Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 53 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

Cũng như phần lớn các tiểu thuyết khác của mình, trong ba tiểu thuyết Bóng đêm, Bến bờ, Người thợ mộc và tấm ván thiên, Ma Văn Kháng chủ yếu sử dụng NT3. Như đã trình bày ở phần chương 1, khi kể theo NT3, NKC không xuất hiện trực tiếp, không tham gia vào diễn biến của các sự kiện trong câu chuyện. Người kể chuyện không thuộc vào thế giới của truyện kể mà luôn đứng ở vị trí khách quan, tưởng như không liên quan tới câu chuyện nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm,

không chỉ là người dẫn chuyện, tổ chức cốt truyện mà còn giữ vai trò phân tích, bình giá làm rõ các mối quan hệ trong tác phẩm. Đây là một trong những tiền đề tạo nên những đặc trưng mang tính luận đề cho ba tiểu thuyết.

Tính luận đề trong ba tiểu thuyết đều là sự đấu tranh của cái Thiện chống lại cái Ác nhưng thể hiện qua hai chủ đề khác nhau: Tiểu thuyết Bóng đêmBến bờ viết về vấn đề an ninh hình sự, đó là sự đấu tranh của các chiến sĩ công an (đại diện cho cái Thiện) chống lại bọn tội phạm (đại diện cho cái Ác) đang ngày đêm hủy hoại sự bình yên của xã hội. Trong quá trình đấu tranh, các chiến sĩ có thể đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm, thậm chí phải hi sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ diệt trừ cái Ác. Tính luận đề của Bóng đêmđược thể hiện qua lời đề từ “Chúng ta ở trên đời không

chỉ để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích” (Chế Lan Viên) và tiểu thuyết Bến bờ

là qua hai câu: “Can đảm không bắt chước được, đó là đức tính thoát ra ngoài vòng giả tạo” (Napoléon Đệ nhất) và “Khi ta chết đi, chẳng còn gì ngoài những thứ đã cho kẻ khác” (Lý thuyết nhà Phật). Người thợ mộc và tấm ván thiên lại là tiểu thuyết luận đề về vấn đề đạo đức, đó là tinh thần hướng thiện mạnh mẽ và sự đấu tranh chống lại cái Ác trong chính bản thân mỗi con người. Tính luận đề của tác phẩm đượcthể hiện một cách hệ hống từ xây dựng nhân vật, đặt nhan đề, lời đề từ, tới toàn bộ hệ thống ngôn ngữ trong đó lời đề từ đã hé mở cho độc giả về tư tưởng mà Ma Văn Kháng muốn gửi gắm: “Làm kẻ ác khó nhọc vô cùng” (Bertolt Brecht).

Cả ba tiểu thuyết, NKC chủ yếu được dùng ở NT3 với ĐNBN nhưng đây không phải là ngôi kể độc tôn duy nhất, đôi khi nhà văn còn trao quyền để cho nhân vật tự kể về mình. Trong tác phẩm, nhà văn thường xuyên có sự dịch chuyển điểm nhìn vào các nhân vật. Từ đó, người đọc có được cái nhìn đa chiều, đa diện về con người và có thể đi sâu khám phá thế giới tâm hồn và những diễn biến phức tạp trong tâm lí nhân vật. Căn cứ vào việc khảo sát, chúng tôi chia NKC trong ba tiểu thuyết thành: Người kể chuyện với điểm nhìn bên ngoài và Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)