Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 73 - 85)

3.2.2.1 Môi trường chính trị, pháp luật

Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Sự thành công hay thất

bại của doanh nghiệp trong kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nhà nước hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó như luật thuế, luật môi trường, luật lao động…

Nói đến Việt Nam là nói đến một quốc gia có nền chính trị ổn định, có sự nhất quán về các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây công cuộc cải cách hành chính, xây dựng pháp luật của Việt Nam được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao, theo đó môi trường chính trị được giữ ổn định, các quy định về thuế, thủ tục hải quan, hành chính, đầu tư… được cải cách, đổi mới, tinh giản và từng bước tiếp cận với các tiêu chuẩn và chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Đó là những yếu tố tạo ra sự thuận lợi cho công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA nói riêng và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.

3.2.2.2. Môi trường kinh tế

Trong quý I/2018, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua: gần 7,4% nhờ môi trường bên ngoài thuận lợi với tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến đạt đỉnh ở mức 3,1% trong năm 2018. Tăng trưởng ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ chững nhẹ xuống 6,3% trong năm nay.

Trước đó, nhiều tổ chức cũng đã đưa ra dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2018. ANZ dự báo tăng trưởng GDP 2018 sẽ ổn định ở mức 6,8% và 7% trong năm 2019. Lạm phát 2018 ở mức 3,6% và dự đoán 4,2% trong năm 2019.

Khu vực nông lâm thuỷ sản tăng trưởng vượt bậc của năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016 (2,9% so với 1,36%). Mặc dù cũng vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp, cũng như khủng hoảng trong

66

chăn nuôi, đặc biệt là với đàn lợn nuôi vào đầu năm 2017, nhưng tăng trưởng chung của khu vực NLNTS được bù đắp bằng giá cao su và tình hình khả quan trong xuất khẩu rau quả, cũng như tăng trưởng khá ổn định của ngành thủy sản, nên tốc độ tăng trưởng đạt mức cao so với cùng kỳ năm 2016.

Khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực nhờ động lực từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Tính chung cả năm, khu vực CNXD tăng trưởng ở mức 8,0%, cao hơn so với cùng ký 2016 (cùng kỳ tăng 7,57%). Đây là mức tăng trưởng ấn tượng ghi nhận những nỗ lực lớn từ chính phủ, trong bối cảnh khu vực khai khoáng sụt giảm, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng 2014-2018

Mức sụt giảm nhóm ngành khai khoáng theo lộ trình thu hẹp quy mô của Chính phủ (giảm 7,1%, tương ứng giảm 0,54 điểm phần trăm của mức tăng trưởng toàn nền kinh tế), là mức giảm nhiều nhất kể từ năm 2014 trở lại đây, cao hơn nhiều so với năm 2016. Bù đắp cho mức suy giảm của nhóm ngành khai khoáng này, tốc độ tăng nhóm ngành CNCBCT đạt mức tăng

trưởng cao 14%, do sự tăng trưởng tốt của ngành sản xuất điện thoại. Tính cả năm 2018, số lượng sản xuất điện thoại di động tăng 7,4% so với cùng kỳ 2016.

Nhìn từ chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cũng cho thấy nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo (CNCBCT) liên tục là động lực chính của sản xuất công nghiệp trong suốt cả năm 2017. Tính chung 12 tháng, IIP của ngành CNCBCT ước tính tăng 14,5% (mức tăng trưởng cao nhất trong 6 năm trở lại đây). Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP ngành khai khoáng duy trì ở mức âm (giảm 7,1% so với cùng kỳ 2016).

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Hình 3.3: Chỉ số sản xuất công nghiệp qua các tháng trong năm 2017 (% so với cùng kỳ)

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng cao, chỉ số PMI tháng 11 đã có những diễn biến tích cực khi đạt 51,6 điểm trong tháng 10, tiếp tục duy trì tháng thứ 23 liên tiếp đạt mức tăng trên 50 điểm. Trong đó, PMI thành phần về số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng. Kết quả này cho thấy các điều kiện kinh doanh trong tháng đã cải thiện mạnh mẽ với tốc độ đáng chú ý nhất từ tháng 4/2017. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn, tốc độ tạo việc làm nhanh nhất trong thời gian sáu tháng, giá cả đầu vào tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2011. Đặc biệt, nhân tố chính làm cải thiện các điều kiện kinh

68

doanh gần đây là số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và nhanh hơn nhờ sự gia tăng nhu cầu khách hàng, giúp cho sản lượng ngành sản xuất tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm.

