Vị trí của Ma Văn Kháng trong văn xuôi Việt Nam đương đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Vị trí của Ma Văn Kháng trong văn xuôi Việt Nam đương đại

1.2.3.1. Người góp công khai phá đề tài miền núi

Đề tài miền núi là một trong những mảng đề tài lớn của Văn học Việt Nam. Trước Ma Văn Kháng, đã có một số nhà văn khẳng định tên tuổi của mình ở mảng đề tài này như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi… cùng với những nhà văn vốn là người dân tộc thiểu số đã không ngừng lao động nghệ thuật và hình thành nên bộ phận “văn học đẹp đẽ” viết về đề tài dân tộc và miền núi này.

Hòa chung với dòng chảy đó, Ma Văn Kháng cũng đã khẳng định tên tuổi của mình ở mảng đề tài này. Nhưng có lẽ, đến Ma Văn Kháng, đề tài miền núi mới được thể hiện đa dạng và sâu sắc với hàng loạt truyện ngắn, tiểu thuyết. Đặc biệt là tiểu thuyết sử thi của nhà văn có tầm vóc xứng đáng với lịch sử hào hùng của vùng núi Tây Bắc của tổ quốc. Ma Văn Kháng với một phong cách riêng, đã đi vào khai thác đề tài đấu tranh của con người miền núi với những nét mới mẻ. Ông đã tiên phong trong việc đưa đề tài về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa vào sáng tác của mình. Các tác phẩm của ông dựng lại một thời kỳ lịch sử đầy những biến động thăng trầm của đồng

bào dân tộc thiểu số Tây Bắc trong quá trình dài chiến đấu với kẻ thù, vừa có sự chuyển biến trong nhận thức, tư tưởng bản thân mỗi người cùng những phong tục tập quán đặc trưng được hiện lên rõ nét trong những trang viết mang nét độc đáo riêng của nhà văn. Hơn hai mươi năm gắn bó máu thịt, mảnh đất Lào Cai trở đã thành nguồn cảm hứng vô tận để ông cho ra đời những đứa con tinh thần của mình. Với sự am hiểu thực tế sâu sắc, ông đã đưa vào tác phẩm của mình những chất liệu “ngồn ngộn” của cuộc sống hiện thực nơi đây. Các tác phẩm: Đồng bạc trắng hoa xòe (1977), Vùng biên ải (1983), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001), Chuyện của Lý (2013)là sự kết tinh thành tựu của nhà văn về mảng đề tài miền núi. Cùng với số lượng tác phẩm và những tình cảm cao quý, chân thành dành cho mảnh đất và con người miền núi, Ma Văn Kháng đã khẳng định được những đóng góp của mình trong việc khai phá mảng đề tài này.

1.2.3.2. Người góp công mở đường cho văn học thời kỳ đổi mới

Nếu điểm những gương mặt tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Ma Văn Kháng phải là một trong những người được ghi công hàng đầu. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn... Ma Văn Kháng đã dũng cảm tiên phong mở đường cho sự đổi mới của văn học Việt Nam. Được coi là người đi tiền trạm cho đổi mới văn học, nhà văn đã có nhiều đóng góp to lớn khi phân tích, mổ xẻ, nghiền ngẫm vấn đề cuộc sống hôm nay: con người với tất cả mặt tốt xấu cùng hiện thực sinh động có cả ánh sáng và bóng tối. Với số lượng tác phẩm và nội dung thời sự đặc sắc, nhà văn đã chứng tỏ được tài năng của mình, góp phần làm mới diện mạo Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới qua các tiểu thuyết: Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Ngược dòng nước lũ (1999)…

Trong những năm tháng gần đây, tiểu thuyết có phần kém sôi động, không gây được nhiều sự chú ý và chưa có những tác phẩm để đời. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận những cố gắng, nỗ lực cách tân, sáng tạo của một số cây bút tiểu thuyết trong đó có Ma Văn Kháng. Ông vẫn luôn trăn trở, tìm tòi hướng đi mới cho tiểu thuyết. Tác giả Nguyễn Hòa trong bài nghiên cứu “Một cách lí giải về thực trạng tiểu thuyết Việt

Nam đương đại” đã nhận định: “Đọc Ma Văn Kháng, nhận thấy ông đang tiến hành

hình một phong cách tiểu thuyết” [18, tr.203]. Tuy nhiên, với những nỗ lực sáng tác bền bỉ và những đóng góp to lớn của mình Ma Văn Kháng xứng đáng là một trong những nhà văn gạo cội của văn học Việt Nam.

