Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế nêu trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 101)

Do mới được thành lập, Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA còn gặp rất nhiều khó khăn như: Nguồn vốn lưu động ít, khấu hao tài sản lớn (do vốn cố định chủ yếu là nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị cố định). Nguồn nhân lực mỏng, hạn chế cả về số lượng và chất lượng, hầu hết cán bộ tham gia quản lý và sản xuất kinh doanh đều là các đồng chí từ các đơn vị trong ngành điều động về Công ty, kiến thức quản lý kinh tế hạn chế, nghiệp vụ kinh doanh không có, không chuyên môn sâu về hoạt động thị trường,…qua nhiều lần thay đổi tổ chức, qua nhiều thế hệ lãnh đạo.

Tuy chủng loại sản phẩm khá đa dạng nhưng các sản phẩm của Công ty chủ yếu là đặc thù trong ngành an ninh. Máy móc thiết bị của Công ty khá

hiện đại nhưng chưa khai thác triệt để được công dụng của chúng, mặt khác máy móc thiết bị chỉ để sản xuất những sản phẩm thông thường, nguồn lợi nhuận mang lại cho Công ty chưa cao.

Đội ngũ cán bộ quản lý hạn chế về năng lực, kinh nghiệm về kinh doanh xuất khẩu; nhân viên có khả năng liên kết với thị trường quốc tế còn yếu và còn thiếu.Trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề của cán bộ công nhân viên chưa thể thích ứng với những biến động của thị trường và quan trọng hơn chưa đủ để có thể đưa Công ty phát triển nhanh, mạnh.

94

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV THANH BÌNH – BCA

4.1. Định hƣớng phát triển trong ngành của công ty

4.1.1 Định hướng phát triển

Giai đoạn 2019-2021 được dự báo có nhiều diễn biến và chuyển động mạnh trên nhiều lĩnh vực, sẽ có nhiều tác động lớn cả về thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA.

Trong khu vực tình hình mất ổn định đang ngày càng phức tạp, nhất là trên biển Đông, biển Hoa Đông và việc phân chia quyền lợi kinh tế của các nước lớn đối với khu vực này. Các cuộc xung đột sắc tộc, ly khai ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ nổi lên mạnh mẽ, tình hình này sẽ tác động trực tiếp đến lực lượng Công an nhân dân, nhiệm vụ của lực lượng công an càng nặng nề hơn; do đó lực lượng phục vụ công tác Công an cũng phải nhanh chóng và đáp ứng kịp thời, trong đó có công tác sản xuất và cung cấp các sản phẩm vũ khí công cụ hỗ trợ phục vụ Ngành của Công ty Thanh Bình - BCA.

Tình hình kinh tế thế giới sẽ có diễn biến nhiều phức tạp, thị trường tiền tệ biến động khó lường. Diễn biến kinh tế của các quốc gia ASEAN luôn ổn định và tăng trưởng, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do xung đột nội bộ, sự không ổn định về chính trị làm nền kinh tế đi xuống, sẽ tác động đến giá cả, thị trường của các loại vật tư, hàng hóa mà Công ty có nhu cầu.

Hoạt động hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực đòi hỏi hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp ngày càng phải hoàn thiện và bài bản hơn.

Chính vì những lý do trên mà cần thiết đẩy mạnh việc xây dựng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Bình - BCA thành một doanh

nghiệp lớn mạnh, doanh nghiệp hàng đầu của ngành Công an trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; đồng thời củng cố và xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín, vị thế của Công ty trên thị trường nội địa và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

4.1.2 Mục tiêu cụ thể của công ty

Dựa trên những định hướng phát triển trong ngành, do tính chất đặc thù nên công ty cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể để thấy rõ lộ trình phát triển của mình như:

 Tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự trong Công ty và nhà máy theo hướng tinh gọn và hiệu quả.

 Đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.

 Đẩy mạnh công tác kinh doanh, thương mại, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

 Đẩy mạnh công tác hợp tác, tìm kiếm đối tác để gia công sản xuất.

 Từng bước tự chủ động trong sản xuất kinh doanh và tài chính.

Ngoài ra công ty còn đặt ra các mục tiêu cụ thể về kết quả hoạt dộng kinh doanh cho định hướng phát triển của công ty từ 2019 đến 2021 như :

Bảng 4.1: Giá trị doanh thu dự kiến giai đoạn 2019 – 2021

TT Danh mục Đơn vị tính Doanh thu dự kiến/năm 2019 2020 2021 1 Các sản phẩm về vũ khí như súng đa năng, súng bắn đạn cao su dạng băng, súng phóng lựu, đạn cao su, đạn cay, quả nổ nghiệp vụ, quả rít khói màu, lựu đạn khói, khói cay....

96 2

Các sản phẩm về công cụ hỗ trợ như dùi cui điện, loa pin, bộ tín hiệu dẫn đường cho xe ưu tiên, camera giám sát…

Tr.đồng 30.000 35.000 40.000 3 Các mặt hàng khai thác thị trường và các mặt hàng xuất khẩu Tr.đồng 45.000 50.000 640.000 Nguồn: {27; tr.103}

4.2. Cơ hội, thách thức của công ty trong thời gian tới

4.2.1. Những cơ hội

- Chính trị, xã hội ổn định.

