CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TÀI SẢN
2.4 Những nhân tố cơ bản của mô hình thuế tài sản
Để hình thành bất kỳ một mô hình thuế nào, điều cần thiết đầu tiên là phải xác định các nhân tố cấu thành sắc thuế đó. K.Rosengard (1998) đúc kết từ lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia và cho rằng, các nhân tố cơ bản hình thành sắc thuế tài sản bao gồm cơ sở thuế (tax base), thuế suất (tax rate) và hình thức (method) đánh thuế.
- Cơ sở thuế (căn cứ tính thuế) bao gồm: phạm vi đối tượng chịu thuế tài sản, thu nhập chịu thuế hoặc tài sản chịu thuế, tỷ lệ giá trị tài sản chịu thuế, ngưỡng chịu thuế.
- Thuế suất: sự đồng nhất hay khác biệt thuế suất; thuế suất lũy tiến, tỷ lệ hay lũy thoái.
- Hình thức đánh thuế: thể hiện cách thức đánh thuế dựa trên giá trị hay thu nhập; đánh thuế hàng năm hoặc đánh thuế một lần.
Nguồn: Jay K.Rosengard (1998), Property Tax Reform in Developing Countries, Kluver Academic Publishers, Boston.
Thuế bất động sản Indonesia, PBB (pajak bumi dan bangunan, thuế đất và công trình xây dựng) được áp dụng theo giá trị trên thị trường vốn đối với tất cả đất đai và công trình xây dựng trên toàn quốc, ngoại trừ bất động sản thuộc các nhóm được miễn thuế theo quy định cụ thể trong luật thuế bất động sản.
- Đất được định nghĩa là diện tích bề mặt của Indonesia, bao gồm đường thủy và mặt biển, cùng với diện tích nằm bên dưới.
- Công trình xây dựng (building) được định nghĩa là các kiến trúc xây dựng cố định trên mặt đất hay mặt nước có tạo ra lợi ích, bao gồm đường xá và các công trình gắn liền với tổ hợp xây dựng; đường thu phí; hồ bơi; vườn và hàng rào đắt tiền; công trình thể thao; bến tàu và cảng; đường ống, hồ chứa và các thiết bị chế biến dầu, khí và nước.
Nguồn: Keputusan Menteri Keuangan Republik Indonesia Nomor (1988), Tentang Penentuan Klasifikasi dan Besarnya Nilai Jual Obyek Pajak Sebagai Dasar Pengenaan Pajak Bumi Dan Bangunan.