TIỂU KẾT

Như vậy, chúng ta thấy, tiểu thuyết là một thể loại quan trọng trong loại hình tự sự. Nó luôn luôn vận động và biến đổi. Tiểu thuyết có những đặc trưng riêng về nội dung cũng như hình thức với các thể loại khác. Một số đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết gồm nhân vật, NKC, ngôn ngữ và giọng điệu... Nghiên cứu những đặc trưng đó trong tác phẩm của một nhà văn sẽ góp phần khẳng định được những thành công về nghệ thuật cùng những đóng góp của nhà văn trong dòng chảy văn học.

Có thể nói, cùng với những nhà văn tiên phong trong thời kì đổi mới, Ma Văn Kháng là một trong những cây bút tiêu biểu và có công hàng đầu trong tiến trình đổi mới văn học. Ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà cả về số lượng và chất lượng. Ma Văn Kháng với một đời văn cần mẫn, sáng tạo, với sức viết bền bỉ và dẻo dai đã trở thành tấm gương cho thế hệ nhà văn trẻ noi theo. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với những hướng “thử nghiệm” tìm tòi, đổi mới trong thể loại tiểu thuyết, nhà văn đã góp phần tạo nên nền tảng cho những cách tân, đổi mới trong sáng tác của thế hệ sau.

Chương 2

NHÂN VẬT VÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG

(QUA BÓNG ĐÊM, BẾN BỜ, NGƯỜI THỢ MỘC VÀ TẤM VÁN THIÊN) 2.1. Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

2.1.1. Thế giới nhân vật

Qua khảo sát ba tiểu thuyết Bóng đêm, Bến bờ, Người thợ mộc và tấm ván thiên, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật được chia ra thành hai tuyến khá rõ ràng là nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Bên cạnh đó, nhà văn còn sáng tạo ra những nhân vật độc đáo. Họ là những người đứng giữa ranh giới thiện và ác. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Điều này giúp chúng tôi khảo sát nhân vật một cách có hệ thống hơn.

2.1.1.1. Nhân vật chính diện

Là nhân vật mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, đại diện cho cái tốt, cái thiện, là hiện thân cho những khát vọng cao cả của nhà văn và thời đại. Trong ba tiểu thuyết Bóng đêm, Bến bờ, Người thợ mộc và tấm ván thiên, chúng tôi thấy nhân vật chính diện bao gồm: Nhân vật trí thức, chiến sĩ công an, người lãnh đạo có tài, có tâm; Nhân vật người phụ nữ đẹp về ngoại hình và tính cách; Nhân vật quần chúng tích cực.

* Nhân vật trí thức, chiến sĩ công an, người lãnh đạo có tài, có tâm

Nhân vật trí thức, người lãnh đạo có tài, có tâm trong ba tiểu thuyết là những người chiến sĩ công an nhân dân như ông Tầm, Nhâm, Trừng (Bóng đêm), Điền, Lập

(Bến bờ) và thầy giáo Quang Tình (Người thợ mộc và tấm ván thiên). Họ đều là những

người trí thức chân chính, có lòng yêu nghề, có trí tuệ, sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão nhưng lại sống trong một môi trường đầy rẫy những cạm bẫy, cái ác luôn rình rập bủa vây. Họ phải chiến đấu với cái ác, cái xấu để bảo vệ cuộc sống của mọi người và của chính mình. Dù đôi khi những phút giây yếu đuối, ngã lòng nhưng họ cố gắng vượt lên mọi hoàn cảnh, biết nhìn lại mình và luôn tự hoàn thiện mình để vươn tới những lý tưởng cao đẹp.

Ông Tầm (Cao Văn Tầm, tiểu thuyết Bóng đêm) - Trưởng công an quận, thủ trưởng của Nhâm và Trừng. Ông có “ý chí gan góc hơn người, ý chí khăng khăng trên

tr.152]. Ở tuổi ngoại năm mươi, “ông đã trải đủ mọi cảnh huống mùi đời ấm lạnh, tan hợp, bi hoan”. Ông là một “nhân vật của cuốn biên niên sử của công việc”. “Lập nhiều công trạng nhưng ông lặng lẽ khiêm nhường, giấu mình tuy vẫn luôn mở rộng tâm hồn chào đón tiếp nhận các nguồn năng lượng khác để làm cho mình giàu có, bác tạp thêm”

[39, tr.153], là “cả một kho báu kinh nghiệm về sự thật” [39, tr.30]. Những điều trên cho thấy ông Tầm mang đúng cốt cách của một nhân vật chính diện và là một hình tượng lí tưởng đại diện cho cái đẹp, cái thiện, cho chân lí, lẽ phải. Ông là một chiến sĩ công an mẫu mực, một lãnh đạo có tài và có tâm, là một tấm gương sáng cho các chiến sĩ trẻ noi theo.

