Giọng điệu trào lộng, mỉa mai, châm biếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 85 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giọng điệu trào lộng, mỉa mai, châm biếm

Giọng điệu này được sử dụng để nói về những kẻ tiểu nhân, thực dụng, trục lợi lộng hành. Tiêu biểu là sự bỉ ổi, lố bịch, trơ tráo, “cạn tầu ráo máng”; là lối thực dụng chạy theo danh vọng, tiền tài; là sự xuống cấp, suy thoái về đạo đức, nhân phẩm của một số lãnh đạo và chiến sĩ công an... Viết về những bọn người ấy, Ma Văn Kháng viết bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm đôi khi kèm theo cả sự phẫn uất.

Chắc hẳn chúng ta còn ấn tượng với nhân vật Khoái trong Bóng đêm, một đối cực cả về ngoại hình lẫn tính cách với ông Tầm. Hình dạng bề ngoài của ông được miêu tả với hình dáng thấp nhỏ, đứng chỉ đến vai Nhâm. Sự mỉa mai thể hiện rõ khi ông ta chỉ được mỗi một ưu điểm, một ưu thế duy nhất: “Ông là con trai của của một ông tướng, một nhà cách mạng lão thành. Còn về mọi phương diện, ông xứng đáng với

mọi lời bàn tán, chê trách”. [39, tr.182]. Ông ta còn là một kẻ hiếu dâm, ông gọi chị

Thư lên chỉ để hỏi han “nhằm thỏa thói tò mò của ông về quan hệ tình dục của chị với

ông chồng hờ làm nghề cửu vạn” [39, tr.183]. Thật là một kẻ trơ trẽn hết sức. Khoái

còn là một kẻ ngu ngốc, kém năng lực trong công việc. Trong vụ án tên Lường chuyên rạch mặt trẻ con, ông ta gạt đi tất cả những lời phán đoán của mọi người và gắt rằng:

“Nó là con đẻ của cơ chế thị trường! Nó có động cơ là tiền! Tiền! Hiểu chưa?” [39,

tr.178]. Ông còn dằn mạnh: “Bọn buôn bán mũ bảo hiểm đang muốn nâng giá, đơn

giản vậy thôi” [39, tr.178]. Thấy Nhâm quay mặt đi, ông ta quát: “Không tin, hả! Rồi

thực tế sẽ làm sáng mắt anh!” [39, tr.178]. Thật là một kẻ quá nông cạn trong suy luận và nó còn nguy hiểm hơn nữa khi mà hắn ta là một Trưởng công an quận. Nếu như cứ đi theo kết luận của ông, không biết còn có bao nhiêu vụ án oan sai, nhầm người nhầm tội. Và sự thật đã tố cáo sự ngu xuẩn của ông. Khi Nhâm bắt được tên tội phạm và lấy được lời khai của hắn. Hóa ra, nguồn gốc hành vi phạm tội của hắn chính là sự bất công xã hội, sự không công bằng của những kẻ thực thi pháp luật. Lúc này “Gương mặt lưỡi cày của ông Khoái tím lịm. Quai hàm, chóp mũi, đuôi mắt ông nổi góc cạnh” [39, tr.180]. Thế nhưng, với tính cách bảo thủ, ông ta đã phủ nhận lời khai đó và đập bàn kết luận theo quan điểm của ông: “Câm ngay! Ai cho phép mày ăn nói càn rỡ lung tung thế! Đừng có vừa ăn cướp vừa la làng. Mày không che mắt được tao đâu! Mắt tao là mắt cú mắt vọ, tao nhìn được tim đen của mày, hiểu chưa! Khôn hồn thì khai vào sự việc và khai cho đúng, không đi đời nhà ma đó, con ạ. Các đồng chí giam nó lại đã!”

[39, tr.181]. Trước kết luận mang tính áp đặt, thiếu khách quan và quá đột ngột của hắn, một người chiến sĩ công an chân chính như Nhâm không khỏi cảm thấy bị xúc phạm.

