7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Trong phạm vi cho phép, luận văn chúng tôi đi sâu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật qua một số phương diện: Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và miêu tả nhân vật với bản năng tính dục.
2.1.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
Qua khảo sát chúng tôi thấy nhà văn khá chú trọng đến việc miêu tả ngoại hình nhân vật và thông qua miêu tả ngoại hình mà nhà văn bộc lộ được tính cách, dấu ấn nghề nghiệp và ẩn chứa những dự cảm về thân phận con người.
* Miêu tả ngoại hình nhằm bộc lộ tính cách.
Trong ba tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, nhà văn đã miêu tả ngoại hình của các nhân vật ở hai đối cực và thể hiện khá rõ đặc điểm của hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện. Ma Văn Kháng cho rằng tính cách mỗi con người sẽ bộc lộ nhiều nhất ở cái tướng. Bởi vậy, ông thường chú ý nhiều đến tướng hình. Đọc tiểu thuyết Ma Văn Kháng, qua cách miêu tả nhân vật, có thể thấy nhà văn đã vận dụng triệt để kinh nghiệm
“trông mặt mà bắt hình dong” của dân gian và kết hợp với yếu tố tướng của thuật số.
Với nhà văn, nhân vật chính diện không nhất thiết là một người có tướng mạo đẹp nhưng kẻ xấu, kẻ ác thường mang vẻ kì dị và dữ tợn.
Đại diện cho tuyến nhân vật chính diện, trong tiểu thuyết Bóng đêm, nhân vật ông Tầm, người chiến sĩ công an quả cảm “gan góc hơn người” với “một trí tuệ vững
vàng, một tầm nhìn sâu xa và một tấm lòng rộng mở” [39, tr. 152] được miêu tả với
những đường nét ngoại hình tương xứng: “Lưng tròn, vai rộng, mặt to, miệng vuông, hai con mắt hiền từ có ánh nhìn âu yếm như mắt voi, mũi nở, tiếng nói âm vang đĩnh
đạc, tiếng cười sảng khoái, phong nghi nghiêm chỉnh, đàng hoàng” [39, tr.152]. Gương
mặt ông có những nét cao sang với: “Vầng trán cao, đại quý. Khuôn miệng kín, nói không lộ xỉ, biểu hiện sự vinh hoa. Cặp mắt hiền hậu, tinh tường và chỏm mũi như giọt mật treo” [39, tr.191]. Bên cạnh những nét về ngoại hình lộ rõ nhà văn còn tinh tế khi miêu tả thần thái trên gương mặt và phong thái của ông Tầm: “Mặt ông, phong thái ông ung dung, đôi khi có vẻ như ngu ngơ là khác nhưng thật sự là một nội lực vô cùng
dồi dào và thông tỏ mọi lẽ” [39, tr.29]. Những nhân vật khác cũng được nhà văn dụng
công miêu tả, gợi đúng cái “tạng” phù hợp với tính cách của nhân vật. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy điều đó qua nhân vật Nhâm, Quyến, Trừng, Cúc (Bóng đêm); Điền, Lập, Khanh (Bến bờ); thầy Quang Tình, Thắm (Người thợ mộc và tấm ván
thiên)… Những nhân vật này được Ma Văn Kháng dành rất nhiều tình cảm tốt đẹp,
điều đó được thể hiện một phần thông qua cách nhà văn miêu tả ngoại hình.
