụ hỗ trợ điện tử, thiết bị điện tử, viễn thông tin học phục vụ công tác chiến đấu của lực lượng công an nhân và và thị trường dân sinh theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác trao đổi về kỹ thuật – kinh tế với các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các loại trang thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ và các sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quang học nghiệp vụ; các phương tiện kỹ thuật điện tử chuyên dụng, công cụ hỗ trợ điện tử, thiết bị điện tử, viễn thông tin học phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng công an nhân dân.

- Thực hiện dịch vụ tư vấn thiết kế, trang bị, chuyển giao công nghệ, bảo hành, bảo trì các sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử chuyên dụng do doanh nghiệp sản xuất.

- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, trang thiết bị phương tiện về lĩnh vực cơ khí, điện tử chuyên dụng do công ty sản xuất và phục vụ yêu cầu sản xuất của công ty.

- Công ty được sử dụng các nguồn lực được giao để tiến hành hoạt động kinh doanh theo khoản 2 điều 4 Nghị định 104/2010/NĐ – CP ngày 11/10/2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Quyết định số 4790/QĐ – BCA ngày 27/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA; theo đó, công ty áp dụng mô hình tổ chức: Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty phụ trách, có 03 Phó Tổng giám đốc.

62

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênThanh Bình - BCA

Nguồn: {25;tr.103}

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện nay của

Chủ Tịch - Tổng Giám Đốc P.Tổng Giám Đốc Tài Chính P.Tổng Giám Đốc Kinh Doanh P.Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Khối Quản Lý Các Đơn Vị Thành Viên Khối TM và Dịch Vụ Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng I

Văn Phòng Trung Tâm

Giới Thiệu SP Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng II Phòng TC- KT Phòng Kế Hoạch Chi Nhánh Đà Nẵng Chi Nhánh HCM Phòng Thiết Kế - Kỹ Thuật Phòng KD- XNK

3.2 Phân tích quy trình xây dựng chiến lƣợc tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình.

3.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp

Ngay từ khi thành lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình – BCA đã xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu hoạt động trên các khía cạnh sau:

* Về tầm nhìn

- Thứ nhát, đối với thị trường: Hoạt động và phát triển theo tiêu chí “thỏa

mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ đã cung cấp”, với đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình - BCA cần trở thành một trong những đơn vị có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)