Cũng như vậy, Lập trong tiểu thuyết Bến bờ - giám thị Trại giam Tam Giang, bạn thân của Điền là một người mạnh mẽ, có ý chí nghị lực hơn người. Trong công việc Lập không nệ vào sự yêu thích mà chỉ chú trọng đến bổn phận. Anh luôn lo lắng hết lòng cho công việc. Bên cạnh ông Tầm và Lập, trong hai tiểu thuyết Bóng đêm

Bến bờ còn có các chiến sĩ công an trẻ trung, năng động, sống hết mình vì công cuộc bảo vệ sự bình yên cho nhân dân như Nhâm, Trừng, Điền.

Nói đến nhân vật tri thức có tài có tâm, ta không thể không nhắc đến thầy giáo Quang Tình trong tiểu thuyết Người thợ mộc và tấm ván thiên. Quang Tình vốn là một thầy giáo say mê lí tưởng, mê văn chương nghệ thuật, nhiệt tình và tận tụy với công việc. Thầy luôn khao khát vươn tới sự hoàn thiện đẹp đẽ nhất: “Trở thành một thầy giáo dạy giỏi, một con người đa năng có ích cho đời” [41, tr.16]. Thầy giáo Quang Tình từng gặp đủ mọi bi kịch của cuộc đời. Nhưng dù khó khăn thế nào, dù có rơi vào hoàn cảnh túng quẫn nhất, bạn đọc vẫn luôn thấy thầy giữ được niềm tin yêu với cuộc đời và con người, nhất là sự ý thức về nhân phẩm của mình. Nhân vật thầy Quang Tình thật sự là tấm gương đạo đức sáng ngời để người đọc có thể soi vào. Từ đó vực lên cho mình ý chí quyết tâm vượt khó, đặc biệt là việc giữ được thiện tâm trong sáng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bên cạnh thầy giáo Quang Tình còn có hai người bạn thân của thầy là Trần Đình và Bùi Lễ. Hai thầy cũng góp phần thể hiện nhân cách đạo đức tốt đẹp của con người, giúp bạn đọc có thêm niềm tin với cuộc sống.

Có thể thấy, Ma Văn Kháng đã xây dựng nên hình ảnh các nhân vật trí thức, chiến sĩ công an, người lãnh đạo có tài, có tâm mang trong mình cốt cách cao đẹp và đồng thời cũng phải chịu nhiều lắm những bi kịch từ cuộc đời. Nhưng ở họ luôn sáng

lên sự dũng cảm, nghị lực và ý chí quyết tâm đấu tranh chống lại xái xấu, cái ác, bảo vệ cho công lí, lẽ phải.

* Nhân vật phụ nữ đẹp về ngoại hình và tính cách

Trong những trang viết của mình, Ma Văn Kháng dành rất nhiều tình cảm để ca ngợi vẻ đẹp của con người trong đó hình ảnh người phụ nữ luôn được tác giả quan tâm. Nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của nhà văn thường là những người đẹp, có phẩm hạnh, họ mang một vẻ đẹp thánh thiện, đẹp cả về ngoại hình và tính cách.

Trong tiểu thuyết Bóng đêm, Quyến - người yêu của Nhâm là một phụ nữ đẹp. Quyến có một bản tính nồng hậu, nàng luôn khát khao sự hoàn hảo trọn vẹn đến tận cùng và luôn ao ước một đời sống lứa đôi khăng khít. Với tình yêu chân thành của Nhâm, Quyến thực sự đã trở thành người phụ nữ đẹp. Đó là người phụ nữ đoan trang, một thân phận yếu đuối mong manh cần được sự che chở “Ôi! Quyến của anh! Anh vô cùng yêu

em. Em không có lỗi lầm gì hết. Em trong ngọc trắng ngà” [39, tr.302]. Ta có thể bắt

gặp hàng loạt những nhân vật phụ nữ có vẻ đẹp gợi cảm như thế. Đó là Cúc, bạn gái mới quen của thiếu úy Hà Văn Trừng (Bóng đêm); là Khanh, người yêu Điền (Bến bờ); là Thắm, vợ thầy giáo Quang Tình (Người thợ mộc và tấm ván thiên)…