Tương tự như thế, ở tuyến nhân vật phản diện, nhà văn cũng chú trọng miêu tả ngoại hình để làm nổi bật lên cái tính bản ác và hầu hết bọn chúng đều hiện lên với vẻ ngoài kì hình dị tướng. Trước tiên là những nhân vật trí thức, công an, người lãnh đạo tha hóa những kẻ đối lập với nhân vật trí thức, chiến sĩ công an, người lãnh đạo có tài, có tâm. Đứng đầu danh sách là lão Khoái, người thay thế chức Trưởng công an quận của ông Tầm. Khoái là một kẻ kiêu ngạo, độc đoán, là “cặn bã của cặn bã”, tính cách này được lột tả một phần qua ngoại hình của hắn như sau: “Ở ông Khoái, từ khuôn mặt đến cặp mắt, bộ lông mày, cái cằm, khóe miệng, chiếc răng đều góc gách, nhọn sắc. Ông thấp nhỏ, đứng chỉ đến vai Nhâm và Trừng, nhưng săn chắc gân guốc” [39, tr.182]. Hắn đúng là một đối cực cả về hình thể lẫn thần thái với ông Tầm. Bên cạnh ông Khoái là chân dung Lão Hói (họ Lý tên Bân) - Trưởng ban A nơi Điền công tác
(Bến bờ); là ông Hoàng Hủ - hiệu trưởng trường Bổ túc văn hóa Công Nông (Người
“bóng đêm tăm tối”, với cái ác, không thể nào không nhắc đến những nhân vật tội phạm, cặn bã của xã hội. Dưới ngòi bút của Ma Văn Kháng, hầu hết bọn chúng cũng đều được hiện lên với vẻ ngoài dị hình, dị tướng. Cái ác, cái xấu xa của chúng được lột tả ngay qua dáng vẻ bề ngoài. Chẳng hạn như chân dung của tên Thuyên - tội phạm giết người man rợ, gây ra vụ án chặt đầu anh Bội rồi phi tang xác gây rúng động. Chân dung hắn có nhiều nét dị biệt khiến người đọc liên tưởng đến một con vật hơn là con người: “Một cái đầu lởm khởm tóc và gồ ghề, méo mó, với một dải trán bẹp dí, một cặp lông mày đen nhẫy giao nhau và xoắn ốc. Một khuôn mặt nửa kín nửa hở với cặp mắt lồi trành ra ba góc, vàng ệch, đỏ lừ tia máu. Một cái sống mũi vặn vẹo. Một đôi
môi rúm ró không che nổi hàm răng nhọn như răng chó” [39, tr.77]. Từ gương mặt dị
tướng nọ khiến cho ta có cảm giác về một sự lại giống, mông muội, biển lận và bất lương.
Những nhân vật đứng giữa ranh giới Thiện - Ác được miêu tả với những đường nét như: Anh Dậu (Người thợ mộc và tấm ván thiên) có vóc dáng: “tầm thước, hơi gầy nhưng rắn rỏi. Trông đã thấy là khôn ngoan láu lỉnh nhất là cái tóc bò liếm và gương mặt mỏng quẹt có cái cằm tóp nhỏ trong khi hai con mắt to thô lố, lấp lánh tia sáng”
[41, tr.73]. Ngoại hình đó cũng phù hợp với tính cách của Dậu, một anh chàng thợ mộc láu táu, nói năng lô loa, hay kể chuyện tiếu lâm hài cho các bác thợ trong xưởng nghe. Anh là đại diện cho lối sống phóng dật của chúng sinh. Cô Mận làm tạp vụ thì được miêu tả với vẻ phồn thực: “gương mặt tròn phính, má bánh đúc mờ mờ một cái hoáy đồng tiền như ở đâu lạc đến, lông mày kẻ nhỏ ti, hai con mắt lá răm lúng liếng, đôi môi ăn trầu kẻ chỉ mỏng dính, lại thêm vùng ngực đầy đặn và cặp mông đặc như hai quả bí” [41, tr.101]. Thân hình đó, vẻ phồn thực đó của cô đã bị ông Văn Chỉ lợi dụng và chính cô cũng đồng ý để chuyện đó xảy ra.
