Giọng điệu đời thường, suồng sã, thông tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 93 - 110)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Giọng điệu đời thường, suồng sã, thông tục

Như chúng tôi đã phân tích, trong ba tiểu thuyết Bóng đêm, Bến bờ, Người thợ mộc và tấm ván thiênnhà văn có sử dụngrất nhiều những từ ngữ suồng sã, thông tục, đây là nguyên nhân dẫn đến giọng điệu này. Như đã nói ở trên, thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng rất phong phú và đa dạng. Mỗi kiểu người nhà văn lại định danh cho một chất giọng. Nếu như với các nhân vật trí thức chân chính thì có giọng điệu triết lí, triết luận thì với kiểu trí thức tha hóa cùng với bọn tội phạm và tầng lớp thị dân mới nổi, đua đòi, hư hỏng thì lại có giọng điệu đời thường, suồng sã, thông tục. Giọng điệu suồng sã, thân tình của ông Trưởng thôn Vân với Trừng lúc anh về xác minh lời khai:

“Trừng xuống xe, trụt mũ lưỡi trai, chau mặt:

- Chào bố. Xã bố trẻ con nói tục có bằng. Hỏi đường về nhà ông trưởng thôn Vân. Đứa nào cũng kêu: Đéo biết!. Cãi nhau là văng: Nói như buồi thầy”!

Ông trưởng thôn cười, hở hàm răng trống:

- Báo chí của tỉnh phê mãi rồi. Đoàn thanh niên, Đội thiếu nhi, Hội phụ nữ cũng đã năm lần bảy lượt phát động thi đua chống nói tục rồi. Thế mà cũng đéo sửa được. Nêu cả khẩu hiệu: Thuộc một câu thơ hay, bớt một câu chửi tục. Mà cũng đéo ăn thua. Thế quý vị định hỏi ai? [39, tr.45].

Thôn Vân ở Hưng Yên từ người già đến trẻ con đều có thói quen nói tục, đã sửa mãi mà chẳng được. Nhưng đọc đoạn đối thoại của ông trưởng thôn với Trừng người đọc lại cảm nhận được sự thân mật, gần gũi, suồng sã chứ không mang màu sắc phản cảm, thô tục. Thêm đoạn gia đình ông Xây đón tiếp Trừng chu đáo và hợp tác với Trừng trong việc lấy lời khai càng gợi lên tình cảm gắn bó giữa công an với người dân và điều đó rất đáng trân trọng vì để có thể phá án thành công, các chiến sĩ công an rất cần sự hợp tác cả ở phía người dân.

Khác với giọng điệu suồng sã ở trên, khi theo dõi một đoạn trong tiểu thuyết

Bóng đêm của bọn người đang mua bán dâm trong quán karaoke trá hình của ông Lý

Quân Sầm ta lại thấy có giọng điệu khác:

“- Tươi mát hết xẩy chứ, các chú? Nhưng cẩn thận fish đấy! - Cho to tiếng lên một tí nữa, ông chủ!

- Có hiểu tiếng Tây đ. đâu. Chỉ thấy nó la hét như điên như dại thôi!

- Khoái hai cái lỗ mắt quá! Đúng không bồ, hạnh phúc quả là sự thỏa mãn những cái lỗ trên người.” [39, tr.7].

Ở đây, tác giả đã sử dụng giọng điệu mang màu sắc thô tục. Đoạn trên nội dung chủ yếu là nói về cảnh phim khiêu dâm trên màn hình tivi để kích thích nhục dục. Đoạn đối thoại có bốn câu mà câu nào cũng có từ thông tục hoặc từ lóng và biệt ngữ. Đây là cách sử dụng từ ngữ của tầng lớp thị dân ăn chơi, đua đòi, trác táng. Toàn là những người nhìn vẻ ngoài là nam thanh nữ tú mà gặp nhau vài ba câu đã nồng nã lôi nhau lên giường.

Trong Bến bờ, giọng điệu này càng được sử dụng một cách đậm đặc để lột tả được sự đồi bại, vô văn hóa của lũ tội phạm và lũ người nhà mụ Đống. Thằng Kơn, cầm đầu băng nhóm lưu manh vụ Nhà hàng Đại Dương, nó là một thằng du côn hung hãn và dâm dục. Đoạn Kơn nói chuyện với Thanh rụt cho ta thấy sự hung hãn, tỏ vẻ đàn anh của hắn:

“- Tiên sư mày, thằng Mường Cẩm Thủy quen thói bị gậy. - Dạ, em lạy anh

- Lạy cái mả tổ mày. Cút mẹ mày đi không ông cho ăn bã trầu bây giờ. Cút!”