Cùng với ông Khoái là lão Hói, lão ta cũng là trưởng ban nơi Điền công tác, hắn cũng là một kẻ chuyên ỷ quyền, ỷ thế, ra sức áp đặt và ngăn cản các chiến sĩ trẻ có năng lực. Sự mỉa mai thể hiện ngay ở cái tên Hói, lại thêm bức chân dung của ông ta không khác gì một bức tranh biếm họa. Chân dung ông trưởng ban hiện lên với: “cái đầu hói nhẵn thín, bóng lọng như bôi dầu, có hình chiếc bàn là” [40, tr.139]; về chiều cao: “khéo ông chỉ cao bằng ba cái phích chồng lên nhau” [40, tr.139]; “đôi chân ngắn ngủn, mặt thì to quá khổ so với cái đầu hói, gương mặt ác lại có cái mũi khoặm sần sùi

nốt rỗ, mắt rắn đuôi mắt sắc nhọn” [40, tr.139]. Nhìn chung, ông ta vừa lùn, vừa xấu,

người lại có mùi tanh khăn khẳn. Tiếp xúc với ông, mọi người lại thấy sờ sợ, ghê ghê. Lí lịch của ông ta không có gì đáng chú ý: cha chết trận ở Pháp còn người chú làm cai ngục hỏa lò. Ông ta lại còn có tính ác từ nhỏ, lúc đầu mới vào ngành công an, họ cho ông coi tù, nhưng ông đối xử quá dã man với tù nên bị điều chuyển sang làm văn phòng. Ở đây, ông nhận ra sự ngu ngốc và thiếu xót của mình nên đã tự thay đổi. Không chỉ thế, Hói còn là một kẻ giỏi luồn lách, bon chen để lên chức, bởi hắn rất háo danh, thích quyền lực. Hắn sẵn sàng xung phong ra trận để có được cơ hội đề bạt chức trưởng ban. Hắn lấy một bà vợ nạ dòng quê mùa xấu xí, nhằm thể hiện lập trường giai cấp. Hắn còn là một kẻ háo sắc. Nghe đoạn cô Phấn kể về người vợ đầu của lão mới thấy hắn ta trơ trẽn, đốn mạt như thế nào. Hắn lấy chị Kim Thúy bằng cách ép và cưỡng bức. Sau khi chị chạy thoát được, hắn lại tiếp tục quay sang hạch sách, bắt chị cho hắn tiền và cho hắn đi du lịch ở Bỉ. Người đọc có cảm giác, bao nhiêu những cái xấu, cái ác đã tập trung hết vào lão ta. Cũng như Khoái, Hói là một người cầm quyền lực trong tay, ấy vậy mà hắn xấu xa đến như vậy. Đó chẳng phải một mối nguy hiểm cho xã hội hay sao?

Hiệu trưởng Hủ trong Người thợ mộc và tấm ván thiên cũng mang những nét tương tự như ông Khoái và lão Hói. Đó là bức chân dung thường thấy của những kẻ mạo danh tri thức, lãnh đạo tha hóa. Thầy hiệu trưởng Hoàng Hủ quê miền Trung, vốn xuất thân bần cố nông nhưng vì là cốt cán cách mạng nên được hiệu trưởng. Thầy Hủ

cũng là kẻ ưa thích quyền lực, thích áp đặt và bảo thủ không kém. Mọi công việc thầy đưa ra đều mang tính rập khuôn, máy móc và theo lịch: “thầy chủ trương các giáo viên trong trường hàng ngày phải tập trung tại hội trường soạn bài, chấm bài để dễ kiểm tra tư tưởng lẫn nhau. Hàng sáng từ năm giờ, bốn mùa như nhau, tất cả đều theo kẻng dậy tập thể dục. Ăn sáng xong là ba mươi phút nghe đọc báo. Buổi tối chín giờ là giờ tự tu, ba người một tổ họp kiểm điểm công việc ưu khuyết hàng ngày, có biên bản gửi

lên lãnh đạo. Mười giờ tập hợp điểm danh” [41, tr.52]. Chỉ cần theo dõi đến đoạn đó

thôi, người đọc đã có thể cảm nhận được một không khí ngột ngạt, tù túng và cảm giác những người giáo viên công tác ở đó bị kìm kẹp, không thể nào phát triển được. Và, sự thật đúng là như thế. Mọi hành động của các thầy giáo trong trường đều phải nằm trong khuôn khổ cho phép của thầy Hủ, đến việc tự do bình bầu cũng chỉ là hình thức bởi thầy Hủ đã đọc tên những người cần phải có trong danh sách. Sự hống hách chuyên quyền của thầy ta thể hiện qua câu nói: “Ở ni, người lãnh đạo cao nhất là tôi. Bí thư

chi bộ Hoàng Hủ! Ba người đừng có hòng về hùa với nhau” [41, tr.55]. Thầy Hủ luôn

