Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 68)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình – BCA được chính thức thành lập theo quyết định 4786/QĐ – BCA ngày 27/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an trên cơ sở hợp nhất các nhà máy: Nhà máy Điện tử chuyên dụng (Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng 1 E111), Nhà máy Cơ khí Vũ khí Quang học nghiệp vụ (Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng 2 E112); được Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy theo quyết định 4790/QĐ – BCA ngày 27 tháng 7 năm 2015. Công ty là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, An ninh, trong đó Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Trong đó:

- Nhà máy cơ khí vũ khí và quang học nghiệp vụ, được thành lập năm 2007, theo quyết định số 41/2007/QĐ-BCA ngày 16 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an.

- Nhà máy Điện tử chuyên dụng được thành lập theo Quyết định số 5910/QĐ-BCA ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an. Với nòng cốt là Trung tâm Công nghệ Điện - Điện tử thuộc Viện Kỹ thuật Điện tử & Cơ khí nghiệp vụ, Nhà máy Điện tử chuyên dụng chuyên nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ, sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực Điện, Điện tử, Viễn thông, Tin học nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của nhà nước và Bộ Công an.

60

824/QĐ-BCA về việc sáp nhập Xí nghiệp Cơ khí nghiệp vụ và Xí nghiệp Điện tử Công ty BCA - Thăng Long vào Nhà máy Cơ khí, Vũ khí, Quang học nghiệp vụ và Nhà máy Điện tử chuyên dụng Thuộc Viện kỹ thuật Điện tử và Cơ khí nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.

Ngày 27 tháng 7 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 4786/QĐ-BCA về việc thành lập Công ty TNHH MTV Thanh Bình thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.

Ngày 27 tháng 7 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định số 4790/QĐ-BCA về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình. Trong đó quy định Nhà máy Điện tử chuyên dụng thuộc Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA.

Tên đầy đủ của công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình – BCA (TNHH MTV Thanh Bình – BCA)

Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình – BCA; tên giao dịch quốc tế: Thanh Binh Company

3.1.2. Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA là: - Tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Công an và Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (nay là Cục Công nghiệp An ninh - Bộ Công an) giao.

- Thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo toàn vốn được giao - Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động

- Sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu của ngành công an và thị trường dân sinh theo quy định của pháp luật

3.1.3. Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA là:

- Chuyên sản xuất, lắp ráp, cung ứng các mặt hàng cơ khí, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quang học nghiệp vụ; sản xuất, lắp ráp các phương tiện kỹ thuật điện tử chuyên dụng, công cụ hỗ trợ điện tử, thiết bị điện tử, viễn thông tin học phục vụ công tác chiến đấu của lực lượng công an nhân và và thị trường dân sinh theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác trao đổi về kỹ thuật – kinh tế với các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các loại trang thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ và các sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quang học nghiệp vụ; các phương tiện kỹ thuật điện tử chuyên dụng, công cụ hỗ trợ điện tử, thiết bị điện tử, viễn thông tin học phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng công an nhân dân.

- Thực hiện dịch vụ tư vấn thiết kế, trang bị, chuyển giao công nghệ, bảo hành, bảo trì các sản phẩm thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử chuyên dụng do doanh nghiệp sản xuất.

- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, trang thiết bị phương tiện về lĩnh vực cơ khí, điện tử chuyên dụng do công ty sản xuất và phục vụ yêu cầu sản xuất của công ty.

- Công ty được sử dụng các nguồn lực được giao để tiến hành hoạt động kinh doanh theo khoản 2 điều 4 Nghị định 104/2010/NĐ – CP ngày 11/10/2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Quyết định số 4790/QĐ – BCA ngày 27/07/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA; theo đó, công ty áp dụng mô hình tổ chức: Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty phụ trách, có 03 Phó Tổng giám đốc.

