Chiến lược phát triển của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 60 - 63)

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động Viettel Mobile, hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam[2]. Trong 30 năm hoạt động, từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông, đến nay Viettel đã phát triển thêm 5 ngành nghề mới là ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Tính từ năm 2000 tới nay, Viettel đã tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134 ngàn tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu thường xuyên đạt từ 30-40%. Viettel đã chi 3.500 tỷ đồng thực hiện các chương trình xã hội

Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND)[5]. Viettel được đánh giá là một trong những công ty

52

viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới[6]. Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắp công trình, thương mại và XNK, IDC. Hoạt động tại 13 thị trường với hơn 70.000 nhân viên . Hơn 90 triệu khách hàng trên toàn thế giới.

Những giá trị cốt lõi là lời cam kết của Viettel đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính bản thân chúng tôi. Những giá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con người.

1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý. 2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. 3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.

4. Sáng tạo là sức sống. 5. Tư duy hệ thống. 6. Kết hợp Đông - Tây.

7. Truyền thống và cách làm người lính. 8. Viettel là ngôi nhà chung.

Nếu như đầu tư vào thị trường đã bão hòa, Viettel sẽ khó xin được giấy phép đầu tư do tài nguyên về tần số đã được khai thác hết. Đó là còn chưa kể đến sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những thương hiệu đã được xây dựng vững chắc từ thị trường đó. Trong khi đó, số thị trường chưa phát triển trên thế giới cũng không còn nhiều, chỉ còn vài nước như Cuba, Triều Tiên hay Myanmar. Đối với những thị trường này, đầu tư vào cũng sẽ không hiệu quả. Như vậy

thị trường có tiềm năng nhất, và cơ hội thâm nhập cũng dễ hơn là nhóm thị trường đang phát triển, phần lớn nằm ở Châu Phi. Điều đó lý giải tại sao số vốn mà Viettel đổ vào Châu Phi đang ngày càng nhiều. Đặc điểm của các thị trường này là chỉ số ARPU – doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao – thấp. Tuy nhiên, về dài hạn khi đã chiếm được thị phần lớn rồi thì lợi nhuận sẽ tăng cao khi mức chi tiêu của người sử dụng điện thoại tăng cao.

Rõ ràng, thị trường nước ngoài đã trở thành mũi nhọn cho sự phát triển của Viettel, khi thị trường trong nước đã trở lên bão hòa và Viettel cũng đã chiếm thị phần lớn nhất. Và yếu tố thành công đầu tiên cho kế hoạch đầu tư ra bên ngoài là lựa chọn thị trường.

Khi đã chọn được thị trường rồi, bài học kinh nghiệm từ thị trường Việt Nam cũng được mang ra áp dụng tại tất cả các thị trường nước ngoài mà Viettel đang đầu tư. Đó là đầu tư dồn dập trên diện rộng và đầu tư vào các địa bàn xa xôi. Nhờ đó, ở bất cứ thị trường nào Viettel cũng đã nhanh chóng chiếm được thị phần, bất chấp sự hiện diện của những đối thủ có tên tuổi trước đó.

Đơn cử như tại thị trường Mozambique, trong vòng 11 tháng kể từ ngày nhận giấy phép, mạng Movitel của Viettel đã có vùng phủ sóng lớn nhất, vượt qua 2 đối thủ có thâm niên 15 năm là Vodacom và Mcel. Sau gần 3 năm hoạt động, Movitel đã trở thành mạng viễn thông có vùng phủ sóng lớn nhất nước này, chiếm 38% thị phần và trở thành người dẫn dắt sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông ở đây. Còn tại thị trường Cameroon, chỉ sau 3 tháng bắt đầu kinh doanh, Viettel Cameroon đã đạt 1 triệu thuê bao. Đây là một kết quả thực sự ấn tượng với một Cty viễn thông kinh doanh mới.

“Diễn biến thị trường thay đổi nhanh chóng, đối thủ có những chính sách mới mang tính cạnh tranh cao, gay gắt và đôi khi là cực đoan,” vì vậy Viettel xác định thị trường mục tiêu là các thị trường đang phát triển đang là xu hướng của các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới, nếu muốn tiếp tục mở rộng.

54

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)