[40, tr.76]. Giọng điệu của hắn thật tục tằn và thô lỗ, không những thế, hắn còn thể hiện sự miệt thị khi nói tên Thanh rụt là:“Thằng Mường Cẩm Thủy”.Đoạn Kơn nói chuyện với Mai, cô tiếp viên nhà hàng xinh đẹp cho thấy thói hiếu dâm của hắn: “Nè, anh đã đi khắp thế giới, tiêu đủ các loại tiền, biết đủ các loại con gái đàn bà / Mà sao anh lại

chưa yêu cưng, chưa ngủ với cưng của anh nhỉ?” [40, tr.76]. Và cuối cùng, hắn đã cho

cô Mai lên giường, hành hạ thể xác cô, Điền chứng kiến được cảnh tượng sau buổi hành lạc của hắn, hình ảnh cô Mai tàn tạ vì phục vụ hắn đã trở thành nỗi ám ảnh và thương xót cho anh. Còn mẹ con mụ Đống, hãy xem đoạn đối thoại của mẹ con mụ ta khi biết chuyện Thảo bị bắt vào tù. Mụ Đống chao chát, sồn sồn lên, nói những lời không ai nghĩ là mẹ dành cho con gái:

“ - Thế nào? Thế nào? Sao con gái mà ngu như chó thế! Nứng c. thì vác đến nhà. L. còn đau mắt chưa ra đến ngoài. Việc gì phải rủ nhau đi đâu để bị bắt hả đồ ngu”.

Thằng Tư cũng không phải vừa, nó là con mà quay ra đáp mẹ: “- Đã biết đầu đuôi nó thế đ. nào mà sồn sồn thế!”

Mụ Đống quay sang Tư, đốp lại: “- Mày bảo ai sồn sồn?”

Thằng Tư mặt tỉnh không: “ - Tôi không nói cụ!”

Mụ Đống mắng: “- Chỉ có chó nó mới sồn sồn thôi, hiểu không? Đồ mất dạy!”

[40, tr 57-58].

Cuộc đối thoại giữa mụ Đống và thằng Tư khiến chúng tôi nghĩ đến cuộc cãi vã của những người dưng nước lã với nhau, không có xưng hô mẹ con, thưa gửi, cả mẹ lẫn con đều dùng những từ mang màu sắc thô tục, nghe chói tai, thể hiện trình độ văn hóa thấp kém.

Có thể thấy, chất giọng suồng sã được nhà văn sử dụng hiệu quả. Từ chất giọng này, bản chất của sự việc, tư cách mỗi nhân vật dù là đã hiển hiện hay cố tình che giấu thì đều hiện lên một cách rõ nét nhất.

TIỂU KẾT

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói chung và ba tiểu thuyết Bóng đêm, Bến bờ, Người thợ mộc và tấm ván thiên nói riêng có sử dụng những ngôn ngữ đời thường, giản dị, tươi rói sự sống và ngôn ngữ trữ tình, giàu chất thơ, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. Cách sử dụng ngôn ngữ đó giúp cho những suy nghĩ của nhà văn về con người, về tình đời trở nên sâu lắng hơn. Đồng thời tạo nên sự đa thanh, đa giọng điệu trong tiểu thuyết của ông. Tác phẩm của Ma Văn Kháng có đặc trưng nghệ thuật riêng biệt không thể trộn lẫn với tác phẩm của bất cứ tác giả đương thời nào. Nhờ thái độ tâm huyết với đời, với người, tác giả đã tạo nên bản hợp tấu đa giọng điệu trong các tác phẩm của mình. Bằng cái nhìn đa diện, đa chiều và sự đa giọng điệu, nhà văn đã phản ánh được hiện thực muôn màu, muôn vẻ một cách ấn tượng và sâu sắc. Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công cho tác phẩm của nhà văn.