62

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênThanh Bình - BCA

Nguồn: {25;tr.103}

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện nay của

Chủ Tịch - Tổng Giám Đốc P.Tổng Giám Đốc Tài Chính P.Tổng Giám Đốc Kinh Doanh P.Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Khối Quản Lý Các Đơn Vị Thành Viên Khối TM và Dịch Vụ Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng I

Văn Phòng Trung Tâm

Giới Thiệu SP Nhà máy sản xuất thiết bị chuyên dùng II Phòng TC- KT Phòng Kế Hoạch Chi Nhánh Đà Nẵng Chi Nhánh HCM Phòng Thiết Kế - Kỹ Thuật Phòng KD- XNK

3.2 Phân tích quy trình xây dựng chiến lƣợc tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình.

3.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp

Ngay từ khi thành lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình – BCA đã xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu hoạt động trên các khía cạnh sau:

* Về tầm nhìn

- Thứ nhát, đối với thị trường: Hoạt động và phát triển theo tiêu chí “thỏa

mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ đã cung cấp”, với đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình - BCA cần trở thành một trong những đơn vị có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, để được Lãnh đạo Bộ, các đơn vị địa phương ghi nhận.

- Thứ hai, đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên

nghiệp, năng động, sáng tạo, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên. Xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ hàng năm cho nhân viên.

- Thứ ba, đối với xã hội: phấn đấu trở thành một thương hiệu có uy tín

trong ngành CAND cũng như với các doanh nghiệp. Thành công của Công ty được ghi nhận qua hàng loạt các hợp đồng, các dự án có giá trị. Với quyết tâm và nỗ lực không ngừng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình - BCA có cơ sở để tin tưởng vào những gặt hái thành công sắp tới ngày một to lớn hơn, vững chắc hơn trên con đường sự nghiệp của mình để phục vụ tốt hơn cho lực lượng CAND ngày càng tinh nhuệ, hiện đại.

* Về mục tiêu phát triển của Công ty

- Giữ vững các thị trường trọng điểm và mở rộng khả năng kết nối với các thị trường mục tiêu mới.

64

- Tăng cường mối quan hệ gắn bó lâu dài với các đối tác, khách hàng trung thành, nhà cung cấp.

- Tham gia các chương trình hội thảo, các chương trình khoa học trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của công ty, khẳng định vai trò và củng cố địa vị, hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng và bạn bè quốc tế.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu đưa công ty trở thành doanh nghiệp có chất lượng cao.

- Hoàn thiện bộ máy và công tác quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập.

- Xây dựng công ty phát triển trở thành doanh nghiệp có chất lượng cao tầm quốc gia và khu vực.

- Thực hiện song song hai nhiệm vụ là quản trị thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh, đồng thời quản trị triển khai thực hiện các nhiệm vụ chiến lược để phát triển công ty trong thời gian tới.

- Cùng với nâng cao hiệu quả về chất lượng sản phẩm, phấn đấu trở thành một đơn vị chuyên nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực hoạt động: sản xuất, lắp ráp thiết bị chuyên dụng, cơ khí, vũ khí và công cụ hỗ trợ; nghiên cứu, ứng dụng, triển khai thi công xây lắp, phát triển công nghệ, sản xuất lắp ráp các sản phẩm thuộc lĩnh vực Điện, Điện tử, Viễn thông, Tin học nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, theo quy định của nhà nước và Bộ Công an.

3.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp

3.2.2.1 Môi trường chính trị, pháp luật

Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Sự thành công hay thất

bại của doanh nghiệp trong kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nhà nước hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó như luật thuế, luật môi trường, luật lao động…

Nói đến Việt Nam là nói đến một quốc gia có nền chính trị ổn định, có sự nhất quán về các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây công cuộc cải cách hành chính, xây dựng pháp luật của Việt Nam được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao, theo đó môi trường chính trị được giữ ổn định, các quy định về thuế, thủ tục hải quan, hành chính, đầu tư… được cải cách, đổi mới, tinh giản và từng bước tiếp cận với các tiêu chuẩn và chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Đó là những yếu tố tạo ra sự thuận lợi cho công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA nói riêng và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.

3.2.2.2. Môi trường kinh tế

Trong quý I/2018, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua: gần 7,4% nhờ môi trường bên ngoài thuận lợi với tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến đạt đỉnh ở mức 3,1% trong năm 2018. Tăng trưởng ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ chững nhẹ xuống 6,3% trong năm nay.

Trước đó, nhiều tổ chức cũng đã đưa ra dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2018. ANZ dự báo tăng trưởng GDP 2018 sẽ ổn định ở mức 6,8% và 7% trong năm 2019. Lạm phát 2018 ở mức 3,6% và dự đoán 4,2% trong năm 2019.

