CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TÀI SẢN
2.3.2 Nguyên tắc bền vững và khả th
Tính bền vững của hệ thống thuế tài sản là điều cần thiết vì chi tiêu thường xuyên của chính quyền địa phương thường lấy từ nguồn thu thuế tài sản: chính quyền địa phương yêu cầu một nguồn thu thuế ổn định nhằm phát triển và duy trì mức độ cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng tại địa phương như mong muốn. Để bảo đảm tính bền vững thì hệ thống thuế tài sản phải cân bằng giữa tính năng động và uyển chuyển với tính ổn định và nhất quán để cho nó vừa có khả năng thay đổi thích nghi với tình hình, đồng thời có thể dự báo trước trong quá trình áp dụng. Yếu tố then chốt nhất của tính bền vững là hệ thống thông tin quản lý phải vận hành tốt để giảm thiểu khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn.
Nguyên tắc khả thi rất quan trọng trong việc xây dựng bất kỳ một sắc thuế nào, nguyên tắc khả thi thể hiện ở những điểm sau:
- Nguyên tắc khả thi đòi hỏi sắc thuế phải tính đến khả năng đóng thuế của người dân từ đó đưa ra cách thức điều chỉnh thích hợp. Nhà nước không thể bắt người dân đóng thuế khi họ không có khả năng đóng góp. Khả năng đóng góp của người dân thể hiện ở chỗ người dân chỉ phải đóng thuế khi mà thu nhập chịu thuế của họ là khoản thu nhập còn dư ra sau khi chi cho những nhu cầu cần thiết. Thông thường các quốc gia tính toán và đưa ra những định mức chi tiêu cần thiết áp dụng chung cho mọi người dân. Nếu thu nhập của họ không vượt quá định mức này, họ không phải đóng thuế.
- Nguyên tắc khả thi cũng thể hiện ở việc thi hành luật thuế, cơ quan thuế phải có khả năng xác định đúng đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, số thuế phải thu. Ngòai ra, cơ quan thuế cũng phải có khả năng phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp trốn thuế, tránh thuế.