KẾT LUẬN

Cặp đôi tiểu thuyết về đề tài an ninh là Bóng đêm(2011),Bến bờ(2012) và tiểu thuyết luận đề về đạo đức Người thợ mộc và tấm ván thiên (2015) ra đời khi nhà văn đã ở tuổi “xưa nay hiếm”. Điều đó cho thấy sự nỗ lực bền bỉ và sức viết dẻo dai của Ma Văn Kháng. Cùng với sự sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi đó, nhà văn đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm không nhỏ và khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học nước nhà. Tìm hiểu tiểu thuyết Ma Văn Kháng dưới góc nhìn thể loại qua ba tác phẩm Bóng đêm, Bến bờ, Người thợ mộc và tấm ván thiên

chúng tôi có thể đưa ra một số nhận định khái quát sau đây:

1.Nhà văn đã xây dựng được một thế giới nhân vật vô cùng đa dạng và phong phú theo hai tuyến chính diện và phản diện. Bên cạnh đó Ma Văn Kháng còn thể hiện sự sáng tạo và đạt được thành công khi xây dựng nên những nhân vật đứng giữa ranh giới Thiện và Ác. Đại diện cho tuyến nhân vật chính diện là những nhân vật trí thức, chiến sĩ công an, người lãnh đạo có tài có tâm; những người phụ nữ đẹp về ngoại hình và tính cách và những nhân vật quần chúng tích cực. Đại diện cho tuyến nhân vật phản diện là những nhân vật trí thức, công an, lãnh đạo tha hóa; những người phụ nữ sống theo dục vọng bản năng và những tên tội phạm, cặn bã của xã hội. Những nhân vật đó tạo nên thế đối lập giữa cái tốt đẹp và cái xấu xa. Và ở đó, những nhân vật chính diện luôn làm nhiệm vụ chiến đấu, chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cho sự bình yên, tốt đẹp của đời sống cũng như đạo đức con người. Đứng giữa ranh giới Thiện - Ác là những nhân vật thể hiện được cái nhìn ở chiều sâu bản thể về con người. Họ là những người mang trong mình những đa sự, đa đoan; ở họ hội tụ cả cái cao đẹp và thấp hèn, mạnh mẽ và nhu nhược, “rồng phượng và rắn rết”, “thiên thần và ác quỷ”,... họ đứng mấp mé trước bờ vực của cái ác, họ đang đi vào bóng têm tăm tối và tội lỗi. Những nhân vật đó hoặc được ánh sáng của thiên lương cao đẹp thức tỉnh, hoặc họ sa đà vào cái xấu để rồi phải trả giá cho những hành động của mình.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn cũng rất độc đáo và đạt được thành công nhất định. Ma Văn Kháng khắc họa hình tượng nhân vật qua yếu tố ngoại hình, qua nội tâm và bản năng tính dục. Với nhà văn, yếu tố tướng hình rất quan trọng và được chú ý. Thông qua đó, nhà văn thể hiện được tính cách, nghề nghiệp và những dự

cảm về cuộc đời. Thế giới nội tâm nhân vật được miêu tả bằng những diễn biến tâm lí và khắc họa bằng những ẩn ức, tâm linh. Nhà văn còn thành công khi khắc họa bản năng tính dục của nhân vật. Yếu tố dục tính được đưa vào tác phẩm không hề lộ liễu mà rất tự nhiên, phù hợp thể hiện được rõ ý tưởng nghệ thuật của nhà văn. Bản năng tính dục trong ba tiểu thuyết phản ánh được vẻ đẹp cuộc sống phồn thực, tự nhiên, lành mạnh, năng động và mạnh mẽ hoặc thể hiện sự đồi bại, kém văn hóa, thiếu đạo đức của từng tuyến nhân vật.

Người kể chuyện trong ba tiểu thuyết chủ yếu là NKC ở NT3 với ĐNBN, đây là điểm không mới trong sáng tác của nhà văn nhưng nó vẫn phát huy tác dụng trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả, nhất là làm rõ tính chất luận đề của ba tiểu thuyết. Bên cạnh ngôi kể và điểm nhìn đó, nhà văn đã có những nét mới và rất thành công khi sử dụng kĩ thuật dịch chuyển điểm nhìn liên lục từ ngoài vào trong, từ NKC sang nhân vật. Thậm chí có lúc, NKC ở NT3 còn chuyển hẳn vai trò kể chuyện sang NT1, để cho nhân vật tự bộc lộ. Điều đó tạo cho tiểu thuyết của nhà văn vừa có sự khách quan, chân thực, vừa thể hiện được cái nhìn đa chiều, đa diện, làm cho tác phẩm trở nên sinh động, tin cậy và hấp dẫn hơn.

2.Đọc tiểu thuyết Ma Văn Kháng nói chung và ba tiểu thuyết chúng tôi tìm hiểu nói riêng sẽ giúp cho người đọc cảm nhận được một vốn từ ngữ vô cùng phong phú và sinh động của nhà văn. Một “kho chữ rủng rỉnh” và tươi rói sự sống được thể hiện qua việc vận dụng thành thạo những câu tục ngữ, ca dao, dân ca một cách tài tình, sáng tạo và hợp lí; sử dụng những từ lạ, từ chỉ nghề nghiệp, những biệt ngữ, tiếng lóng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó còn có những ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ. Có thể nói, ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng là một trong những yếu tố làm nên "thương hiệu" riêng của nhà văn.

