Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 56 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong

Trong các tác phẩm, nhà văn thường xuyên có sự dịch chuyển điểm nhìn và thậm chí còn trao quyền để các nhân vật tự kể về mình. Điều này cho phép mỗi nhân vật có thể tự bộc lộ một cách kín đáo nhất và người đọc có thêm cái nhìn đa chiều, đa diện về nhân vật, về sự việc trong truyện.

khắc họa rõ nét hơn qua điểm nhìn của Nhâm và Trừng. Dưới góc nhìn của Nhâm, ông

Tầm “là hình ảnh để lại ấn tượng đầu tiên và sâu đậm nhất, là hình mẫu để anh noi

theo... Ông là phần linh hồn và cuộc sống ở nơi đây... ở trụ sở này...” [39, tr.31]. Những đường nét thanh cao trên gương mặt ông, giọng nói trầm ấm của ông luôn in đậm trong tâm trí Nhâm. Với Trừng, ông Tầm “như ngọn cờ, quả núi”, là một chỗ dựa vững chắc cho hai anh. Qua lời kể lại của Trừng với Nhâm, người đọc biết thêm về câu chuyện cuộc đời riêng không hạnh phúc trọn vẹn của ông. Qua đó, người đọc thấy được cuộc đời ông không hoàn toàn suôn sẻ mà còn có những bi kịch, nhưng ở trong bi kịch, ta càng thấy được bản chất cao đẹp, mạnh mẽ của một người chiến sĩ công an.

Chân dung dị hình của tên Thuyên - kẻ sát nhân cũng được khắc họa dưới con mắt, cảm nhận của nhiều nhân vật. Trước tiên là con bé bán dâm đi cùng hắn đến quán karaoke trá hình, cô ta đã thấy cái đầu lồi lõm của hắn: “Mà sao đầu cưng lồi lõm gớm guốc như đầu ma thế? Hay là đi mỹ viện để nó bơm silicôn, nay nó chạy lung tung?”

[39, tr.14]. Sự lại giống, mông muội của Thuyên còn được thể hiện qua cảm nhận của Nhâm, khi anh thực hiện việc tra khảo hắn: “Tên đàn ông lông mọc đầy ngực và hai cánh tay có vẻ như là đứa con lai của thú dữ giờ xẹp lại khéo chỉ còn nửa trọng lượng. Trán y dính bết tóc. Hai thái dương móp lại, khuôn mặt nhuốm chàm trong tình trạng mất nước càng hốc hác và như mặt đười ươi... Y đúng là đã cho Nhâm cảm ứng về hình

thể của một sự lại giống” [39, tr.95]. Còn Trừng, anh căm phẫn tên Thuyên và tội ác

tày trời của hắn: “Thằng Thuyên em nghĩ chưa chắc bằng chó. Chó chính hiệu chó không bao giờ nó ăn thịt đồng loại đâu.” [39, tr.125].

Trong Bản tự khai [39, tr.109] của tên Thuyên, ngôi kể lúc này đã được chuyển thành NT1. Nhà văn để tên sát nhân tự bộc lộ tất cả những hành động và suy nghĩ của mình trong quá trình giết anh Bội. Thế nhưng đọc từ đầu đến cuối bản tự khai của hắn, người đọc không hề thấy hắn thể hiện sự hối lỗi, ăn năn dù chỉ là một chút. Mọi hành động man rợ được hắn kể lại với giọng dửng dưng như không: “Tôi vớ cái xẻng dựng ở cây Táo dại... Ngay nhát đầu, tôi bổ trúng đỉnh đầu hắn. Hắn loạng choạng rồi ngã xuống bất tỉnh trước chuồng lợn. Tôi vứt xẻng, kéo hắn vào trong chuồng lợn (...). Đặt Bội nằm sấp xuống sàn chuồng, bỗng thấy hắn động đậy rồi lồm cồm bò dậy. Tôi liền lấy mặt xẻng đập vào mặt hắn, chém vào cổ hắn. Hắn giẫy, oằn người, rồi trợn mắt,

nằm im (...). Việc đầu tiên,..., tôi cắt đầu Bội... Cắt hai chân xong, thấy vẫn còn kềnh càng, tôi tháo luôn hai khớp vai hắn... Tiếp đó tôi tháo khớp gối... cắt lìa hai bàn tay Bội, để riêng một chỗ... Việc giết mổ Bội thoạt đầu cũng thấy rợn, sau tặc lưỡi cho qua... Quả thật, lúc làmthịt Bội tôi chẳng nghĩ gì. Bây giờ mới thấy là không nên. Báo

cáo hết.” [39, tr.111-112]. Một bản tự khai mang đến cho người đọc sự ám ảnh, man

rợ không khác gì bị tra tấn thần kinh. Vậy mà, kẻ gây ra tội ác tày đình đó lại không hề hấn gì. Qua đây, Ma Văn Kháng đã cho ta thấy rằng, không thể nào chờ đợi sự ăn năn hối cải của bọn tội phạm mất nhân tính này, với bọn chúng, chỉ có cái chết mới kết thúc được tất cả những tội ác mà chúng gây ra.