tìm mọi cách bắt bí các thầy giáo trẻ trong đó có thầy Quang Tình. Ông ta ghét vì thầy Tình nhìn thư sinh lại còn xuất thân tiểu tư sản. Lợi dụng thời cơ thầy Tình làm trái ý mình, rồi lại còn có những hành động chứng tỏ cho mọi người thấy rằng mình có thể làm mọi việc. Điều này chẳng khác gì “tát vào mặt thầy Hủ”. Lập tức, Hủ ta nói: “Thấy chưa, tôi nói đâu có sai. Phản ứng giai cấp! Phản ứng giai cấp đích thị rồi! Cái anh tiểu tư sản là thế đó. Nghĩa là hắn y sì cái b. của thằng đàn ông. Lúc hắn cứng lên thì như thỏi sắt nguội, còn khi hắn xẹp xuống thì có khác chi cái dải khoai héo. Cách mạng

mà dựa vào bọn ni thì bỏ mẹ có ngày! Hà hà!” [41, tr.59]. Đúng là một ông Hủ bảo

thủ, đã thế lời lẽ lại còn thô thiển, thiếu văn hóa. Mâu thuẫn giữa thầy Tình và ông Hủ càng lên cao khi ông ta yêu cầu các giáo viên đào 30 hố để trồng cây, ấy vậy mà thầy Tình hì hục đào cả đêm được những 33 hố. Thế là Hủ phán ngay: “Ai người ta yêu cầu anh đào những 33 hố. Hay là có ý đồ chính trị gì đây? Định bỡn cợt ai đây, hả anh chàng dài lưng tốn vải này! Này nên nhớ, tôi đã đi guốc vào bụng các anh rồi nhé”

[41, tr.60]. Thật là một cách nói năng thô bỉ và khả ố. Đến đây, thầy Quang Tình đã không thể chịu đựng được nữa, thầy đã phản ứng lại trước mặt ông ta: “Ông Hủ! Tôi -

tr.60]. Thầy Tình nói không sai, ông ta đúng là rác rưởi, quái thai của cách mạng. Thế nhưng lần này chính là giọt nước làm tràn ly. Thầy Quang Tình thân yêu của chúng ta bị nhận quyết định nghỉ việc. Cùng với thầy Tình, thầy Bùi Lễ cũng phải đi dạy ở một trường khác không khác gì bị “lưu đày”. Vậy đấy, Hủ ta cũng cổ hủ không khác gì cái tên của mình. Một người như ông ta mà cứ mãi làm hiệu trưởng thì thật là thiệt thòi cho giáo viên và các em học sinh.

Chương - Trưởng đoàn ca kịch của Khanh thì không có ngoại hình xấu như Hói, Khoái, Hủ vì trời cho anh ta “cái mẽ bề ngoài, để anh che đậy cái sơ sài bên trong”

[40, tr.161]. Là trưởng đoàn nghệ thuật mà anh ta lại là một kẻ “sơ sài, không có năng

lực, bản lĩnh, chỉ rặt những khôn ngoan cùng tai quái, độc địa thôi” [40, tr.161]. Là

trưởng đoàn nhưng anh ta chẳng thuộc “một nốt nhạc, một điệu đàn, một câu ca, một

cách nhả nhơi lấy chữ” nào cả, và tệ hơn nữa là anh ta căn bản “không có tâm hồn của

một người làm nghệ sĩ” [40, tr.164]. Đưa đoàn đi diễn ở xã Liên Minh, ngồi cùng xe

với trưởng ban văn hóa xã mà hai con người đó nói chuyện toàn là những câu chuyện tiếu lâm tục. “Cả hai cùng là đại diện của thứ văn hóa đại chúng, rất gần với sự phàm

trần, thô lỗ, nét phổ biến trong sinh hoạt văn hóa hôm nay” [40, tr.154]. Chương giỏi