- Hàng rào thuế quan được cắt giảm, mở rộng thị trường xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Lĩnh vực và ngành hành kinh doanh của công ty rất đặc thù, phục vụ nhu cầu quốc phòng nên luôn chiếm vị trí quan trọng đối với đất nước và xã hội.

- Nhu cầu ngành hàng luôn cần thiết.

- Công nghệ ngày càng hiện đại, công ty có khả năng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập, thúc đẩy liên doanh, liên kết, hỗ trợ đầu tư không chỉ vốn mà còn cả khoa học kỹ thuật cho lĩnh vực sản xuất của công ty.

- Việt Nam có lực lượng lao động lành nghề, có kỹ năng tốt trong ngành kỹ thuật và có khả năng tiếp thu những công nghệ mới một cách nhanh chóng.

4.2.2. Những thách thức

- Tình hình chính trị trên thế giới có nhiều biến động, tình hình này sẽ tác động trực tiếp đến lực lượng Công an nhân dân, nhiệm vụ của lực lượng công an càng nặng nề hơn; do đó lực lượng phục vụ công tác Công an cũng phải

nhanh chóng và đáp ứng kịp thời, trong đó có công tác sản xuất và cung cấp các sản phẩm vũ khí công cụ hỗ trợ phục vụ Ngành của Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA.

- Tình hình kinh tế thế giới sẽ có diễn biến nhiều phức tạp, thị trường tiền tệ biến động khó lường. Diễn biến kinh tế của các quốc gia ASEAN luôn ổn định và tăng trưởng, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do xung đột nội bộ, sự không ổn định về chính trị làm nền kinh tế đi xuống, sẽ tác động đến giá cả, thị trường của các loại vật tư, hàng hóa mà Công ty có nhu cầu.

- Quy mô sản xuất của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào chính sách, pháp luật, quan điểm chính trị.

- Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng giữa các doanh nghiệp trong ngành và giữa DN trong nước và DN nước ngoài để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm

- Yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe hơn với các hàng rào kỹ thuật ngày một hoàn thiện.

- Thị trường nội địa có sức mua hạn chế, kinh nghiệm thị trường quốc tế của doanh nghiệp còn hạn chế.

4.3. Giải pháp để hoàn thiện mục tiêu, chiến lƣợc phát triển của công ty.

4.3.1. Thực hiện tốt và hiệu quả chiến lược phát triển thị trường

Nhằm phát triển hoặc duy trì thị trường cũ, bên cạnh đó tìm kiếm và khai thác thị trường tiềm năng nhằm khai thác điểm mạnh của công ty. Hiện nay, công ty chiếm được thị phần rất nhỏ trong xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới, chỉ tập trung vào một số khách hàng mang tính chất truyền thống của ngành công an như Cuba, Triều Tiên…

Nguồn hàng xuất khẩu của công ty chỉ dựa vào phần lớn những khách hàng cũ trong khi những thị trường, lĩnh vực mới công ty đã khai thác nhưng chưa khai thác hết để tận dụng lợi thế của công ty. Vì thế công ty cần:

98

được những bất cập trong công tác nghiên cứu thị trường hiện nay, thời gian tới đơn vị cần tập trung vào một số vấn đề sau:

* Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ:

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện, trang web của công ty giúp công ty quảng bá được thương hiệu, thu hút thêm khách hàng và thu thập thêm một vài thông tin mà khách hàng muốn phản ánh. Nghiên cứu việc công bố các thông tin, chỉ tiêu tài chính trên website của công ty mình (với những số liệu được phép công khai theo quy định của ngành Công an)

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nhân viên để có thể sử dụng thành thạo tất cả các phần mềm chuyên dụng được trang bị nhằm tin học hóa toàn bộ công tác quản lý trong kinh doanh.

- Tăng cường việc thu thập thông tin nội bộ qua các hội nghị cán bộ, các cuộc họp công nhân viên, hội nghị khách hàng...

* Tăng cường thu thập thường xuyên các thông tin bên ngoài:

- Huấn luyện cho lực lượng các phòng ban trực tiếp làm việc với khách hàng như phòng kế hoạch thị trường, phòng quản lý chất lượng thu thập thông tin từ phía khách hàng.

- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập các thông tin đánh giá chất lượng hàng hóa, nhằm kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết trong quá trình sản xuất

- Để tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh, có thể thông qua các hình thức sau: Mua và sử dụng thử các sản phẩm, dịch vụ của đổi thủ cạnh tranh; cử nhân viên khảo sát trực tiếp các cửa hàng giao dịch của đối thủ cạnh tranh; tham dự lễ khai trương, các hội nghị, các cuộc triển lãm thương mại của đối thủ cạnh tranh;

- Ngoài ra tùy theo tình hình cụ thể cũng như mức độ quan trọng và cần thiết của thông tin, đơn vị có thể sử dụng biện pháp thuê các công ty

nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp trực tiếp thực hiện hoặc mua các thông tin từ bên ngoài.