Sự dịch chuyển điểm nhìn từ ngoài vào trong còn thể hiện rõ khi nhà văn miêu tả thế giới nội tâm của từng nhân vật, đặc biệt là nhân vật Nhâm. Nhà văn đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm phong phú với những diễn biến trong tâm lí khi anh làm nhiệm vụ. Những cảm giác của Nhâm khi lần đầu đi vào ngõ hoang nhà tên Thuyên; những cảm xúc ảo thực lẫn lộn khi anh dự lễ rước vong Bội lên chùa; diễn biến tâm lí khi anh hỏi cung tên Thuyên rồi cả những lúc anh bị chi phối bởi những ẩn ức về Quyến trong khi làm nhiệm vụ khiến công việc bị gián đoạn... Tiêu biểu là ở đoạn cuối tác phẩm, khi Nhâm đương đầu với bọn cặn bã của cuộc sống đô thị, anh đã bị thương. Lúc này, nhà văn dịch chuyển hẳn điểm nhìn vào Nhâm, để cho anh tự độc thoại nội tâm. Anh nhớ về Trừng, Quyến và kêu thầm trong óc: “Trừng ơi, hãy phù hộ cho mình!

Quyến ơi, hãy giúp anh” [39, tr.301]. Bị dính dao của bọn côn đồ, anh nhìn xuống ngực

và cảm thấy: “Không phải! Loáng thoáng nghĩ vậy, anh bỗng thấy mình mạnh mẽ lên... Anh mạnh lên vì cảm thấy rất rõ ràng là con người ta có linh hồn thật, vì Trừng đã nghe tiếng anh gọi, trở về trong ngọn gió vừa tạt qua, đã nhập hẳn vào anh... đọc to lên câu thơ thật bi hùng của Chế Lan Viên ngay bên tai anh: “Chúng ta ở đời không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích”!(...). Lúc này Nhâm tỉnh táo và

mạnh mẽ hơn bao giờ hết!(...) Nhâm đang nỗi lúc một mạnh mẽ và tỉnh táo lên...” [39,

tr.302]. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt trong tiềm thức, trong tâm lí của Nhâm. Anh đối diện với cái ác để rồi cái chết đã cận kề với anh. Nhưng không, Nhâm không chấp nhận số phận, anh mạnh mẽ và dũng cảm giành giật lấy sự sống. Anh vượt qua mọi sự đau đớn của thể xác và cái chết cận kề bằng một ý chí nghị lực phi thường cùng với

tình yêu và khát vọng cống hiến cho cuộc sống. Cuối cùng anh đã chiến thắng trở về và được bao bọc trong vòng tay của người thân yêu, của những người dân lương thiện. Tương tự như Bóng đêm, trong tiểu thuyết Bến bờ luôn có sự dịch chuyển điểm nhìn vào trong nhân vật. Nhà văn sử dụng kĩ thuật dịch chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt và phù hợp từ đó hình tượng nhân vật được khắc họa một cách sinh động và nhiều chiều. Chân dung và tính cách của ông Hói - kẻ cầm quyền như lão Khoái được đặt dưới cái nhìn của nhiều nhân vật. Điền nhớ lại lúc mới được nhận việc ở Ban A này, Điền đã gặp ông Hói. Anh thấy ông ta: “người thì thấp, con mắt thì bé mà giọng nói thì to... nói liền tù tì một hơi, không rào đón, cộc cằn và cay nghiệt từ cách phát âm” [40, tr.21]. Tiếp xúc với ông ta, mọi người thấy cứ “ngài ngại, ghê ghê thế nào”... Điền nhìn thấy rõ: “từng nốt rỗ trên mặt ông và những nốt rỗ khiến cái mũi khoằm của

ông nham nhở như một cục sụn bị chuột gặm dở” [40, tr.27]. Điền cảm nhận được:“ông