Cùng với đó, thương mại hai chiều của Việt Nam đã có những hồi phục mạnh mẽ trong năm 2017. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đều đạt mức tăng trưởng trên 2 con số. Đặc biệt năm 2017 là năm thứ hai liên tiếp chứng kiến sự đảo chiều trong cán cân thương mại hàng hoá. Cụ thể, liên tiếp trong nhiều tháng trong năm 2017, cán cân thương mại đã đạt mức thặng dư, góp phần cải thiện cán cân thương mại cả năm 2017 ước đạt 2,7 tỷ USD, là mức thặng dư cao nhất trong 5 năm vừa qua được thể hiện qua Hình 2:

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, với tổng kim ngạch ước

tính 236,68 tỷ USD, tăng trên 21,1%, vượt xa kế hoạch đặt ra. Xuất khẩu đã trở lại là một trong những động lực phát triển cho toàn nền kinh tế. Khu vực khu vực FDI vẫn chiếm tới trên 71% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế, ở mức 155,24 tỷ USD (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016) và tiếp

tục giữ vai trò động lực trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Khu vực trong nước, tuy không tăng trưởng mạnh như khu vực FDI nhưng cũng có được tốc độ tăng khá cao, đạt mức 58,53 tỷ USD (tăng 16,2%).

Tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực xuất khẩu trong năm nay bắt nguồn từ các nguyên nhân nhân chính sau đây: (1) do nhu cầu của thế giới đối với sản phẩm của Việt Nam ngày càng gia tăng. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng của Bộ Công thương với những chương trình xúc tiến thương mại và sự đóng góp của các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Toyota hay Formosa…; (2) việc tăng giá của đồng đô la Mỹ trong suốt năm vừa qua cũng có những tác động tích cực, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam; (3) do sự phục hồi giá cả của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Giá cả của sản phẩm dệt may, thuỷ sản, cà phê đều được điều chỉnh tăng trong năm 2017 đã giúp cho giá trị xuất khẩu được cải thiện rõ rệt trong năm 2017.

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Hình 3.5: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2017

3.2.2.3. Môi trường tự nhiên

70

của các quốc gia trong phát triển kinh tế. Ví như, Việt Nam có đường bờ biển dài, khả năng phát triển vận tải biển quốc tế sẽ đem lại cho Việt Nam có lợi thế hơn Lào và Cam-pu-chia trong tham gia thương mại quốc tế. Việt Nam có thể phát triển vùng cảng biển trở thành các trạm trung chuyển hàng hoá từ các quốc gia khác vào khu vực 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam và ngược lại.

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nguồn lực đầu vào của nhiều ngành công nghiệp. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cũng quyết định nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Môi trường tự nhiên tạo nên lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối giữa quốc gia này với quốc gia kia.

Chẳng hạn, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đây là lợi thế tuyệt đối của Việt Nam hay Irắc có nguồn dầu mỏ dồi dào nhờ đó có khả năng phát triển kinh tế thông qua xuất khẩu dầu mỏ. Singapore bốn phía là biển đã trở thành quốc gia có hệ thống kho hàng và đội tàu vận tải quốc tế mạnh nhất thế giới.

Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên khí hậu ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hoá tiêu dùng trên mỗi khu vực thị trường. Khí hậu 4 mùa, có cấu hàng hoá mang tính mùa vụ tăng cao hơn so với khu vực có khí hậu phân chia 2 mùa. Mặt khác, vòng đời các sản phẩm mùa vụ lại ngắn hơn.

Sự đa dạng về môi trường tự nhiên giữa các quốc gia cũng ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Sự khắc nghiệt của khí hậu cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng và các chức năng của sản phẩm. Sản phẩm hoạt động tốt ở khí hậu ôn đới có thể mất giá trị nhanh chóng hoặc đòi hỏi phải có chế độ bảo dưỡng khác biệt khi hoạt động ở vùng nhiệt đới. Thậm chí, thị trường ngay trên một quốc gia đơn lẻ khí hậu cũng rất đa dạng, đòi hỏi sự điều chỉnh lớn.

đến hoạt động marketing, thông tin liên lạc và phân phối sản phẩm. Vì thuận tiện trong hoạt động phân phối, các thành phố bên bờ biển, các thành phố nằm bên cạnh dòng sông tàu thuyền có thể đi lại được đều có khả năng trở thành các trung tâm mua bán hơn là các thành phố không có lợi thế địa lý này. Tuy nhiên, toàn cầu hoá hiện nay sẽ lôi cuốn tất cả khu vực vào trong guồng máy của nó và vấn đề phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng trở thành đòi hỏi tất yếu của tất cả các khu vực, các quốc gia lẫn các thành phố.

Ngày nay, điều kiện tự nhiên là một vấn đề chung của toàn thế giới. Các nguồn nguyên nhiên vật liệu không có khả năng tái sinh như dầu mỏ, than đá, các loại khoáng sản khác đang ngày càng cạn kiệt. Ngay bản thân không khí và nguồn nước sạch là nguồn tài nguyên vô tận cũng dần cạn kiệt. Một phần ba thế giới hiện nay bị thiếu hụt nguồn nước sạch trầm trọng. Việc sử dụng quá nhiều hoá chất gây tổn hại cho tầng ôzôn, phá huỷ sự cân bằng của bầu khí quyển, đe doạ đến sự tồn tại của loài người trong tương lai.

