CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TÀI SẢN
2.5.3 Nhận xét về các mô hình thuế tài sản ở một số nƣớc trên thế giớ
Nghiên cứu các mô hình đánh thuế tài sản được áp dụng ở một số nước trên thế giới, rút ra một số nhận xét về thuế tài sản như sau:
Bảng 2.6: Nhận xét về mô hình thuế tài sản ở các nƣớc trên thế giới
Các nhân tố cấu
thành thuế TS Nội dung các nhân tố
Tên gọi thuế tài sản
Ở hầu hết các nước, đánh thuế trên tài sản thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với các tên gọi khác nhau. Phổ biến là không có một luật riêng về thuế tài sản bao quát tất cả các hình thức thuế tài sản, “Thuế tài sản” chỉ là tên gọi chung để chỉ các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế.
Đối tượng chịu thuế
Tài sản chịu thuế phổ biến là bất động sản, có phân biệt đất đai và công trình trên đất, đây là tài sản khó có thể trốn thuế, khả
năng quản lý, kiểm soát dễ dàng; về mức động viên có thể linh hoạt cao hay thấp tuỳ theo yêu cầu về ngân sách địa phương; số thu có thể kế hoạch hoá một cách tương đối và là nguồn thu quan trọng của các địa phương.
Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế tài sản là đối tượng có quyền sở hữu tài sản, cá biệt có nước quy định là đối tượng có quyền sử dụng (nếu quyền sử dụng đất được coi như tài sản). Ở các nước này, đất đai ngoài thuộc sở hữu cá nhân hoặc tổ chức, đất đai còn thuộc sở hữu nhà nước nhưng được nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quyền sử dụng ổn định, lâu dài.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế có thể được xác định trên cơ sở tổng trị giá các tài sản thuộc sở hữu cá nhân (bất động sản, động sản, tiền vốn...) trừ đi các khoản chi phí, tiền vay để tạo thành tài sản; có thể là giá trị riêng từng loại tài sản trong diện đánh thuế thuộc sở hữu của một cá nhân. Giá tính thuế tài sản, thường được căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm đánh thuế tài sản, áp dụng giá tính thuế do Chính phủ hay chính quyền địa phương quy định
Thuế suất
Các loại thuế bất động sản thu hàng năm như thuế đất, thuế nhà, thuế chuyển nhượng tài sản (trừ thuế quà biếu, quà tặng và thuế thừa kế) thường đánh theo thuế suất tỷ lệ trên giá trị tài sản chịu thuế, với mức động viên thấp. Thuế suất quy định đối với tài sản thừa kế hoặc tài sản biếu tặng thường cao hơn và được đánh luỹ tiến. Mức độ luỹ tiến phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người nhận tài sản với người tặng quà hoặc người cho thừa kế.
Thực tế áp dụng tại các quốc gia đã cho thấy những ưu điểm rõ rệt của thuế đánh vào tài sản là:
- Tài sản thông thường là BĐS nằm cố định, không thể di chuyển nên có căn cứ tính thuế ổn định, bảo đảm chống thất thu có hiệu quả.
- Thuế suất có thể thay đổi trong phạm vi nhất định, không sợ bị ảnh hưởng đến giá cả, tiền vốn, đời sống tuyệt đại bộ phận tầng lớp dân cư.
- Việc tổ chức quản lý thu thuế tương đối đơn giản.
- Số thuế tương đối ổn định mặc dù có biến động về việc định giá tài sản.
Kết luận chƣơng 2
Thuế tài sản là tên gọi chung cho các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng đánh thuế. Tài sản và thuế tài sản là những khái niệm ra đời rất sớm và phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Vấn đề là mỗi quốc gia vận dụng mô hình thuế tài sản nào trong từng thời đoạn để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia đó, vì bản chất của thuế vừa là một phạm trù kinh tế và vừa là một phạm trù lịch sử. Tuỳ theo yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn, đặc thù của từng quốc gia về quản lý hành chính nhà nước mà mỗi nước có những chính sách thuế tài sản thích hợp để khai thác tối đa hiệu quả, công bằng xã hội và bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, thuế tài sản đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhà nước trong việc xây dựng và áp dụng để bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước khi mà các vấn đề về tài sản nhất là đất đai, nhà cửa đã được bổ sung sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Để xây dựng mô hình thuế tài sản, điều quan trọng nhất là phải xác định các yếu tố cấu thành sắc thuế tài sản, bao gồm cơ sở thuế (Tax base), thuế suất (Tax rate) và hình thức đánh thuế cho phù hợp. Kinh nghiệm các nước trên thế giới vận dụng mô hình thuế tài sản chỉ ra rằng:
Thứ nhất, cơ sở đánh thuế tài sản chỉ nên giới hạn ở những tài sản có giá trị lớn và dễ kiểm tra, kiểm soát theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Nguyên lý này một mặt đảm bảo tính khả thi của mô hình thuế tài sản, một mặt tạo ra hiệu ứng “luỹ tiến” so với thu nhập.
Thứ hai, giá trị tính thuế của tài sản thường được tính theo thị trường tại thời điểm tính thuế, cũng có nước quy định giá trị tính thuế là giá trị ròng của tài sản.
Thứ ba, thuế đánh vào tài sản có thể thực hiện một lần nhưng cũng có thể thực hiện nhiều lần hoặc kết hợp. Việc đánh thuế một lần vào tài sản thường được áp dụng đối với những tài sản lần đầu được xây dựng, mua sắm hay chuyển giao.
Thứ tư, việc đánh thuế tài sản cần phải được kết hợp một cách chặt chẽ với các hình thức thuế thu nhập từ tài sản và phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các loại thuế thu nhập khác.