Hói tỏa ra một uy lực ghê gớm, uy lực của sự từng trải, lõi đời, của sự độc đoán và tai ác có tính bản năng. Từ trong bản năng, ông có vẻ không ưa những chàng trai trẻ dưới quyền... ông không có thiện cảm với cái trẻ trung, thông tuệ. Ông đố kị với cái vượt

trội xuất sắc” [40, tr.27-28]. Ông Hói họ Lý tên Bân, nhưng Khanh đã đặt cho ông ta

cái biệt danh “Hói” và ông cũng chấp nhận điều này. Nhìn ra ngoại hình xấu xí, thô kệch của ông, Khanh bảo: “Khéo ông Hói chỉ cao bằng ba cái phích chồng lên nhau. Đã thế, ông lại ỏng bụng cóc, lưng ông vừa khum mu rùa lại vừa dài, so với đôi chân

ngắn ngủn. Còn mặt ông thì quá khổ với cái đầu hói quá rộng...” [40, tr.139]. Khuynh,

bạn đồng nghiệp của Điền cho thấy tính thích sai bảo cấp dưới của ông: “Ở nhà cứ như cái đèn cù. Được ông Hói sai bằng thích. Làm bỏ cha bỏ mẹ mà ông ấy cứ kèn kẹt như

ông dượng ghẻ với con riêng của vợ” [40, tr.22]. Bản tính hung bạo, độc ác, nhưng lại

hành hạ người khác bằng cách ngấm ngầm và nham hiểm của Hói được kể lại bằng câu chuyện của cô Phấn về chị Kim Thúy - vợ đầu của ông. Lão ta đã cưỡng bức và ép chị phải lấy mình. Sau khi biết chị có tình yêu với anh nhà văn nọ, ông ta đã ngấm ngầm hành hạ tinh thần chị, khiến cuộc sống của chị không khác gì địa ngục. Trốn thoát được và chạy sang Bỉ, chị ăn nên làm ra thì hắn lại tiếp tục bắt chị phải gửi tiền về cho. Thậm chí, lão còn bắt chị bao tiền để đi du lịch nước ngoài. Có lẽ chỉ có những kẻ bỉ ổi, vô liêm sỉ mới có thể làm được như thế.

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà điểm nhìn được đặt vào Điền, vào Lập, Thịnh và Khanh. Cũng như Nhâm trong Bóng đêm, Điền bị thương khi làm nhiệm vụ bắt thằng Mồm lệch vừa trốn khỏi tù. Trong hoàn cảnh đó, sự dũng cảm và gan dạ của anh càng được bộc lộ rõ. Bị trúng đạn của kẻ thù nhưng “anh có cảm giác mình khỏe như con cá rô già hồi nào. Chà, con cá rô bị mắc câu mà nó quẫy khỏe quá. Nó phải lóc bằng được trở về cái giếng hoang của nó như anh phải đi đến bến bờ của anh... ngực anh đã có một lỗ thủng. Nhưng một lỗ thủng thì có hề gì. Ngực lỗ chỗ lỗ

thủng mà cha anh còn dư sức ôm quả thủ pháo tiến thẳng đến đám giặc cơ mà.” [40,

tr.295]. Nhưng, bến bờ mà Điền cần tới chính là sự trừng trị cái ác, là sự thanh toán hết những ân oán nợ nần từ thời học sinh. Cuối cùng, anh đã hi sinh sau khi bắn chết được thằng Nghiệm. Anh ra đi trong một tư thế thoải mái với cảm giác đã hoàn thành một trách nhiệm. Điền, xứng đáng là một người quân tử như theo quan niệm của Khổng Tử trong câu chuyện ông nội anh kể hồi nào. Điền đã làm được như vậy, anh đã sống và chiến đấu đến hết mình. Anh là một chiến sĩ công an dũng cảm, gan dạ và lòng can đảm đó của anh là điều không phải có thể dễ dàng bắt chước được. Lập, giám thị trại giam Tam Giang cũng là một con người đầy ý chí nghị lực nhưng bị đặt vào tình huống bi kịch trong đời sống vợ chồng. Ma Văn Kháng đặt điểm nhìn vào Lập để người đọc thấy được hết những giằng xé trong nội tâm của anh khi đứng trước sự lựa chọn: trừng trị đôi gian phu dâm phụ hoặc là mặc kệ họ. Nhà văn đã thực sự thể hiện được sự am hiểu tâm lí nhân vật của mình. Mọi diễn biến trong suy nghĩ của Lập đều được lột tả. Cuối cùng, cái phần người trong anh đã chiến thắng, anh không thể dùng bất cứ một hành động nào để trừng phạt cái ác được.

Cũng giống như Bóng đêmBến bờ, trong tiểu thuyết Người thợ mộc và tấm ván thiên, điểm nhìn bên ngoài luôn được dịch chuyển vào bên trong các nhân vật và thậm chí ở một số đoạn NT3 còn được chuyển đổi thành NT1 để nhân vật bộc lộ cảm xúc của mình. Ở mạch chuyện kể theo NT3, tiêu biểu là sự dịch chuyển điểm nhìn vào nhân vật thầy Quang Tình. Đặt điểm nhìn vào thầy, nhà văn giúp người đọc thấy được thế giới nội tâm phong phú. Đồng thời, qua cái nhìn của thầy, người đọc thấy được hình tượng những nhân vật khác được khắc họa rõ nét hơn. Điểm nhìn bên trong đặt vào thầy Quang Tình là những ấn tượng đầu tiên khi thầy bước chân đến làng Nhuần:

