Thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 115 - 120)

Xuất phát từ nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng hiện đại trong thời gian tới công ty cần tiếp tục phát triển sản phẩm để tiến tới mục tiêu trở thành một trong những Công ty sản xuất và kinh doanh các mặt hàng có chất lượng cao, vừa đảm bảo yêu cầu phục vụ chiến đấu phục vụ ngành, vừa đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng và các yêu cầu khác như đã đề ra. Để thực hiện giải pháp này cần triển khai các biện pháp cụ thể như sau:

4.3.3.1. Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện có

Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện có nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại, phát triển, bảo đảm thường xuyên việc làm và thu nhập cho người lao động. Nếu biện pháp này được thực hiện thành công sẽ mang lai nhiều thuận lợi cho Công ty, giảm bớt các công đoạn,

chi phí, thời gian trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả công việc cũng như đáp ứng nhu cầu về các đơn đặt hàng cho khách hàng Nhằm nâng cao chất lượng các nhóm sản phẩm hiện có của Công ty. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện có sẽ góp phần nâng cao năng suất sản xuất sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đảm bảo công tác sản phẩm và bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các sản phẩm đặc thù do Công ty sản xuất, thay đổi và rút ngắn được những giai đoạn vòng đời sản phẩm, tạo ra các sản phẩm chuyên môn hóa hơn. Từ đó sản phẩm sẽ nhanh chóng được thị trường nhìn nhận đánh giá tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Do nhu cầu của khách hàng nói chung, lực lượng Công an nói riêng ngày càng có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng các sản phẩm, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ, mặt khác do các công nghệ của Công ty lạc hậu, cần có sự đầu tư đổi mới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong cả nước nói chung và Công ty nói riêng cần phải tính đến việc đầu tư đổi mới công nghệ trong quy trình sản xuất và nghiên cứu, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện có trên cơ sở:

 Rà soát lại toàn bộ hệ thống công nghệ, máy móc thiết bị hiện có từ đó đánh giá xem mức độ tốt xấu của loại máy móc thiết bị sử dụng, mức độ phù hợp của hệ thống sản xuất từ đó sắp xếp, thay thế cho phù hợp, đồng bộ.

 Lựa chọn đầu tư công nghệ sản xuất với các máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện của Công ty nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra chủng loại sản phẩm phù hợp đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường.

 Mạnh dạn áp dụng các hệ thống dây chuyền sản xuất theo công nghệ mới nhằm giảm thiểu các khâu sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị.

108

 Đào tạo cán bộ có đủ năng lực quản lý điều hành hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp, công nghệ tiên tiến hiện đại.

4.3.3.2. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thường xuyên phải đối mặt với những biến động khó lường, tình hình an ninh trật tự trên thế giới và tại Việt Nam luôn tiềm ẩn những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty, để khắc phục tình trạng trên và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường (nhất là với các sản phẩm lưỡng dụng) thì việc nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới là thật sự cần thiết đối với Công ty để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để cải tiến sáng tạo thêm sản phẩm để đưa ra thị trường những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường và tăng doanh thu bán hàng cần:

 Không ngừng nghiên cứu các sản phẩm mới với các tính năng ưu việt hơn và rẻ hơn.

 Thường xuyên thu thập khai thác các thông tin về môi trường vĩ mô, các đối thủ cạnh tranh, định hướng phát triển của ngành…đặc biệt là nhu cầu, phong tục văn hóa của các khách hàng tại các quốc gia để thiết kế, sáng tạo các sản phẩm phù hợp với nhất đến khách hàng

 Tìm hiểu, nghiên cứu các sản phẩm của đối thủ để từ đó cho ra đời các sản phẩm mới có tính năng tốt hơn rẻ hơn, nhanh hơn để nhằm đón đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao tính năng ứng dụng của sản phẩm vào cuộc sống.. Cho ra đời các sản phẩm như mong đợi của Công ty và đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng nhằm giúp Công ty giữ vững vị trí trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh, làm tiền đề để hướng đến các thị trường tiềm năng và khẳng định thương hiệu.