CHƢƠNG 3:
3.1 và p
3.1.1
3.1.1.1 Tình trạng sử dụng đất đai đến năm 2012
Theo số liệu báo cáo tổng điều tra đất đai năm 2010, tổng diện tích các loại đất kiểm kê của cả nước là 33.093.857 ha. Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng. Tình hình sử dụng đất của nước ta cụ thể như sau:
(1) đất nông nghiệp: Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nước năm 2010 là
26.100.160 ha, tăng 5.179.385 ha (gấp 1,25 lần) so với năm 2000. Trong đó, lượng tăng chủ yếu ở loại đất lâm nghiệp (tăng 3.673.998 ha) và loại đất sản xuất nông nghiệp (tăng 1.140.393 ha).
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nƣớc
Chỉ tiêu
Diện tích (ha) Biến động (ha)
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000-2005 2005-2010 2000-2010
Tổng diện tích đất nông nghiệp 20.939.679 24.822.560 26.100.160 3.882.881 1.277.600 5.160.481 Đất sản xuất nông nghiệp 8.977.500 9.415.568 10.117.893 438.068 702.325 1.140.393 Đất lâm nghiệp 11.575.027 14.677.409 15.249.025 3.102.382 571.616 3.673.998 Đất nuôi trồng thuỷ sản 367.846 700.061 690.218 332.215 -9.843 322.372 Đất làm muối 18.904 14.075 17.562 -4.829 3.487 -1.342 Đất nông nghiệp khác 402 15.447 25.462 15.045 10.015 25.060
(2) đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp trên cả nước có mức tăng trưởng tương đối nhanh và tuyến tính trong vòng một thập niên qua. Trung bình mỗi năm, diện tích đất phi nông nghiệp gia tăng thêm khoảng 82.000 ha và tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức xấp xỉ 29%. Tổng diện tích nhóm đất chuyên dùng gia tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2005-2010 (722.277 ha); tiếp theo là diện tích đất ở, tăng 237.300 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 7.200 ha; đặc biệt, nhóm đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng trên 1 triệu ha vào năm 2010. Đất tôn giáo, tín ngưỡng cũng có sự gia tăng đáng kể, tăng trên 1.800 ha sau giai đoạn 2005-2010.
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp trên cả nƣớc
Chỉ tiêu
Diện tích (ha) Biến động (ha) tăng (+), giảm (-). Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 2000- 2005 2005- 2010 2000- 2010 Tổng diện tích 2.850.298 3.232.715 3.670.186 +382.417 + 437.471 +819.888 Đất ở 443.178 598.428 680.477 +155.250 + 82.049 +237.299 Đất chuyên dùng 1.072.202 1.383.766 1.794.479 +311.564 + 410.713 +722.277 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 12.804 14.620 +1.816 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93.741 97.052 100.939 +3.311 +3.887 +7.198 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.143.087 1.137.445 1.075.736 -5.642 -61.709 -67.351 Đất phi nông nghiệp khác 3.221 3.936 +3.221 +715 +3.936
(3) đất chƣa sử dụng: Thực tế, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm nhanh, mạnh và đáng kể sau một thập niên. Chỉ sau 5 năm từ năm 2000-2005, diện tích đất chưa sử dụng đã giảm một nửa từ 10.027.265 ha xuống còn 5.065.884 ha. Năm 2000, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 30,5% trong tổng cơ cấu đất đai (gần 2/3 diện tích cả nước), thì năm 2005 con số này chỉ còn 15,3%, đến năm 2010 con số này là 10%.
3.1.1.2 Chính sách quản lý đất đai
Bộ luật Dân sự (2005) quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. Từ khi Luật đất đai (1993) thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt. Vì vậy khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, cho thấy các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai. Các quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước.
Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, bao gồm 13 nội dung đã quy định ở Điều 6, Luật Đất đai 2003 như sau:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;
- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thống kê, kiểm kế đất đai; - Quản lý tài chính về đất đai;
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Mười ba nội dung trên nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai, được tập trung vào bốn lĩnh vực cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai.
Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng. Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Nhà nước với vai trò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng theo quá trình phát triển của xã hội. Thứ ba: Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai. Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và do người sử dụng cụ thể thực hiện. Để việc phân phối và sử dụng được phù hợp với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó.
Thứ tư: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai, hoạt động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu tiền sử dụng đất (có thể dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng tiền chuyển mục đích sử dụng đất), thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất (như thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập có được từ việc chuyển quyền sử dụng đất...) nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Theo Nghị Định 90/2006/NĐ-CP ban hành ngày 6/9/2006, vai trò quản lý Nhà nuớc về nhà ở tập trung vào các vấn đề sau:
- Xây dựng định hướng phát triển nhà ở quốc gia
- Xây dựng chương trình phát triển nhà ở của các địa phương - Quản lý và cung cấp thông tin về nhà ở
- Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phát triển và quản lý nhà ở - Quản lý hoạt động môi giới bất động sản nhà ở
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của Bộ Tài nguyên và môi trường - Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của các Bộ, ngành liên quan - Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương
- Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở
- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong lĩnh vực nhà ở
Tính đến thời điểm 1/4/2009 cả nước có đến 20.866.630 nhà ở, với tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh hiện nay thì số lượng sẽ còn tăng đáng kể trong tương lai.
Bảng 3.3: Tình trạng nhà ở tính đến ngày 1/4/2009
Khu vực Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà đơn sơ Khác Tổng Cả nước 9.667.917 9.565.747 1.628.667 4.299 20.866.630 Thành thị 2.536.259 3.383.594 172.595 2.291 6.094.739 Nông thôn 7.131.658 6.182.153 1.456.072 2.008 14.771.891
Nguồn:Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê