Các hình thức đánh thuế tài sản (a) Đánh thuế trên tất cả các tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thuế tài sản ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay​ (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.1.4 Các hình thức đánh thuế tài sản (a) Đánh thuế trên tất cả các tài sản

(a) Đánh thuế trên tất cả các tài sản

Theo phương pháp này, đối tượng đánh thuế tài sản là tất cả các loại tài sản mà một chủ sở hữu có được (gồm cả bất động sản và động sản). Trị giá tài sản chịu thuế là giá trị tài sản ròng, là khỏan chênh lệch giữa tổng giá trị các tài sản và các chi phí, tiền vay tạo thành tài sản đó.

Hình thức thuế của cải đánh trên giá trị tài sản ròng thường thích hợp trong điều kiện xã hội có mức thu nhập bình quân đầu người cao, khu vực kinh tế tư nhân phát triển, tài sản có sự tập trung quá mức vào một nhóm người giàu có dẫn đến khoảng cách chênh lệch đáng kể giữa giàu và nghèo, loại thuế này thường được áp dụng ở các nhóm nước OECD.

Thuế suất thường sử dụng theo hình thức thuế suất lũy tiến, mức độ lũy tiến phụ thuộc vào mức độ tập trung tài sản trong xã hội cao hay thấp vào một nhóm người giàu có nhất định. Nếu khoảng cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn thì mức lũy tiến cần thiết kế cao hơn. Ngược lại, mức lũy tiến vừa phải hoặc đôi khi không cần sử dụng loại thuế suất này.

(b) Đánh thuế vào một bộ phận tài sản

Theo phương pháp này, đối tượng đánh thuế tài sản chỉ là một bộ phận trong toàn bộ tài sản của chủ sở hữu, có hai hình thức thuế phổ biến khi tính theo phương pháp này:

- Thuế bất động sản: Đối tượng nộp thuế là chủ sở hữu đất, nhà và bất động sản khác. Thuế suất thường là thuế suất lũy tiến áp dụng trên trị giá tài sản chịu thuế, với mức động viên thấp và chỉ mang tính chất quản lý. Thuế bất động sản thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý và thu vào ngân sách địa phương.

- Thuế đánh một lần vào tài sản khi chuyển dịch quyền sở hữu: Thuế được thực hiện khi đối tượng nộp thuế cần có chứng nhận quyền sở hữu khi mua bán, thừa kế, chuyển dịch động sản hoặc bất động sản. Thuế chỉ đánh một lần khi đăng ký quyền sở hữu, mức thuế thường là thuế suất tỷ lệ tính trên giá trị giá tài sản chịu thuế hoặc là định suất thuế (giá trị tuyệt đối) theo đơn vị tài sản.

Mức thuế cao hay thấp tùy theo yêu cầu và mục đích điều tiết: Áp dụng mức thuế thấp nếu ngoài việc nộp thuế chuyển dịch quyền sở hữu, hàng năm còn phải nộp thuế tài sản. Áp dụng mức thuế cao nếu chỉ chịu một lần thuế tài sản khi đăng ký. Giá tính thuế tài sản thường được căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm đánh thuế tài sản. Một số trường hợp khó xác định giá thị trường thì áp dụng giá tính thuế do nhà nước quy định. Nguồn thu từ các loại thuế đăng ký tài sản khi chuyển dịch quyền sở hữu thuộc các cấp ngân sách, trong đó có một phần cho ngân sách địa phương.

2.1.5

Nếu chúng ta phân loại hệ thống thuế theo các yếu tố kinh tế bị đánh thuế (đối tượng đánh thuế) thì thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản là ba sắc thuế cấu

thành một hệ thống thuế. Cả ba loại i bằng thu nhập

của các cá nhân trong xã hội. Mỗi loại thuế đảm nhận thu cho nhà nước theo những phương pháp thích hợp, đồng thời tạo ra hiệu ứng tối ưu nhất đối với nền sản xuất xã hội. Thuế đánh vào thu nhập làm giảm bớt thu nhập khả dụng của người có thu nhập.

Thuế đánh vào tiêu dùng làm cho người tiêu dùng bị điều tiết một phần thu nhập mà nếu không có nó người tiêu dùng đã có thể mua được nhiều hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng hơn. Thuế đánh vào tài sản làm giảm bớt sự giàu có hoặc lợi ích do tài sản mang lại cho chủ sở hữu của chúng. Điều đó cho thấy sự tồn tại của ba loại thuế thu nhập, tiêu dùng và tài sản là tất yếu, thể hiện sự phù hợp, tương ứng theo sát chu kỳ vận động của thu nhập. Có thể minh hoạ điều này thông qua sơ đồ biểu diễn dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ biểu diễn chu kỳ vận động của thu nhập

Nguồn: Sử Đình Thành (2006), Tài chính công.

Ghi chú:

(1) Thu nhập nhận được trong hiện tại chưa sử dụng sẽ bị đánh thuế thu nhập. (2) Thu nhập còn lại (sau thuế thu nhập) khi tiêu dùng bị đánh thuế tiêu dùng. (3) Thu nhập còn lại dùng cho mục đích tích luỹ tài sản bị đánh thuế tài sản.

(4)Tài sản tích lũy khác không hiện vật hoá (tài sản chính) thông thường không bị đánh thuế tài sản vì thực chất chúng chỉ là những trái vụ phản ánh quyền nắm giữ tài sản của chủ sở hữu. Phần tài sản thực đã tồn tại dưới dạng hiện vật như chứng khoán, cổ phiếu,…tạo nên tài sản hiện vật của người vay vốn.

(5)Thu nhập dùng cho tiêu dùng, mua tài sản hoặc tích luỹ dưới dạng tài sản tài chính đến lượt nó lại tạo ra thu nhập tiềm năng trong tương lai và một trình đánh thuế mới lại bắt đầu (mũi tên đứt đoạn chỉ dòng thu nhập tương lai ở nhiều chu kỳ đánh thuế

Thu nhập tiêu dùng Thuế tiêu dùng

Thu nhập tương lai Thuế thu nhập Thu nhập hiện tại

Thuế thu nhập

Thu nhập tích lũy khác

Tài sản tài chính hóa Thu nhập tích lũy hiện vật hóa thành tài sản Thuế tài sản (1) (2) (5) (3) (4) (5) (5) (5) (5)

sau đó).

Như vậy, hệ thống thuế là một thể thống nhất gồm nhiều loại thuế cấu thành, được thiết kế dựa trên những nguyên lý và tiêu thức nhất định nhằm phát huy tối đa những chức năng của mỗi sắc thuế đồng thời thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu của toàn bộ hệ thống. Một hệ thống thuế hoàn chỉnh phải gồm đầy đủ các loại thuế cơ bản là: thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản. Sự hiện diện của ba loại thuế nói trên không đơn thuần là biện pháp cốt lõi để thu được thuế mà quan trọng hơn là một sự tinh xảo, một kỹ nghệ trong việc thiết kế hệ thống các sắc thuế nhằm đảm bảo tiêu thức công bằng và hiệu quả một cách tối ưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thuế tài sản ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)