CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TÀI SẢN
3.1.3 Đối với các tài sản khác
Ngoài chế độ quản lý đối với đất đai thuộc tài sản quốc gia, Nhà nước đã có những quy định về chế độ quản lý với một số tài sản khác như: nhà, công trình kiến trúc, phương tiện vận tải ( mô tô, ô tô, tàu, thuyền...). Các tổ chức, cá nhân có các tài sản trên phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của nhà nước. Số liệu ở bảng 3.4 thể hiện tình trạng gia tăng phương tiên giao giai đoạn 2002-2012, số lượng xe máy tăng nhanh quá mức đã phá vỡ kế hoạch mà “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” đặt ra, đã được phê duyệt theo Quyết định 356/QĐ-TTg của Chính phủ vào cuối tháng 2/2013. Theo đó, đến năm 2020 Việt Nam ở mức 36 triệu xe máy và 3,2-3,5 triệu ô tô.
Bảng 3.4: Tình trạng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ giai đoạn 2002-2012
Năm Ô tô Xe máy Tổng số
2002 607.401 10.273.000 10.880.401 2003 675.000 11.379.000 12.054.000 2004 774.824 13.375.992 14.150.816 2005 891.104 16.086.644 16.977.748 2006 972.912 18.615.960 19.588.872 2007 1.106.617 21.721.282 22.827899 2008 1.361.645 25.481.039 26.842.684 2009 1.535.987 28.431.079 29.967.066 2010 1.713.908 31.452.503 33.166.411 2011 1.882.972 33.925.839 35.808.811 2012 2.033.265 37.023.078 39.056.343
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu Cục Giao thông đường bộ
3.2 :
3.2.1
Cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam tuy chưa có sắc thuế nào có tên là thuế tài sản, nhưng đối chiếu với cơ sở lý luận về tài sản và thuế tài sản ở nhiều nước trên thế giới thì có một số sắc thuế và lệ phí hiện hành mang tính chất của thuế tài sản như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thay thế thuế nhà đất trước năm 2012) và lệ phí trước bạ.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là hai sắc thuế đều thuộc loại thu hàng năm, nhằm động viên một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất thuộc sở hữu quốc gia vào các mục đích khác nhau. Tương tự như vậy, lệ phí trước bạ là khoản thu một lần đánh vào tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc diện Nhà nước quản lý khi thực hiện thủ tục để công nhận tính pháp lý về quyền sử dụng hay quyền sở hữu tài sản đó. Ngoài ra, còn có một số khoản thuế hoặc thu khác có liên quan đến đất đai, tài sản nhưng không mang tính chất của thuế tài sản như: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế tài nguyên…
Nhìn tổng quát, các sắc thuế liên quan đến tài sản hiện nay của nước ta có nhiều điểm chưa rõ nét, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, trong một số trường hợp, có sự lẫn lộn giữa thuế và lệ phí. Nguồn thu từ các khoản thuế liên quan đến tài sản chưa đóng góp nhiều cho NSNN và chưa chiếm vị trí quan trọng trong ngân sách địa
phương như hầu hết ở các nước khác… Đó là những điểm cơ bản cần lưu ý khi xây dựng thuế tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.