Bên cạnh đó, chính sách môi trường nghèo nàn, các thảm hoạ thiên nhiên, dân số tăng, nạn chặt phá rừng bừa bãi.. làm gia tăng mức độ tác động đến điều kiện tự nhiên dẫn đến thiếu ăn, bệnh tật và xa hơn nữa là sự suy tàn về kinh tế. Những nước chịu thảm hoạ này nhiều nhất lại là những nước nằm trong nhóm nước nghèo nhất thế giới. Nhiều nước không có vốn cũng không có khả năng về công nghệ nhằm tối thiểu hoá hậu quả của môi trường.

Với các nước công nghiệp phát triển, những nỗ lực tăng trưởng kinh tế lại dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường theo góc độ khác. Việc quản lý nguồn khí thải, nước thải độc hãi kém, sự gia tăng ô nhiễm công nghiệp là những vấn đề môi trường mà các nước phát triển phải đương đầu.

Sự cạn kiệt nguồn nguyên nhiên vật liệu không có khả năng tái sinh dẫn đến sự gia tăng giá các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp. Nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế hàng đầu thế giới ngày càng phụ

72

thuộc vào các nguồn cung ứng nguyên nhiên vật liệu như dầu mỏ. Các nguồn nguyên nhiên vật liệu có khả năng tái sinh vẫn chưa được tìm ra hoặc khả năng cung cấp còn hạn chế. Trong khi đó, việc tăng giá sản phẩm đầu ra không phải có được sự chấp nhận dễ dàng của người tiêu dùng.

Vấn đề chống ô nhiễm môi trường đang trở lên cấp thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Hoạt động công nghiệp phát triển luôn đi liền với sự gia tăng ô nhiễm môi trường. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường là giảm thiểu các chất thải, khí thải của các ngành công nghiệp ra môi trường sống, giảm thiểu các chất ô nhiễm, chất độc hại trong đất, nguồn nước và thực phẩm cũng như giảm thiểu rác thải sau quá trình sử dụng như bao bì, chai lọ, các sản phẩm bằng nhựa… không thể phân huỷ bằng phương pháp hoá sinh.

3.2.2.4. Môi trường văn hóa xã hội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhất là được hỗ trợ bởi công cụ truyền thông đa phương tiện, mỗi sự kiện trong nước hay chính sách phát triển quốc nội đều chịu sự chi phối, tác động của những biến động lớn trên thế giới. Nhiều mặt của đời sống văn hóa - xã hội trước đây được giới hạn ở lĩnh vực “đối nội” thì ngày nay rất dễ được “quốc tế hóa” sâu rộng, nếu thiếu phương pháp quản trị quốc gia hiệu quả, đặc biệt là các xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng hoảng môi trường, các vấn đề xã hội có tính đám đông... Vì vậy, chính sách phát triển văn hóa - xã hội không chỉ xuất phát từ nhu cầu nội tại đất nước mà còn phải luôn tính đến bối cảnh thế giới, nhất là các biến động lớn, qua đó tối ưu hóa quản trị quốc gia. Sau đây là một số điểm chính yếu đối với vấn đề này tại Việt Nam:

- Một là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm

cho văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội, giá đỡ cho phát triển; giúp cho con người Việt Nam tự tin, đủ bản lĩnh và năng lực hội nhập thế giới, trụ vững trước các cú sốc văn hóa trong thế giới đương đại cũng như đề kháng có hiệu quả với mặt phản văn hóa trong toàn cầu hóa.

- Hai là, chú trọng xây dựng hệ thống quản trị hiệu quả ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng, an ninh thông tin. Trước tình trạng lợi dụng mạng xã hội, in-tơ-nét để phát tán thông tin độc hại, đe dọa đến an ninh xã hội và an ninh con người, cần đang định hình hệ thống quản trị an ninh thông tin, an ninh mạng có hiệu quả hơn. Phối hợp với các nhà cung ứng dịch vụ in-tơ-nét để ngăn chặn thông tin xấu và độc hại; tuyên truyền, giáo dục, định hướng dư luận cho người dân; công khai những vấn đề chính thống của cơ quan công quyền để không còn không gian cho hoạt động bịa đặt, xuyên tạc trên mạng xã hội, gây nhiễu loạn, ô nhiễm môi trường thông tin.

- Ba là, đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo với mục tiêu phát triển con

người toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực tự chủ trước mọi hoàn cảnh, ứng phó có hiệu quả với mọi thách thức của sự thay đổi trong nước và quốc tế. Nền giáo dục Việt Nam bấy lâu vẫn chú trọng nhiều vào truyền thụ kiến thức, đến nay trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế phải cơ cấu lại theo hướng phát triển các phẩm chất và năng lực để hoàn thiện nhân cách con người, làm người, khẳng định bản chất con người tự chủ trong một xã hội đầy biến động và kinh tế thị trường kích thích các lợi ích vật chất và nhu cầu bản năng.

- Bốn là, thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững gắn với thực hiện tăng

trưởng bao trùm, cơ cấu lại hệ thống cung ứng các dịch vụ xã hội thiết yếu cho người dân, hạn chế tác động xấu từ biến động thị trường toàn cầu. Mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là tạo khoảng cách giàu nghèo giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)