Giọng điệu triết lý, triết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 79 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Giọng điệu triết lý, triết luận

Ma Văn Kháng là nhà văn ưa triết lý, triết luận về các vấn đề của cuộc sống. Vì thế, trong các tác phẩm của ông, người đọc dễ dàng nhận ra giọng điệu triết lý, triết luận. Giọng điệu triết lí trong ba tiểu thuyết chúng tôi tìm hiểu được thể hiện ngay ở trong cách chọn đề tài và lời đề từ của tác phẩm. Hơn nữa, chúng ta thấy rằng, trong thế giới nhân vật của ông, số lượng nhân vật trí thức chiếm đa số. Họ là những người có trí tuệ và học thức, có đời sống nội tâm phong phú và có sự am hiểu sâu sắc về cuộc đời, con người. Thông qua những nhân vật đó, nhà văn muốn gửi những thông điệp cuộc sống đến độc giả.

Có thể nhận thấy điều nay qua nhân vật ông Tầm trong Bóng đêm. Ông là thủ trưởng cơ quan của Nhâm và là một chiến sĩ công an dày dặn kinh nghiệm về nghề nghiệp và cuộc sống. Trước những vấn đề nảy sinh, ông đều có những suy nghĩ, triết lí, triết luận sâu sắc. Nói về công việc của những chiến sĩ công an, ông khuyên Nhâm và Trừng: “Chúng ta có quyền khiêm tốn, nhưng có nghĩa vụ phải tự hào về công việc của mình”; “Chúng ta thì hình như công việc ngày ngày chỉ lặn lội trong tăm tối, khám phá ra những điều có vể như chẳng mới mẻ gì và chẳng cần thiết cho ai cả, nhưng lại cần thiết cho sự sạch sẽ của cuộc sống xã hội” [39, tr.33]; “...chúng ta đang đối mặt với bóng đêm, với tội ác. Để làm gì? Để cho mỗi ngày một tươi sáng hơn, sạch sẽ hơn”.

Sau vụ án tên Thuyên, lí giải về hành động tội ác, ông nói: “Tội ác, về một phương diện

nào đó chính là sự phóng đại những động tác hàng ngày” [39, tr.123]. Ý kiến này của

ông đã khiến Nhâm một lần nữa thấy cảm phục vì sự đúng đắn của nó. Như đã nói ở phần trước, ông Tầm còn là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng luận đề của tiểu thuyết này. Đó là lúc ông đã về hưu, có nhiều thời gian để suy ngẫm về cuộc đời và con người, về nhân tình thế thái. Suy nghĩ mãi rồi cuối cùng ông nhớ đến câu thơ của Chế Lan Viên: “Chúng ta ở trên đời không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích” - Câu thơ nói về cuộc đời bi tráng của những chiến sĩ công an, câu thơ bình dị, đau đớn mà kiêu hãnh và sâu sắc. Nhâm đã nhớ làm lòng câu thơ bi hùng này và chính nó là

động lực giúp anh vượt qua sự nguy hiểm khi đối mặt với lũ du côn cặn bã. Bên cạnh ông Tầm, Nhâm trong đến Nhâm cũng là nhân vật có nhiều suy nghĩ, chiêm nghiệm rút ra từ công việc và cuộc sống. Trong buổi hỏi cung Thuyên, sau khi hắn đã không còn đường nào chối tội, hắn bị mắc vào vòng lưới thời gian, Nhâm đã có những suy nghĩ: “Thời gian, một đại lượng vô thủy vô chung, không đầu không cuối; thời gian là

một dòng chảy trên đó nó neo buộc vào mình mỗi đời người mỗi sự kiện” [39, tr.95-

96].

Đến với Bến bờ, người đọc có thể chú ý đến Lập, giám thị trại Tam Giang, một con người với tính cách dũng cảm, mạnh mẽ. Ở anh, tinh thần bổn phận trong công việc luôn được đề cao: “Tôi chỉ chú trọng đến bổn phận. Nghề nghiệp chỉ là

hình thái tồn tại. Gốc rễ của nó là trách nhiệm làm người” [40, tr.98]. Anh bắt gặp

vợ đang ngoại tình với gã Ngộ thợ mộc. Bị phản bội, đầu óc anh gần như bấn loạn với những suy nghĩ trong đó có ý nghĩ, triết lí về ái tình vợ chồng: “Vợ chồng là thứ sở hữu thiêng liêng, cả hai có bổn phận phải giữ gìn. Ái tình vợ chồng là ái tình dành

riêng cho nhau...[40, tr.106]. Là người cai quản ngục tù, cải tạo tội phạm, Lập nghĩ:

