Quan điểm ủng hộ việc đánh thuế tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thuế tài sản ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay​ (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.1.3.1 Quan điểm ủng hộ việc đánh thuế tài sản

2.1.3.1 Quan điểm ủng hộ việc đánh thuế tài sản

Thứ nhất, về mặt lý thuyết chỉ cần đánh thuế trên thu nhập là đủ vì tất cả các khoản thuế suy cho cùng đều động viên từ thu nhập của công chúng. Song nếu chỉ có một loại thuế thì mức thuế này phải rất cao mới đảm bảo nguồn thu cần thiết cho NSNN. Từ đó sẽ cản trở đến tinh thần hăng say lao động để có nhiều thu nhập vì phải nộp thuế cao. Hơn nữa, nếu chỉ có thuế thu nhập thì khả năng rủi ro về thất thu sẽ rất lớn. Việc đánh thuế vào tài sản vừa tạo điều kiện giảm bớt số thuế đánh vào thu nhập, vừa cho phép động viên thêm phần thu nhập đã trốn hoặc tránh thuế.

Thứ hai, việc đánh thuế tài sản xuất phát từ nguyên tắc đánh thuế theo lợi ích. Những người được hưởng lợi ích từ Nhà nước nhiều phải nộp thuế cao. Nhà, đất và

các tài sản khác được bảo tồn, phát triển và sinh lời là nhờ được thừa hưởng rất nhiều lợi ích từ các dịch vụ công cộng của Nhà nước để làm tăng thêm giá trị của một số tài sản. Chẳng hạn, giá trị nhà, đất có thể tăng lên nhiều do Nhà nước cải tạo, mở rộng cơ sở hạ tầng không cần có sự đầu tư của chủ sở hữu. Từ đó, người có tài sản, đặc biệt với tài sản có giá trị cần phải có trách nhiệm đóng góp để Nhà nước có thêm nguồn trang trãi các khoản chi này.

Thứ ba, thuế tài sản mang tính chất là khoản thu bổ sung vào thuế đánh vào thu nhập, đặc biệt ở các nước mà thuế thu nhập cá nhân còn bị hạn chế và trình độ quản lý còn yếu kém. Thuế tài sản cho phép tính đến khả năng lớn lao của người nộp thuế, được thể hiện bằng lượng của cải hơn là lượng tiền họ bỏ ra để tiêu dùng. Thuế tài sản còn góp phần hướng dẫn, khuyến khích sử dụng tài sản có hiệu quả thông qua đầu tư vào vốn kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế hơn là cất giữ tài sản, loại thuế này thường động viên vào một số tầng lớp dân cư giàu có nên dễ được sự đồng tình, ủng hộ của đại bộ phận quần chúng nhân dân.

Thứ tư, thuế tài sản là một công cụ có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước trong hoàn cảnh sở hữu tài sản còn quá chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư. Thông qua thuế tài sản, Nhà nước có thể thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý những loại tài sản quan trọng trong xã hội và động viên một phần đóng góp của chủ sở hữu tài sản có giá trị lớn, có nhiều thu nhập từ tiền cho thuê, chuyển nhượng, góp phần điều hoà thu nhập xã hội, thực hiện nghĩa vụ đóng góp công bằng, khuyến khích sử dụng tài sản hợp lý, có hiệu quả.

Thứ năm, thuế tài sản thường dễ thu do người chủ sở hữu tài sản thường muốn công khai đăng ký để được Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu hay quyền sử dụng hợp pháp của mình khi có tranh chấp, kiện tụng… Vấn đề cần được quan tâm là mức đóng góp của chủ tài sản phải được xây dựng hợp lý, phù hợp, nhất là với tài sản đã qua nhiều lần luân chuyển và với tài sản có giá trị lớn khiến người nộp thuế phải bỏ ra khoản tiền nhiều.

Thứ sáu, với tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu quốc gia, thì việc đánh thuế mang tính chất chuyển nhượng tài nguyên cho người khai thác là một việc cần thiết. Ngoài ra, việc đánh thuế vào việc sử dụng đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân cũng là hợp lý và bảo đảm được sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân với NSNN, kể cả trường hợp nộp thuế vào nhà đất để ở, không có thu nhập.

Thứ bảy, thuế tài sản còn phục vụ yêu cầu điều chỉnh mối quan hệ hợp lý giữa tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm trong đời sống xã hội. Việc đánh thuế vào tài sản sẽ góp phần hạn chế ý thích muốn tích luỹ bằng tài sản cất giữ, khuyến khích tăng tiêu dùng hoặc đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần thực hiện tốt chủ trương kích cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Với những lý do đó, việc nghiên cứu mô hình thuế tài sản trong bối cảnh hiện nay là cần thiết, nhằm phát huy tác dụng bổ sung cho thuế đánh vào thu nhập, đánh vào tiêu dùng trong hệ thống chính sách thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thuế tài sản ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)