Nếu như các nhân vật ở trên, dựa vào ngoại hình mà ta đoán được bản chất thì ở nhân vật Chương - trưởng đoàn nghệ thuật của Khanh lại không thế. Bởi Chương được “Trời cho cái mẽ bề ngoài/ Để anh che đậy cái sơ sài bên trong” [40, tr.161] Anh ta nổi bật với vẻ bề ngoài điển trai và thạo đường ăn nói: “mặt trái xoan, mắt hai mí, mũi cao, răng trắng, đều tăm tắp” [40, tr.151]. Một dáng hình nho nhã, thư sinh, nhưng
thực chất Chương không hề có một chút năng khiếu và tư chất nào của người nghệ sĩ. Phải chăng qua đây, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta rằng khi đánh giá nhận xét về một người nào đó cần chú ý đến cả hình dáng lẫn cử chỉ hành động, lời nói của họ để có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn.
* Miêu tả ngoại hình mang dấu ấn nghề nghiệp và dự cảm về số phận.
Ngoài việc miêu tả ngoại hình phù hợp với tính cách, chúng tôi còn thấy ngoại hình của các nhân vật mang dấu ấn nghề nghiệp và mang dự cảm về số phận. Chẳng hạn như chân dung nhân vật ông Văn Chỉ (Người thợ mộc và tấm ván thiên) - một thợ mộc lành nghề. Có thể nói, ngoại hình ông Văn Chỉ là “hiện thân của nghề nghiệp” với thân hình: “Cao lểu đểu. Thân mình giống cái thang. Thượng thu hạ thách, trên nhỏ dưới to dần. Mặt hẹp như mặt chim. Hai con mắt kẻ chỉ. Cái chóp mũi vừa nhọn vừa quặp. Mái tóc gọng kính. Vành tai chuột gài mẩu bút chì. Thẻo môi dưới thười thưỡi đỏ lòe vì miếng
trầu thi thoảng lại nhóp nhép trong miệng” [41, tr.20]. Còn thằng Túc em của Tư (Bến
bờ), từ khi nó chơi gà chọi, dưới con mắt Khanh sao mà nhiều lúc Khanh thấy “nó giống con gà chọi thế”; “đầu Túc ngật ngưởng, cổ nó ngỏng, bụng nó phình, tay nó dài ngoẵng. Cũng như gà, tay chân hắn cũng cóc cáy như bọc một lớp sừng và tính tình hắn thì vừa cục vừa hùng hổ thô bạo” [40, tr.51].
Ngoại hình nói lên dự cảm về số phận nhân vật thể hiện ở Điền, Trừng, Quyến. Chẳng hạn như ông nội Quyến đã dự đoán cô sẽ là người sống phong tình giống như ông bởi cô có “đôi mắt ướt và hay liếm môi”. Và sự thật đã chứng minh điều đó. Quyến nhẹ dạ chỉ vì một lời khen mà đã bị tên họa sĩ lừa rồi mang thai. Ông Tầm, cũng là người hiểu biết về tướng số, đã nói với Nhâm khi biết anh yêu Quyến rằng: “Rất đáng
yêu, nhưng khó nắm bắt” [39, tr.156]. Ông nói xa xôi: “Tu mi đài các cao sang cũng
gần gụi với thói phong tình” [39, tr.156], rồi ông tiếp: “Thành vợ thành chồng, thì dễ, không cần dạy nhau cũng được. Nhưng, yêu thế nào cho đẹp thì phả bảo nhau đấy, Nhâm à” [39, tr.156].
Qua việc miêu tả ngoại hình của nhân vật, nhà văn đã chứng tỏ được khả năng quan sát tinh tế của mình. Những nhân vật hiện lên dưới ngòi bút của ông mỗi người một vẻ, không ai giống ai. Ngoại hình đó có thể được miêu tả qua cái nhìn của người kể chuyện, cũng có thể được hiện lên qua cái nhìn của từng những nhân vật khác trong truyện. Từ hình dáng ban đầu của các nhân vật nhà văn đã cho người đọc biết thêm
nhiều điều về nhân vật đặc biệt là đã hé mở ra thế giới nội tâm bên trong mỗi con người đồng thời cũng cho ta thấy được sự quan niệm về sự thống nhất giữa yếu tố ngoại hình và nội tâm nhân vật.
