Cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam tuy chưa có sắc thuế nào có tên là thuế tài sản, nhưng đối chiếu với cơ sở lý luận về tài sản và thuế tài sản ở nhiều nước trên thế giới thì có một số sắc thuế và lệ phí hiện hành mang tính chất của thuế tài sản như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (thay thế thuế nhà đất trước năm 2012) và lệ phí trước bạ.
Qua hai cuộc cải cách thuế quan trọng đầu tiên thực hiện năm 1990 và 1998 nhằm mục đích điều chỉnh theo quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Một khung pháp lý tổng thể đã được xây dựng nhằm tái cấu trúc hệ thống thuế trong nền kinh tế chỉ huy tập trung cũ. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng ở Chương 3 chỉ ra
rằng, hệ thống thuế Việt nam chưa thật sự đồng bộ, nguồn thu chủ yếu tập trung vào thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, các sắc thuế khác không được phát huy, một vài sắc thuế mang lại nguồn thu rất thấp (dưới 1% trong tổng thu). Trong khi nguồn lực tài chính của nền kinh tế là giới hạn, do vậy mức huy động của thuế cũng phải có sự giới hạn. Với thực trạng là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi tiêu của ngân sách rất lớn và áp lực cân đối ngân sách là không nhỏ, nhưng không phải thế là tận thu để bao chi, vì làm như vậy sẽ phá vỡ tính kỷ luật tài chính tổng thể. Thuế không vì mục tiêu cân đối ngân sách trước mắt, mà quan trọng phải hướng vào mục tiêu cao hơn và xa hơn. Cải cách thuế cần tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo của thuế, đi đôi với việc mở rộng cơ sở thuế và hạ thấp thuế suất. Đồng thời, chính sách thuế phải bao quát hết tất cả nguồn thu, cần đưa vào áp dụng các loại thuế mới để quản lý nguồn thu và nâng cao vai trò điều tiết như thuế tài sản, thuế môi trường. Trong xu hướng hội nhập, thuế đánh vào thương mại quốc tế sẽ giảm dần, thay vào đó chính sách thuế cần nỗ lực gia tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Thực hiện cải cách thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, minh bạch, trung lập, không phân biệt các thành phần kinh tế; đồng thời tháo dỡ dần chính sách bảo hộ bằng việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những bước đi quan trọng nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh.
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM TRONG B