trước quang cảnh yên bình của làng Nhuần. Làng Nhuần, một làng Giáy cổ! Nổi lên bồng bềnh như một giấc mơ trên cái nền xanh của lúa đang thì con gái là cả trăm ngôi nhà,...” [41, tr.29]; là những kí ức và tình yêu hiện tại của thầy dành cho người vợ thân yêu; là những cảm nhận của thầy về ông Văn Chỉ. Thầy phát hiện ra điểm chung giữa mình và ông Văn Chỉ: “Nhiều lần theo dõi công việc của ông, thầy Quang Tình nhận ra, ông và thầy có những nét tương đồng. Ông cũng như thầy, một tinh thần tận hiến

thể hiện trong công việc.” [41, tr.93]. Nhưng đôi khi, thầy lại có những nghi hoặc về

ông ta, bởi thầy cảm thấy vẫn còn một tấm màn che bên trong sự thật về con người này:

“trong thâm tâm thầy lại trở về nỗi dùng dằng dang dở, rằng thì là trong cốt lõi, ông Văn Chỉ là thợ mộc lành nghề vui tính hay ông còn có những phẩm cách nào khác nữa! Một tiểu trí thức bất đắc dĩ? Một kẻ lịch lãm tinh quái?” [41, tr.157]... Ngoài ra, cái nhìn của thầy Quang Tình còn hướng về cô Mận, về Dậu, về Thắm và có những đoạn anh bộc lộ suy nghĩ của mình về nghề mộc, về tình yêu lứa đôi, về cuộc sống vợ chồng... Việc chuyển đổi điểm nhìn như trên vừa khiến cho câu chuyện được kể một cách cụ thể, chân thực và sinh động vừa tạo được sự khách quan và giúp phản ánh sâu hơn tâm lí của nhân vật.

Như đã nói, trong tiểu thuyết này còn có sự chuyển đổi ngôi kể từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất. Sự chuyển đổi này có ở hai chương: Chương 21, là bức thư thầy Trần Đình gửi cho thầy Quang Tình và chương 29, lời của ông Văn Chỉ tự kể về cuộc đời mình. Qua bức thư gửi cho thầy Quang Tình - chương 21 [41, tr.202-213], thầy Trần Đình như muốn giãi bày hết bầu tâm sự của mình. Thực tế, khi đọc bức thư đó người đọc thấy có rất nhiều những quan điểm, suy nghĩ của thầy Đình được thể hiện. Đó là những đánh giá của thầy Đình về người bạn của mình: “Quang Tình - một bản lĩnh văn hóa, một tâm hồn nồng say lí tưởng, một con tim yêu thương dạt dào. Con người ấy trong lúc bản thân mình bị bạc đãi đến kiệt cùng, vẫn còn một tiếc nuối, một tình thương gửi

lại cho những người học trò của mình từ nay không được mình dạy dỗ [41, tr.203]; “Và

bây giờ, nhìn lại chặng đường đã đi thì có thể nói, Quang Tình thực sự đã làm một cuộc

dấn thân mới để bảo vệ những giá trị chân chính của mình.” [41, tr.208]. Là những nỗi

nhớ, những cảm xúc từ ngày chia tay thầy Quang Tình - người bạn thân thiết cùng vợ con về quê. Bức thư còn là phương tiện để thầy Đình bày tỏ quan điểm về cuộc sống, về văn chương, về người cha thân yêu của thầy Quang Tình với những triết lí sống sâu sắc

và cao đẹp: “Sống là khó thế đấy. Làm thì có kẻ phá. Giỏi thì có kẻ ghen. Không ra gì thì bị mọi người khinh. Vậy thì con người phải sống với đạo đức mới khỏi mang hệ lụy!”

[41, tr.207]. Thầy Đình còn kể về bản thân mình, về bản tham luận của mình đã bị cắt xén, bóp méo để rồi thầy bị giáng chức, nói về suy nghĩ của mình về lòng hận thù và bao dung “Hận thù có thể làm cho con người dũng cảm thêm lên, mạnh mẽ thêm, nhưng chỉ

có bao dung thể tất mới khiếp con người có đạo đức văn minh” [41, tr.213]. Như vậy,

qua hình thức một bức thư cùng với sự chuyển đổi ngôi kể, nhà văn đã làm cho câu chuyện được mở rộng thêm ra, khiến cho câu chuyện mang màu sắc chủ quan, tạo ra cái nhìn sâu hơn về nhân vật. Cùng với sự chuyển đổi ngôi kể và điểm nhìn này, nhà văn dễ dàng truyền tải những tư tưởng luận đề của mình mà không cần nhân vật trung tâm phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)