Với việc xây dựng hình tượng những người phụ nữ đẹp về ngoại hình và tính cách, Ma Văn Kháng cho người đọc thấy được vẻ đẹp và vai trò hậu phương vững chắc của họ với nhân vật trí thức, chiến sĩ công an dũng cảm gan dạ. Những người phụ nữ chính diện trong tiểu thuyết của ông thường có nhan sắc, có cá tính, có trí tuệ và cũng gặp những bi kịch éo le trong cuộc đời nhưng ở họ cũng toát lên sự bản lĩnh, dám sống và đấu tranh cho cái Thiện, cho lẽ phải. Dù họ không được khắc họa như những nhân vật trung tâm nhưng họ vẫn nổi bật và gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

* Nhân vật quần chúng tích cực

Ngoài những trí thức, lãnh đạo có tài, có tâm; những phụ nữ đẹp về ngoại hình và tính cách, trong ba tiểu thuyết còn có sự xuất hiện của những nhân vật chính diện khác, họ là những nhân vật quần chúng có tư cách đạo đức tốt. Có thể kể đến trong tiểu thuyết Bóng đêm đó là chị Thư nhặt rác, người đã phát hiện ra đầu của anh Bội trong cái gầu vứt dưới hồ Thanh Thiên; là người đàn ông có quan hệ thân mật với chị Thư, anh ta làm cửu vạn ở ga Trần Quý Cáp - một người lao động chân tay lương

thiện, anh đã bảo vệ Nhâm trong lúc Nhâm bị thương do đối đầu với lũ du côn. Đó còn là những người dân trong ngôi làng ở Hưng Yên, nơi Trừng đến điều tra mối liên quan của cậu Lẫm đến cái chết của anh Bội. Tất cả những nhân vật đó đều là những người dân lương thiện và họ giúp ích rất nhiều cho các chiến sĩ công an trong quá trình làm nhiệm vụ, giúp các anh hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong tiểu thuyết

Bến bờ thì người đọc ấn tượng với Huy, con trai út của mụ Đống, người gần như tách

biệt hẳn với mẹ và các anh chị, tuy Huy không học cao nhưng anh là một người tốt, sống bằng chính sức lao động của mình và thường xuyên giúp đỡ, làm chỗ dựa cho Khanh.

2.1.1.2. Nhân vật phản diện

* Nhân vật trí thức, công an, lãnh đạo tha hóa

Đối lập với những nhân vật trí thức, công an, người lãnh đạo tài năng, chân chính, trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng còn có những nhân vật trí thức, công an, lãnh đạo tha hóa, biến chất. Đó là những kẻ đội lốt trí thức, mạo danh trí thức, là những kẻ cậy chức cậy quyền, giả nhân giả nghĩa, lừa thầy phản bạn.

Trong tiểu thuyết Bóng đêm, điển hình cho dạng nhân vật này là ông Khoái,

“một đối cực cả về hình thể lẫn thần thái với ông Tầm” [39, tr.182]. Trừng đã từng

nhận xét: “Khoái là một kẻ bỉ tiện, là cặn bã của cặn bã”. Hắn có một bộ dạng quan cách, đạo đức giả, lấy mẽ bề ngoài che đậy cái bất tài vô dụng, lại đeo xung quanh mình bao điều ô trọc, dị nghị. Khoái còn là một kẻ dâm đãng, hắn lợi dụng nghề nghiệp chức vụ, hoàn cảnh để thỏa mãn tính thị dâm, khẩu dâm. Hắn lo sợ, ganh ghét và còn trơ trẽn cướp công của những chiến sĩ trẻ như Nhâm. Những biểu hiện trên của ông Khoái cho thấy ông là một lãnh đạo không những chỉ thiếu tài mà còn thiếu cả đức, đúng là “cặn

bã của cặn bã”. Bên cạnh Khoái, Hói trong Bến bờ và Hoàng Hủ trong Người thợ mộc

và tấm ván thiên cũng có những nét tương tự. Chúng đều là những người nắm quyền

hành trong tay nhưng lại ngu dốt, rất nham hiểm và thâm độc. Quyền lực có trong tay những kẻ như chúng thật là một mối nguy hại khôn lường. Ma Văn Kháng đã thật tài tình khi dựng lên hình ảnh của những kẻ có chức có quyền mà tha hóa, trụy lạc để người đời đọc và soi xét. Tác giả đặt họ vào thế đối lập để làm tôn thêm vẻ đẹp của những người trí thức, lãnh đạo chân chính và đồng thời cũng cho ta thấy rõ rằng, làm

người nhất là làm lãnh đạo cần thật sự vừa có tài vừa có tâm, có như vậy mới thu phục được lòng người.

* Nhân vật phụ nữ sống với dục vọng bản năng

Nếu như Quyến, Khanh, Cúc và Thắm là đại diện cho những người phụ nữ đẹp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)