Cấu trúc nguồn thu ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thuế tài sản ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay​ (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TÀI SẢN

3.3.2 Cấu trúc nguồn thu ngân sách

10.3 2.7 26 13.5 11.8 0 5 10 15 20 25 30 35

TAX/GDP PIT Property VAT Excicses Trade

Vietnam Emerging Asia

Nguồn: [22]

3.3.2 Cấu trúc nguồn thu ngân sách

Thu NSNN là một trong các nhiệm vụ quan trọng của ngành tài chính để tạo nguồn quỹ cho thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Biểu đồ 3.5: Kết cấu nguồn thu NSNN (2003-2012)

Kết cấu nguồn thu ngân sách (2003-2012)

0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thuế SDĐNN

Thuế chuyển Quyền SDĐ Thuế nhà đất

Thuế Môn bài Lệ phí trước bạ Thu viện trợ Phí và lệ phí Thuế TNCN Thu Khác Thuế TTĐB Thuế tài nguyên Thu tiền thuê đất, SDĐ Thuế XK, NK,TTĐB hàng NK Thuế GTGT

Thuế TNDN

Có thể thấy quy mô thu NSNN của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn từ 2003-2008, chỉ sụt giảm nhẹ trong hai năm 2009 và 2012 do những khó khăn về kinh tế và do việc áp dụng các biện pháp kích cầu nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Nếu sử dụng số liệu của IMF thì tổng thu NSNN của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 đạt trên 28% GDP, một mức khá cao so với các nước đang phát triển. Chẳng hạn nếu so sánh mức thu này với các nước đang phát triển có thu nhập thấp thì quy mô thu ngân sách của Việt Nam là tương đương mức trung bình các nước có xuất khẩu dầu và cao hơn nhiều mức độ trung bình của nhóm các nước có thu nhập thấp (trung bình 2006-2011 thu thuế /GDP là khoảng 23,7%) [9]. Ngay cả khi kinh tế gặp khó khăn như năm 2012 thì tổng thu cân đối NSNN so với GDP vẫn đạt 25,3 %, cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển châu Á giai đoạn 2006-2011 (quy mô thu ngân sách đạt 21,4 % GDP). Vì vậy, việc so sánh với quy mô thu trung bình của các nhóm nước cũng cho phép đánh giá nhanh về quy mô thu ngân sách của Việt Nam.

Bảng 3.8: Kết cấu nguồn thu NSNN (%)

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 TB Tổng thu ngân sách 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Thuế TNDN 30,00 28,69 31,78 34,51 31,09 31,57 24,05 25,26 27,16 28,79 29,29 Thuế GTGT 20,96 19,54 19,22 19,07 20,76 21,05 23,28 26,35 26,61 26,08 22,29 Thuế XK, NK,TTĐB NK 14,16 10,88 9,91 9,09 11,39 13,91 16,51 12,59 11,28 9,69 11,94 Thu tiền thuê đất, SDĐ 5,48 7,67 6,36 5,89 9,18 8,08 8,81 9,03 7,99 7,11 7,56 Thuế tài nguyên 6,15 8,76 8,90 9,21 6,38 6,06 4,09 4,47 5,28 5,69 6,50 Thuế TTĐB 5,60 6,43 6,58 5,95 5,16 5,09 6,38 6,34 5,91 5,83 5,93 Thu Khác 7,59 8,64 8,32 6,55 5,91 3,43 5,53 3,37 3,16 4,92 5,74 Thuế TNCN 1,87 1,77 1,77 1,79 2,21 2,98 3,07 4,47 5,33 6,05 3,13 Phí và lệ phí 4,10 3,91 3,41 3,10 3,25 2,83 3,93 3,49 3,61 2,69 3,43 Thu viện trợ 1,88 1,45 1,59 2,73 1,79 2,17 1,70 2,02 1,68 1,05 1,80 Lệ phí trước bạ 1,15 1,31 1,17 1,16 1,68 1,69 2,07 2,14 1,55 1,71 1,56 Thuế Môn bài 0,49 0,33 0,30 0,27 0,26 0,23 0,25 0,23 0,20 0,21 0,28 Thuế nhà đất 0,23 0,22 0,22 0,21 0,21 0,21 0,26 0,24 0,22 0,16 0,22 Thuế CQ SDĐ 0,26 0,32 0,41 0,43 0,69 0,69 0,06 0,41 Thuế SDĐNN 0,10 0,07 0,06 0,04 0,03 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 0,04

