Những nguyên tắc xây dựng mô hình thuế tài sản 1 Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thuế tài sản ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay​ (Trang 34 - 35)

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TÀI SẢN

2.3 Những nguyên tắc xây dựng mô hình thuế tài sản 1 Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng

2.3.1 Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng

Công bằng theo chiều dọc và chiều ngang là điều tối quan trọng nếu muốn giải quyết yếu tố kinh tế và chính trị của cải cách thuế tài sản. Công bằng theo chiều dọc và chiều ngang thể hiện ở chỗ các tài sản tương tự cần có nghĩa vụ thuế được xác định và thanh toán tương tự nhau, trong khi đó sự khác biệt tương đối về giá trị tài sản cần phải được phản ánh trong các mức khác biệt tương đối có thể so sánh được trong giá trị tài sản chịu thuế và phần nộp thuế. Sự công bằng cũng đòi hỏi phải áp dụng một cách rõ ràng, nhất quán và khách quan các chính sách và thủ tục được hiểu và chấp nhận rộng rãi. Để công bằng, cần đánh thuế theo các quy tắc chung và khách quan được thừa nhận là hợp lý và công bằng. Tổng số tiền thuế phải nộp cần chắc chắn và không nên được xác định thông qua thương lượng hoặc yêu sách một cách tùy tiện.

Công bằng là một yêu cầu rất quan trọng trong việc xây dựng mô hình thuế, tính công bằng của thuế thể hiện ở hai mặt pháp lý và kinh tế. Theo các nhà kinh tế học, tính công bằng của thuế được xem xét ở hai giác độ, công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang là các đối tượng có tình trạng và khả năng nộp thuế ngang nhau thì phải được đối xử về thuế như nhau. Công bằng theo chiều dọc là sự đối xử về thuế khác nhau đối với các đối tượng có tình trạng và khả năng đóng thuế khác nhau. Tính công bằng về thuế còn được các nhà kinh tế học xem xét ở khía cạnh khả năng đóng thuế, lợi ích của người nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình thuế tài sản ở việt nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay​ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)