Khu vực nông lâm thuỷ sản tăng trưởng vượt bậc của năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016 (2,9% so với 1,36%). Mặc dù cũng vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp, cũng như khủng hoảng trong

66

chăn nuôi, đặc biệt là với đàn lợn nuôi vào đầu năm 2017, nhưng tăng trưởng chung của khu vực NLNTS được bù đắp bằng giá cao su và tình hình khả quan trong xuất khẩu rau quả, cũng như tăng trưởng khá ổn định của ngành thủy sản, nên tốc độ tăng trưởng đạt mức cao so với cùng kỳ năm 2016.

Khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực nhờ động lực từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Tính chung cả năm, khu vực CNXD tăng trưởng ở mức 8,0%, cao hơn so với cùng ký 2016 (cùng kỳ tăng 7,57%). Đây là mức tăng trưởng ấn tượng ghi nhận những nỗ lực lớn từ chính phủ, trong bối cảnh khu vực khai khoáng sụt giảm, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng 2014-2018

Mức sụt giảm nhóm ngành khai khoáng theo lộ trình thu hẹp quy mô của Chính phủ (giảm 7,1%, tương ứng giảm 0,54 điểm phần trăm của mức tăng trưởng toàn nền kinh tế), là mức giảm nhiều nhất kể từ năm 2014 trở lại đây, cao hơn nhiều so với năm 2016. Bù đắp cho mức suy giảm của nhóm ngành khai khoáng này, tốc độ tăng nhóm ngành CNCBCT đạt mức tăng

trưởng cao 14%, do sự tăng trưởng tốt của ngành sản xuất điện thoại. Tính cả năm 2018, số lượng sản xuất điện thoại di động tăng 7,4% so với cùng kỳ 2016.

Nhìn từ chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cũng cho thấy nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo (CNCBCT) liên tục là động lực chính của sản xuất công nghiệp trong suốt cả năm 2017. Tính chung 12 tháng, IIP của ngành CNCBCT ước tính tăng 14,5% (mức tăng trưởng cao nhất trong 6 năm trở lại đây). Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP ngành khai khoáng duy trì ở mức âm (giảm 7,1% so với cùng kỳ 2016).

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Hình 3.3: Chỉ số sản xuất công nghiệp qua các tháng trong năm 2017 (% so với cùng kỳ)

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng cao, chỉ số PMI tháng 11 đã có những diễn biến tích cực khi đạt 51,6 điểm trong tháng 10, tiếp tục duy trì tháng thứ 23 liên tiếp đạt mức tăng trên 50 điểm. Trong đó, PMI thành phần về số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng. Kết quả này cho thấy các điều kiện kinh doanh trong tháng đã cải thiện mạnh mẽ với tốc độ đáng chú ý nhất từ tháng 4/2017. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn, tốc độ tạo việc làm nhanh nhất trong thời gian sáu tháng, giá cả đầu vào tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2011. Đặc biệt, nhân tố chính làm cải thiện các điều kiện kinh

68

doanh gần đây là số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và nhanh hơn nhờ sự gia tăng nhu cầu khách hàng, giúp cho sản lượng ngành sản xuất tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm.

Cùng với đó, thương mại hai chiều của Việt Nam đã có những hồi phục mạnh mẽ trong năm 2017. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đều đạt mức tăng trưởng trên 2 con số. Đặc biệt năm 2017 là năm thứ hai liên tiếp chứng kiến sự đảo chiều trong cán cân thương mại hàng hoá. Cụ thể, liên tiếp trong nhiều tháng trong năm 2017, cán cân thương mại đã đạt mức thặng dư, góp phần cải thiện cán cân thương mại cả năm 2017 ước đạt 2,7 tỷ USD, là mức thặng dư cao nhất trong 5 năm vừa qua được thể hiện qua Hình 2:

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, với tổng kim ngạch ước

tính 236,68 tỷ USD, tăng trên 21,1%, vượt xa kế hoạch đặt ra. Xuất khẩu đã trở lại là một trong những động lực phát triển cho toàn nền kinh tế. Khu vực khu vực FDI vẫn chiếm tới trên 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế, ở mức 155,24 tỷ USD (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016) và tiếp

tục giữ vai trò động lực trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Khu vực trong nước, tuy không tăng trưởng mạnh như khu vực FDI nhưng cũng có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)