2.1.2.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
* Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với những cung bậc cảm xúc
Đối với nhân vật trí thức, chiến sĩ công an, người lãnh đạo có tài, có tâm nhà văn chú ý miêu tả thế giới nội tâm phức tạp gắn với những biến cố khách quan, chủ quan tạo nên những cung bậc cảm xúc, những sắc thái khác nhau của tâm lí nhân vật.
Nhâm (Bóng đêm) vốn là một người có nội tâm thâm trầm, kín đáo. Tâm lí của anh được miêu tả chủ yếu là qua những lời nói, suy nghĩ và cảm xúc. Nhâm có một tâm hồn nhạy cảm, phong phú, đặc biệt là trí thông minh, lòng dũng cảm trong lúc tiếp xúc với những tên tội phạm. Vốn là một người thâm trầm, đa cảm, sau khi hỏi cung thành công tên Thuyên, Nhâm đã có những trạng thái tâm lí khác lạ: “Như buột rơi từ trên cao xanh xuống một khoảng không vô thanh, căn buồng lặng phắc. Nhâm chợt thấy người rỗng rễnh trống không và uể oải lạ lùng. Anh đã tóm được tên đại ác rồi. Chắc chắn là thế” [39, tr.93]. Anh nhận ra những tên tội phạm chúng đều “lì lợm, ngoan cố, loanh quanh và hèn mạt”. “Chúng rất giống nhau, hung hăng, ngoan cố nhưng đơn điệu một chiều và nông cạn, tiếp với chúng, chẳng hứng thú gì đã đành mà còn có cảm
giác u ám nhem nhuốc vì dơ bẩn” [39, tr.93]. Và rồi đột nhiên anh cảm thấy công việc
này khiến anh hình như chẳng bao giờ trở nên thông minh hơn được, nó khiến anh ngày càng cùn mòn đi vì tháng ngày chỉ quẩn quanh lặp đi lặp lại mỏi mòn như thế. Cảm giác đó chính là xuất phát từ lòng yêu nghề và yêu cuộc sống của anh. Với bạn bè, Nhâm thân thiết và luôn sát cánh bên Trừng. Sự đau đớn đến nghẹn ngào của anh khi biết Trừng đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ khiến người đọc không khỏi rưng rưng đồng cảm: “Nhâm từ nơi xảy ra cuộc chiến sinh tử của Trừng và bọn cướp trên đường Năm, hộc tốc đạp xe về, bước vào nhà Cúc, thấy mâm cơm còn nguyên vẹn trong cái
lồng bàn, hộc một tiếng kêu đau đớn, gục ngay xuống cạnh bàn” [39, tr.151]. Anh đã
mất đi người bạn tri kỉ, người đồng chí, đồng đội vĩnh viễn nhưng sau này trong mỗi lúc thực hiện nhiệm vụ hay trong lúc gặp hiểm nguy, hình bóng Trừng luôn hiện hữu trong anh, tiếp thêm sức mạnh để anh vượt qua mọi thử thách. Trong tình yêu, Nhâm
yêu Quyến, một tình yêu đắm say và hình bóng nàng luôn luôn tồn tại trong tâm trí anh. Đó là một tình yêu đích thực, nồng nàn, mê đắm có sự hòa hợp cả về thể xác lẫn tinh thần. Có thể nói, Ma Văn Kháng đã rất dụng công khi đi miêu tả tâm lí nhân vật Nhâm, mọi hành động, mọi suy nghĩ, mọi lời nói của anh đều thể hiện một thế giới nội tâm phong phú của một nhân cách trung thực, đa cảm, hướng thiện đến quyết liệt.