Phân tích cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế (bảng 3.8) cho thấy thu NSNN đến từ ba nguồn chính là thuế TNDN, thuế GTGT và thuế trên hàng hóa xuất nhập khẩu (gồm thuế XNK, thuế GTGT và thuế TTĐB trên hàng nhập khẩu). Có thể thấy thuế với hoạt động XNK vẫn giữ vai trò rất quan trọng khi đóng góp trung bình hơn 11% số thu NSNN trong năm năm gần đây dù nhiều dòng thuế đã được cắt giảm, nguồn thu này tăng lên chủ yếu do kim ngạch hàng hóa XNK tăng mạnh và công tác hải quan được cải thiện hơn. Tuy nhiên, nguồn thu này sẽ giảm đi khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO, do vậy cần phải tìm kiếm nguồn thu thay thế để đảm bảo ngân sách không bị thâm hụt trầm trọng hơn.

So sánh ở Biểu đồ 3.4 phần trên cho thấy tỷ lệ thu thuế GTGT, thuế TNDN và thuế XNK của Việt Nam trong tổng thu NSNN đã cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển châu Á nên những nguồn thuế này khó có thể tiếp tục tăng lên. Ngược lại, để cạnh tranh, Việt Nam cần giảm thuế suất với TNDN điều này cũng giúp sự cạnh tranh về thuế của Việt Nam cao hơn khi xem xét đến thực tế là hầu hết các nước trong khu vực áp dụng thuế suất thuế TNDN đa dạng với nhiều mức thuế suất từ 10-30% thậm chí 2% như ở Philippines trong một số trường hợp.

Ba loại thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng tăng thu trong tương lai là thuế TNCN, thuế TTĐB và thuế đối với tài sản. Hiện nay thu thuế từ BĐS (không tính lệ phí trước bạ) chỉ chiếm 0,25% tổng thu NSNN so với mức trung bình trên 1% ở các nước đang phát triển trong khi đây là nguồn thu rất quan trọng cho NSĐP.

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ thu ngân sách so GDP của một số nền kinh tế ở Châu Á

Một điểm khác biệt nữa để có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh ngân sách Việt Nam qua Biểu đồ 3.6. Mặc dù tỷ lệ thu ngân sách trên GDP của Việt nam gần thuộc hàng cao nhất so với một số nền kinh tế mới nổi ở Châu Á. Tuy nhiên, cấu trúc thu thuế của Việt nam không cân đối, đặc biệt là thuế tài sản và thuế TNCN tỏ ra kém hiệu quả (xem biểu đồ 3.4). Trong khi đó cán cân thâm hụt ngân sách của Việt nam là khá cao trong những năm gần đây so với các nước (xem bảng 3.9). Theo số liệu của IMF năm 2012, cho thấy trong năm năm gần đây Việt Nam luôn có tỷ lệ thâm hụt NSNN cao hơn trung bình các nước đang phát triển có thu nhập thấp trên thế giới và cao hơn tỷ lệ trung bình của tất cả các nhóm nước đang phát triển thấp chia theo khu vực. Đây là vấn đề mà Chính phủ Việt nam cần lưu ý vì thâm hụt ngân sách cao, liên tục có ảnh hưởng tiêu cực đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, tỷ giá.

Bảng 3.9: So sánh cán cân NSNN Việt nam và các nƣớc đang phát triển (%GDP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thuế tài sản ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay​ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)