Người kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 54 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Người kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài

Người kể chuyện ở NT3 với ĐNBN trong ba tiểu thuyết được thể hiện ở chỗ, NKC chủ động điều phối, hé mở các chi tiết, sự kiện và định hướng cho bạn đọc cách cảm cách nghĩ. Ngoài ra, đó còn là những đoạn mạch trữ tình ngoại đề về phong cảnh

thiên nhiên, hoặc các kiến thức liên quan đến công việc của nhân vật. NKC cứ đứng bên ngoài thuật lại các chi tiết một cách khách quan.

Tiểu thuyết Bóng đêm, NKC dẫn dắt người đọc đến với vụ án: “Nhưng mà, quả nhiên tiếng người rao báo hôm nay, lúc này có nhiễm nỗi kinh hoàng nên run rẩy khác thường thật”. [39, tr.16]. Bởi đây là một vụ án mạng “man rợ chưa từng thấy”. Sau đó NKC cho người đọc biết những thông tin chi tiết về vụ án.

Ở phần kết chương XIX (Bóng đêm), NKC đã cho độc giả thấy được sự tồn tại khách quan, đứng bên ngoài câu chuyện và thể hiện rõ ý đồ của mình khi không kể lại kĩ cuộc truy bắt, vật lộn của Nhâm với tên Phỉ: “Nhưng, những gì đáng kể nhất của cuộc truy bắt thì đã kể rồi. Còn thì cuộc đấu súng khi tên Phỉ lẩn trốn vào một trạm thuế, tiếp đó là cuộc đấu võ tay vo diễn ra khi tên Phỉ bơi qua sông Chảy, tối hôm đó vào xin ăn ở một làng người Dao bên bờ sông này, giữa Nhâm và tên tội phạm với kết cục là anh đã bắt được nó thì có gì đáng nói nữa. Vô khối phim truyện đã trần thuật

lại bằng hình ảnh những vụ việc tương tự rất sống động rồi còn gì” [39, tr.280]. Cũng

giống như Bóng đêm, NKC trong tiểu thuyết Người thợ mộc và tấm ván thiên có lúc lộ rõ mình: “Thầy Quang Tình - thợ học việc. Đang từ ngôi ông thầy, quân - sư phụ, một thứ hạng cao trong xã hội, thầy giáo Quang Tình bỗng chốc tụt xuống hàng người thợ học việc. Sự việc tréo khoeo vậy bắt đầu từ nguyên cớ nào vậy? Cả một thiên chuyện

chưa dài còn nằm im trong kí ức. Còn thời gian, chưa cần kể vội.” [41, tr.11]. Trong

Bến bờ, NKC với ĐNBN cho người đọc biết được sự tồn tại của băng nhóm tội phạm ở thành phố biển xinh đẹp: “Còn bây giờ, thế là đã rõ. Hiển nhiên đã tồn tại một băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp ở thành phố xinh đẹp này. Chúng có khoảng mười tên, hành nghề trong cái gọi là nhà hàng Đại Dương, một kiểu quán ăn nhậu và nghỉ trọ,

kiến trúc ba tầng hiện đại, ở bên bờ biển...” [40, tr.64]. Chúng hoạt động một cách

khôn ngoan, chuyên nghiệp: “Tuy vậy, cũng phải nói rằng, bọn lưu manh chuyên nghiệp lộng hành này, rất khôn ngoan, thật đàng hoàng. Chúng đeo mặt nạ ông chủ, nhân viên tài vụ, người tiếp thị, lao công ở các nhà hàng. Đặc biệt là ở nhà hàng Đại Dương, ở đây có nhóm hạch tâm gồm ba tên với kẻ cầm đầu là Kơn, biệt hiệu Kơn đầu

trọc, hay Kơn trọc” [40, tr.66]. Đồng thời mở ra tình huống đối đầu của Điền với tên

kinh doanh đặc sản biển, chiều chiều vẫn hay có mặt ở bãi biển này” [40, tr.66]. Người kể chuyện với ĐNBN trong ba tác phẩm còn được thể hiện rõ qua những chi tiết miêu tả cảnh hoặc miêu tả về chân dung nhân vật: Trong Bóng đêm, hai chiến sĩ công an Nhâm và Trừng hiện lên trước mắt người đọc qua điểm nhìn của NKC: “Hai người có chiều cao sấp sỉ nhau, một mét bảy mươi ba, bảy mươi tư; nhưng một thì khỏe khoắn, thô phàm, một thì nhỏ nhắn, nhã nhặn; tuy thế nét mặt trai trẻ của họ đều lộ vẻ

hăm hở, háo hức khác thường,...” [39, tr.19]. Trong Bến bờ, đó là diện mạo và tính

cách của các nhân vật như mụ Đống:“Mặt Đống tròn. Mũi Đống nhọn. Đôi môi dầy

tham lam với cái cằm nõn nà hai lớp...”; thằng Tư: “người mỏng, mặt bẹt, mắt trố,...

tóc rụng trơ thóp”; thằng Túc: “...thằng nhân bần trí đoản, cục súc.”... Trong Người thợ mộc và tấm ván thiên là chân dung nhân vật ông Văn Chỉ, một hiện thân của nghề mộc từ hình dáng đến tính cách; là chân dung thư sinh, nho nhã của thầy Quang Tình; là vẻ đẹp tươi mới đầy sức sống và thấm đượm hương núi rừng của Thắm...

Người kể chuyện với ĐNBN thể hiện qua những đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên. Đó là cảnh nơi làng quê dân dã, thân yêu của Trừng “vùng lúa gạo của đất nước đồng điền ăn sát đến rặng tre”, với cảnh chăn trâu cắt cỏ, hội hè sông nước; cảnh sông nước miền Tây nơi Nhâm đi công tác,... (Bóng đêm); Hành trình con tàu đưa Điền đi xuôi từ Lào Cai về; cảnh mùa xuân trên miền biên giới; cảnh xứ Lạng đẹp mộng mơ,... (Bến bờ) và khung cảnh tươi đẹp của làng Nhuần; sự hùng vĩ, đẹp nguyên sơ như cõi thiên thai của núi rừng nơi thầy Quang Tình và Thắm trong lần hẹn hò lần đầu tiên (Người

thợ mộc và tấm ván thiên)... Tất cả những đoạn trữ tình ngoại đề miêu tả cảnh thiên

nhiên đó đều được NKC quan sát và miêu tả lại với ĐNBN, một cái nhìn khách quan, bao quát đem đến cho người đọc những phút giây thư giãn, làm nhịp truyện chậm lại, bớt đi sự căng thẳng, khô khan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)