“Cái ác là nỗi sỉ nhục lớn nhất đối với con người... Đạo đức là thứ xa lạ với con

người... [40, tr.117]. Theo anh: “Cái ác là một sự sống. Mà sự sống thì tinh vi đến

mức ta chỉ có thể hiểu được nó bằng trực giác của ta”. [40, tr.223]. Điền, chiến sĩ

công an can đảm, gan dạ, giàu lòng tự trọng, đối mặt với lũ tội phạm, anh nhận ra:

“Tội ác đã đẻ ra tội ác!... Kẻ có tiền, có quyền chứa sẵn mầm mống phạm tội trong nó!” [40, tr.186] và với những tên đại ác thì “Cái chết, chỉ có cái chết mới có năng lực chấm dứt mọi hành vi tội lỗi của những tên đại ác” [40, tr.290]. Hạ sĩ Thịnh, cảnh vệ trại giam Tam Giang, cũng thấm nhuần tinh thần bổn phận của Lập, với bọn tội phạm, anh căm giận chúng: “Bọn tội phạm là những kẻ vô liêm sỉ. Vô liêm sỉ không

biết ngượng thì tức là không thể giáo hóa được” [40, tr.211]. Theo anh: “Không liêm

sỉ thì không là con người được đâu!” [40, tr.222].

Người thợ mộc và tấm ván thiêntuy không viết về chủ đề hình sự nhưng nó cũng nói lên sự đấu tranh giữa Thiện và Ác. Triết lí của tiểu thuyết thể hiện rất rõ. Ông phó mộc Văn Chỉ nói với thầy Quang Tình những về nghề: “Xem ra thì nghề mộc nó là cái nghề lương thiện nhất thế gian, thầy ạ. Mà nói đến lương thiện thì điều quan trọng nhất phải nói ngay rằng đã hành nghề là phải có cái tâm thật thà [41, tr.21]. “Nghề nghiệp

nó ám vào ta, ăn vào máu thịt ta, không rời xa nó được đâu” [41,tr.23]. “Nghề là cái

phương tiện của con người để biểu hiện cái tâm cái ích dụng của họ” [41, tr.55]. Thầy

Quang Tình với những triết lý về lẽ sống: “Nghĩa là với ý chí con người thì không có giới hạn nào mà con người ta không thể vượt qua được. Mệt nhọc khổ đau là thế nhưng vượt qua cái ranh giới ấy thì mọi sự sẽ trở nên dễ dàng...” [41, tr.66]. Những lời anh nói với Thắm đã nói lên quan điểm sống của anh, đây cũng chính là đoạn thể hiện ý câu đề

từ “Làm kẻ ác khó nhọc vô cùng”: “Làm kẻ ác khó nhọc lắm! Vì làm kẻ ác là trái với

lương tâm anh. Trái với luân thường. Người cao thượng không làm thế. Làm thế là tiểu

nhân là đê hèn… Văn minh gắn liền với bao dung tha thứ với đạo đức!” [41, tr.303].

“Hận thù có thể làm cho con người dũng cảm thêm lên, mạnh mẽ thêm nhưng chỉ có bao

dung mới thể tất mới khiến con người có đạo đức và văn minh.” [41, tr.233]. Ngoài ra,

trong tiểu thuyết còn xuất hiện những triết lý về tình yêu, tình dục, về cách mạng về văn chương rất ý nghĩa và sâu sắc.

Như vậy, với giọng điệu triết lý, triết luận, nhà văn đã tạo hiệu quả cao trong việc bộc lộ nhân sinh quan và thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của bản thân mình về cuộc đời, con người và xã hội một cách có chiều sâu và rất khéo léo. Chính giọng điệu triết lý, triết luận trong sáng tác của Ma Văn Kháng đã cuốn hút người đọc vào mạch truyện, gợi lên trong lòng chúng ta những suy tư, trăn trở về cuộc đời. Đồng thời, nhờ có giọng điệu này mà người đọc có cơ hội soi lại mình qua mỗi trang văn. Từ những điều cụ thể trong cuộc đời của con người, từ những biến cố mà nhân vật trải qua, nhà văn khái quát, nâng tầm thành những bài học nhân sinh, thành những triết lý sâu sắc về lẽ sống, đời người. Đặc điểm này đã trở thành một nét đặc trưng trong văn chương Ma Văn Kháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)