* Tăng cường công tác nghiên cứu Marketing:

Do công tác nghiên cứu Marketing là một công việc rất quan trọng và cũng rất phức tạp, chính vì vậy để thực hiện tốt công tác này, trước mắt đơn vị cần phải thành lập tổ nghiên cứu thị trường trực thuộc phòng kinh doanh của công ty nhằm thực hiện chuyên trách công tác này. Để công tác này hoạt động có hiệu quả, công ty cần:

- Bố trí đủ số lượng nhân lực có năng lực và trình độ, được đào tạo cơ bản về chuyên ngành Marketing hoặc chuyên ngành kinh tế, đồng thời phân công đồng chí Phó phòng kinh doanh của Công ty trực tiếp phụ trách bộ phận này.

- Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Marketing cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại.

- Đầu tư trang bị máy tính, máy ảnh, máy ghi âm và các công cụ cần thiết khác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời cũng cần giành một nguồn kinh phí để đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả công tác này.

Thứ hai, mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới phân phối

Để triển khai tốt công tác phát triển khách hàng ngoài việc xuất khẩu hàng hóa cho các khách hàng truyền thống Công ty cần có định hướng xuất khẩu cho các khách hàng mới thông qua việc chào mẫu mã và giá trên trang web Công ty, trên trang web của các tổ chức có uy tín hoặc thông qua các triển lãm hội chợ trong nước và ngoài nước.

Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ:

Đây là một trong các yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty. Để từng bước nâng cao sự chuyên nghiệp của đội ngũ đại lý, cộng tác viên, đơn vị cũng cần quan tâm mở các lớp đào tạo để trang bị thêm các kiến thức, các thông tin cần thiết, cũng như tạo cơ hội để

100

các đội ngũ này được giao lưu học hỏi và tham gia đóng góp các ý kiến cho công ty.

4.3.2. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn được coi là nhân tố chính dẫn đến thành công của Công ty. Doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, dịch vụ tốt, đầy đủ về kết cấu hạ tầng nhưng không có lực lượng lao động chuyên nghiệp thì khó có thể tồn tại và xây dựng được lợi thế cạnh tranh. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.

Trong quá trình phân tích công ty để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức trong chiến lược phát triển công ty, một vấn đề khó khăn về nhân lực mà công ty đang gặp đó là cầu nhân lực chuyên môn hóa cao do đội ngũ công nhân trẻ nhưng tay nghề chưa giỏi, trong khi đội ngũ cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn chưa tốt trong vấn đề kinh doanh xuất khẩu nên gây ra nhiều hạn chế trong khi sản xuất đáp ứng các đơn hàng lớn, trong việc quản lý sản phẩm, cũng như trong việc tạo dựng thương hiệu mạnh. Vì vậy, Công ty cần thiết lập chính sách đãi ngộ và điều kiện làm việc thích hợp nhằm thu hút các nhà quản lý, lao động lành nghề, các chuyên gia đầu ngành và nguồn nhân lực có chất lượng cao trong ngành; Phân bố đều các nguồn lao động chất lượng cao tại các bộ phận để tạo sức mạnh tổng hợp và lâu dài cho sự phát triển của Công ty. Bên cạnh đó, cần quan tâm xem xét đến các yếu tố về sự hài lòng và trung thành của nhân viên đối với Công ty. Quan tâm hơn đến các vấn đề phúc lợi và đời sống của nhân viên. Tiêu chuẩn hóa cán bộ, nhân viên trong Công ty. Mỗi vị trí việc làm đòi hỏi các kiến thức và kỹ năng khác nhau, do đó việc tiêu chuẩn hóa nhân sự nhằm xác định từng nhiệm vụ, giải pháp để đáp ứng yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ.

Thứ nhất, đổi mới công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác kinh doanh.

- Đổi mới trong việc xác định nhu cầu đào tạo: Việc xác định nhu cầu đào tạo của công ty trong từng thời kỳ cần phải được xem xét và đánh giá cụ thể và khoa học dựa trên các nhu cầu hiện tại và những nhu cầu trong tương lai, có như vậy mới đảm bảo cho nguồn nhân lực của đơn vị luôn phù hợp với những biến đổi đang xảy ra ở hiện tại và chủ động đáp ứng những thay đổi trong tương lai. Cụ thể là:

- Nhu cầu đào tạo hiện tại của công ty phải được xác định dựa trên cơ sở tổng hợp quá trình đánh giá so sánh giữa kết quả lao động thực tế, các kết quả kiểm tra định kỳ, các kết quả khảo sát thực tế, với những tiêu chuẩn, định mức đã được quy định cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ phận của đơn vị.

- Nhu cầu đào tạo cho tương lai của công ty phải được căn cứ dựa trên chiến lược sản xuất kinh của công ty và các quy hoạch về nhân lực, về cán bộ của công ty.

- Nhu cầu đào tạo phải tính đến yếu tố đặc thù của đơn vị là một đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)