Cùng với sự đổi mới trong văn học hiện đại, Ma Văn Kháng sử dụng nhiều giọng điệu trong tiểu thuyết của mình. Là một nhà văn thích tranh luận, biện giải, hơn nữa cả ba tiểu thuyết đều là tiểu thuyết luận đề nên giọng điệu triết lí, triết luận được nhà văn sử dụng khá nhiều. Tiếp theo là giọng điệu trào lộng, mỉa mai, châm biếm để tạo nên tiếng cười đả kích sâu cay đến những nhân vật trong tuyến phản diện. Giọng điệu lạnh lùng “vô âm sắc” để lột tả những tội ác man rợ và bản tính thú dữ của những tên ác

nhân. Để giảm độ căng thẳng cho tiểu thuyết, nhà văn còn sử dụng giọng điệu trữ tình, thiết tha, sâu lắng, giúp người đọc cảm thấy thoải mái, thư giãn khi theo dõi tác phẩm. Và cuối cùng là giọng điệu suồng sã, đời thường. Nó giúp cho tác phẩm trở nên gẫn gũi, có sức sống và mang hơi thở của cuộc sống.

3. Nghiên cứu vấn đề tiểu thuyết Ma Văn Kháng dưới góc nhìn thể loại, chúng tôi nhận thấy những nỗ lực tìm tòi, sáng tạo đầy ý thức trách nhiệm của nhà văn. Bên cạnh những thành công đáng ghi nhận đó, khách quan đánh giá, nhà văn Ma Văn Kháng vẫn còn ít nhiều hạn chế. Chẳng hạn, nhà văn đôi khi quá lí tưởng hóa khi xây dựng chân dung những nhân vật chính diện. Và dường như sự đối lập giữa hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện quá rạch ròi. Cách miêu tả ngoại hình và nội tâm có sự thống nhất đôi khi dẫn tới sự trùng lặp làm giảm đi phần nào sự hấp dẫn, mới mẻ. Đôi chỗ nhà văn còn sa đà vào những suy luận, triết lý. Tuy nhiên, chúng tôi rất ghi nhận những thành công của nhà văn khi ông xây dựng được chân dung những nhân vật mang tính lưỡng diện (đứng giữa ranh giới Thiện và Ác) - kiểu chân dung nhân vật mà văn học thời kỳ đổi mới đang hướng tới. Tuy số lượng những nhân vật đó không nhiều nhưng cũng thể hiện được nỗ lực sáng tạo và đổi mới của nhà văn. Những tồn tại có trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chúng tôi kể trên tuy là có nhưng chúng không ảnh hưởng quá lớn tới giá trị chung của tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Với cuộc hành trình gần 60 năm trong sáng tạo nghệ thuật và đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, nhà văn Ma Văn Kháng xứng đáng là một cây bút “gạo cội”

tiêu biểu cho văn học nước nhà. Đồng thời khẳng định được vị trí của mình trong lòng độc giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học (4). 2. Vũ Tuấn Anh (1997), Việt Nam nửa thế kỉ văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (s.7). 5. Nguyễn Thị Bích (Tập 1/2008), “Giọng điệu trần thuật của Ma Văn Kháng trong

truyện ngắn sau 1975”, Tạp chí Khoa học công nghệ số 4 (48).

6. Nguyễn Thị Bích (2014), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975

(Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng), Luận

án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Thái Nguyên

7. Nguyễn Thị Bình (2013), “Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay” (Phần I), http://nguvan.hnue.edu.vn

8. Linh Chi, Ma Văn Kháng (ngày 17/05/2012),“Tôi gặp những ngẫu nhiên may mắn”, http://petrotimes.vn.

9. Lê Văn Chính (2004), Đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài thành thị của Ma Văn

Kháng, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

10. Nguyễn Lân Dũng (2016), “Tiểu thuyết “Người thợ mộc và tấm ván thiên” qua góc nhìn của GS. Nguyễn Lân Dũng” , http://doanhnghiephoinhap.vn

11. Hà Dương (2016), "Người thợ mộc và tấm ván thiên" - tác phẩm mới của nhà văn Ma Văn Kháng”, http://hanoimoi.com.vn

12. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Phan Cự Đệ (1983), Các nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học và Trung học

chuyên nghiệp, Hà Nội.

14. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 93 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)