luồn cúi nhưng cũng rất tráo trở. Lúc cần Khanh lo giúp chuyện vợ hắn bị bắt do tham gia đường dây buôn bán ma túy thì hắn tỏ ra thân thiện và nịnh bợ Khanh. Hắn khôn ngoan nhưng mà cũng có lúc hớ hênh khi đem kể tường tận, chi tiết mọi chuyện trong vụ này cho Khanh nghe, từ việc hắn luồn lọt thế nào, đến những thủ đoạn bẩn thỉu nhất như hiến em gãi mình cho gã công an thụ lí vụ án. Hắn đã bị “lộ vở”. Hắn kể sự tình với Khanh để mong được cô liệu đường nhờ cậy, thế nhưng hắn đã nhầm địa chỉ. Vì Khanh, có là một cô gái tốt bụng, là “cái chuối hột” đi nữa nhưng cô cũng không bao giờ giúp đỡ một việc bất lương như thế. Hắn nhận ra sự ngu ngốc của mình và vẫn luôn chờ cơ hội để đá Khanh ra khỏi nơi này, bởi Khanh đã biết quá nhiều điều không nên biết về hắn. Sau khi vụ việc Khanh bị tên Tư vấy bẩn, ngay lập tức hắn lợi dụng cơ hội tốt này, kí ngay vào quyết định sa thải nàng, thậm chí còn khoe khoang mình sẽ viết hẳn một vở kịch về câu chuyện này. Thật là một kẻ gian xảo và đểu cáng. Chương còn là một kẻ hèn hạ, trên đường đi lưu diễn ở xã Liên Minh, xe của đoàn bị cướp. Bản chất hè hạ của hắn đã được lộ rõ khi hắn tỏ ra hết sức run sợ và liên tục van xin lũ cướp

tha mạng: “Em lạy các anh. Các anh tha cho chúng em! Chúng em đây là... [40, tr.168];

Em xin anh! [40, tr.169]. Hắn đã ngu xuẩn và buột mồm không đúng lúc, vì hắn đã quá

sợ hãi và đã tính trước rồi. Trên tay hắn là đồng hồ vàng còn trong túi hắn là đô la và tiền Việt đủ để chuộc mạng y. “Chương đã khôn mà không ngoan” [40, tr.168]. Sau khi nghe tiếng van xin, tên tướng cướp liền quay lại và “đưa bàn tay hộ pháp tóm lấy

gáy Chương”. Sau đó y “chẳng cần vận sức, đại ca chỉ cần thúc nhẹ nắm đấm vào

bụng Chương, Chương đã bắn ra ngoài cửa xe” [40, tr.168], rồi anh ta nằm còng queo

dưới đất, nhổm dậy, “mặt cắt không một hột máu, chân tay run lẩy bẩy, lắp bắp tưởng

như chết đến nơi rồi” [40, tr.169]. Đọc đoạn này người đọc không thể không bật lên

tiếng cười, một tiếng cười mỉa mai, đả kích sâu cay cho anh chàng Chương này. Y không những hèn hạ mà còn là một kẻ loẻo khoẻo, yếu ớt nữa. Giọng điệu châm biếm của tác giả càng sâu cay khi chính Khanh là người đã giúp kéo dài thời gian để các chiến sĩ công an (trong đó có Điền) bắt được lũ cướp. Lúc này, sau khi mọi nguy hiểm đã hết, Chương mới “lóp ngóp bò dậy, phủi quần áo”. Sự châm biếm càng được đẩy lên cao độ khi hắn lại trơ trẽn nhận và “kể công” của mình rằng: “Mẹ nó chứ, tôi tương kế tựu kế, kéo dài thời gian, làm bẫy để công an họ kịp đến. Đúng là Phong Lai chưa

kịp trở tay. Bị Tiên một gậy thác rày thân vong” [40, tr.171]. Người đọc chắc hẳn sẽ

dành cho hắn một cái cười khẩy, cười nhếch mép và ném vào hắn một cái nhìn coi thường, khinh bỉ. Chương đúng là một kẻ hèn hạ, ngu xuẩn và trơ tráo.

Như vậy, với giọng điệu mỉa mai, châm biếm, Ma Văn Kháng đã khắc hoạ thành công bức chân dung của những kẻ có chức, có quyền nhưng tha hóa một cách chân thực và sắc nét. Họ đều giống nhau ở chỗ là ngu dốt và vô văn hoá… Nhà văn đã ném cả cái nhìn khinh bỉ vào tất cả hệ thống những kẻ cầm quyền ấy và lột trần cái vỏ bọc trí thức "rởm" của chúng. Một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc, Ma Văn Kháng phơi bày tất cả sự thật đồng thời cảnh báo tình trạng cán bộ mang danh trí thức lởm, tha hóa còn diễn ra phổ biến và chúng cũng nguy hại không kém gì những tên tội phạm xấu xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)