Bên cạnh Nhâm, những nhân vật khác như ông Tầm, Lập, Điền và thầy Quang Tình cũng được nhà văn chú ý miêu tả thế giới nội tâm. Trong Người thợ mộc và tấm ván thiên, thầy Quang Tình cũng giống như nhiều nhân vật trí thức khác trong các tiểu thuyết trước đây của Ma Văn Kháng. Nhà văn đã thể hiện hình ảnh của một thầy giáo luôn khát khao tri thức, khát khao được cống hiến và làm việc. Anh không chấp nhận cái lạc hậu cũ kĩ, không cúi đầu trước những cái thấp kém hèn hạ, không luồn cúi trước những áp đặt của quyền lực. Vì thế mà thầy Quang Tình dám thẳng thắn “đối đầu” với hiệu trưởng Hoàng Hủ, để rồi thầy bị hắn đẩy đến bước đường cùng, phải nghỉ việc, đang từ một người có địa vị cao một bước tụt xuống tận đáy xã hội. Tuy nhiên, so với các nhân vật trí thức khác, ở nhân vật thầy Quang Tình, nhà văn không đi sâu miêu tả bi kịch tinh thần. Đọc từ đầu đến cuối tác phẩm, người đọc không hề thấy những lúc thầy nghi ngờ chính những giá trị mà mình tôn thờ, không yếm thế, bi quan, không lảng tránh và càng không hèn nhát. Điều đó làm nhân vật Quang Tình khác với nhân vật Tự (Đám cưới không có giấy giá thú), Trọng (Mưa mùa hạ), Khiêm (Ngược dòng
nước lũ), họ dù mạnh mẽ, dù dám đấu tranh nhưng đôi khi họ lại bị mâu thuẫn giữa
hoàn cảnh sống, giữa hiện thực với lý tưởng đẩy tới chỗ bi kịch. Thầy Quang Tình thì khác, thầy luôn cố gắng tự vượt lên trên hoàn cảnh dù cho đó là những lúc cùng cực nhất, bi thảm nhất. Qua đó mà vẻ đẹp cao thượng trong tâm hồn của một người trí thức càng được khẳng định. Thầy Quang Tình là hiện thân của những lý tưởng đẹp đẽ đồng thời gia tăng niềm tin vào sức mạnh của cái thiện, điều thiện.
Bên cạnh thành công trong việc miêu tả tâm lí của tuyến nhân vật chính diện, hiện thân cho cái Thiện, nhà văn còn rất thành công khi miêu tả những diễn biến tâm lí của tuyến nhân vật phản diện: những kẻ đội lốt trí thức, đạo đức giả, bọn tội phạm, hiện thân cho cái Ác. Chẳng hạn như tên Thuyên (Bóng đêm) với hành động tội ác giết người phi tang xác dã man. Ma Văn Kháng miêu tả diễn tâm lí của hắn trong buổi hỏi cung
rất linh hoạt. Ban đầu, hắn có vẻ yên tâm và vào chuyện ngay như thể giành phần chủ động. Hắn trả lời những câu hỏi của Nhâm một cách khôn ngoan, tỉnh táo hòng trốn tránh tội lỗi của mình. Nhưng chỉ qua một vài câu hỏi thể hiện một thao tác nghề nghiệp đơn giản của Nhâm và có phần đường đột khiến cho hắn bị chột dạ và trở nên lúng túng. Nhà văn đã rất tinh tế miêu tả những thay đổi trong tâm lí của hắn qua những cử chỉ, hành động: “Hệ quả của sự đường đột là cái đầu méo mó gồ ghề của Thuyên ngẩng phắt dậy. Má phồng phồng như bọng con nhái, y đặt tay lên gờ dưới chiếc bàn và đôi môt xám xịt rúm ró của y thoáng cái giật nhẹ” [39, tr.87]. Rồi hắn trả lời ra ngoài cả những điều Nhâm hỏi, những câu trả lời bị nhầm lẫn lung tung thể hiện sự hoảng hốt,