KẾT LUẬN

Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm ngày càng được các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Xây dựng chiến lược phát triển chính là cách thức nhanh nhất, có hiệu quả nhất tạo ra một đường hướng thống nhất để tổ chức, doanh nghiệp đi lên, là cơ sở để xây dựng các chiến lược khác trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng, công tác xây dựng chiến lược phát triển tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA nói riêng và hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp mới hình thành là còn tương đối yếu. Nhiều doanh nghiệp, chủ sở hữu, người điều hành doanh nghiệp còn chưa có ý niệm về thế nào là chiến lược phát triển, còn nhầm lẫn, chưa phân biệt được giữa chiến lược phát triển và chiến lược kinh doanh…

Tất cả những yếu kém, tồn tại đó cần sớm được khắc phục, bởi bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước hiện nay đã và đang diễn biến ngày càng nhanh, càng phức tạp, đòi hỏi sự thích ứng trên cơ sở duy trì ổn định và phát triển của mỗi doanh nghiệp ngày càng cao.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và bối cảnh hiện tại, luận văn đề xuất những căn cứ và giải pháp có tính khả thi, xuất phát từ thực tiễn trong xây dựng chiến lược phát triển cho công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA trong thời gian tới.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong học hỏi, tìm hiểu thực tiễn; song do trình độ nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu và yếu, luận văn thạc sĩ của học viên chắc chắn còn tồn tại những thiếu sót nhất định. Học viên rất mong muốn nhận được sự đóng góp của thầy/cô để Luận văn được hoàn thiện hơn./.

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA,2015. Báo cáo tổng kết

công tác từ năm 2015 - 2018 và các số liệu liên quan đến đề tài.

2. Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA, 2015-2018, Báo cáo tài chính từ năm,2015 – 2018.

3. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2006. Chiến lược và chính sách kinh doanh, Hà Nội: Nxb Lao động và Xã hội.

4. Bùi Văn Đông, 1998. Strategy and business Policy, Hà Nội:Nxb Thống kê.

5. Phan Huy Đường, 2014. Quản lí công, Hà Nội: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội .

6. Lê Thế Giới và Nguyễn Thanh Liêm và Trần Hữu Hải,2007. Quản trị chiến lược,Hà Nội: Nxb Thống kê.

7. Vũ Thị Thu Hiền, 2012. Cơ sở lý luận về chiến lược, Hà Nội: Nxb Lao động và Xã hội.

8. Vương Quân Hoàng, 2014. Bài viết Nội dung quản trị chiến lược và trọng tâm trong thế kỷ XXI, Hà Nội.

9. Đào Duy Huân, 2007. Quản trị chiến lược toàn cầu hóa kinh tế,Hà Nội: Nxb Thống kê.

10. Một số quyết định của Bộ Công an về việc thành lập, tổ chức bộ máy,

điều lệ hoạt động của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA.

11. Một số tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh các sản phẩm

trong và ngoài ngành của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA.

12. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà , 2012. Quản lý học,Hà Nội. Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân.

13. Nguyễn Đăng Khôi và Đồng Thị Thanh Phương, 2007. Quản trị

14. Lê Thị Bích Ngọc, 2014. Quản trị chiến lược, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Hà Nội.

15. Lê Văn Tâm, 2000. Giáo trình Quản lý chiến lược kinh doanh, Nội: Nxb Thống kê.

16. Ngô Kim Thanh, 2012. Quản trị chiến lược, Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân,

17. Lại Xuân Thúy, 2011. Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Thừa Thiên Huế.

18. Nguyễn Minh Tuấn, 2012. Quản trị chiến lược, Nxb Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, TP.HCM.

19. Vũ Huy Từ, 2012. Bài giảng Quản lý chiến lược kinh doanh, Hà Nội.

20. Đoàn Thị Hồng Vân, 2011. Quản trị chiến lược, Nxb Tổng hợp, TP.HCM.

21. Tổ chức giáo giục TOPICA, 2012. Bài giảng Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp, Hà Nội.

Tài liệu nức ngoài

22. Garry D. Smith, Danny R. Arnold, Bobby G. Bizzell (2003), Chiến

lược và sách lược kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội .

23. Michael E.Porter, 2009. Chiến lược cạnh tranh, Nxb Trẻ.

24. Michael E.Porter,1993. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh, Nxb Trẻ.

25. Peter Drucker, 2013. Quản trị trong thời ký khủng hoảng, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

26. Raymond Alian, Thetart, 1999. Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

27. Richard Kunh, 2003. Hoạch định chiến lược theo quy trình, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

28. Raymond Alian – Thietart, 1999. Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thanh bình bca​ (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)