Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 75 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ

Văn học vốn là nghệ thuật ngôn từ. Thông qua ngôn ngữ, nhà văn không chỉ xây dựng nên hình tượng, miêu tả đời sống và con người mà đó còn là công cụ của tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Đến với kho ngôn ngữ "rủng

rỉnh" của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy nhà văn còn sử dụng nhiều từ ngữ bộc

lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật - đó là lớp ngôn ngữ trữ trình, đằm thắm, đậm chất thơ.

Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ được thể hiện trong ba tiểu thuyết thông qua những đoạn nhân vật tự bộc lộ cảm xúc đắm say, da diết trước con người hoặc cảnh vật. Bóng đêm có nhiều đoạn sử dụng ngôn ngữ trữ tình. Đó là những dòng thoại nội tâm, suy nghĩ của Nhâm khi được làm việc với ông Tầm, khi anh gặp lại Quyến; là đoạn tả cảnh thiên nhiên quê hương yêu dấu của Trừng; là cảnh sông nước miền Tây

nơi Nhâm đi công tác; là đoạn tả khu vườn đầy hoa của ông Tầm lúc ông nghỉ hưu. Làng quê yêu dấu của Trừng hiện lên với những rặng tre, chẳng hạn, với cảnh chăn trâu cắt cỏ, cảnh hội hè sống nước: “Đã có lần, Trừng bâng khuâng tự hỏi, ở đâu có được cảnh hội hè sông nước như vùng quê Trừng? Đó là buổi chiều sau cơn mưa lớn. Lúc ấy, đàn vịt giời trở về. Không ít hơn năm ngàn con đâu. Chúng lượn vòng ngay trên đầu như một dải lụa mềm. Kì lạ hơn, khi chúng vừa hạ cánh, đậu kín một bãi sông bên hữu ngạn, vươn cái cổ dài cất những tiếng kêu hợp đoàn hai âm tiết thì một bên phía đối diện chúng đã trắng xóa cả một vệt cánh cò. Cò, đủ loại cả trăm con, từ các thung xa bay về hợp đoàn. Diễm phúc cho những ai được một lần chứng kiến cảnh hội hè sông

nước này!” [39, tr.61]. Khung cảnh miền quê đồng bằng Bắc Bộ như mở rộng ra trước

mắt người đọc, gần gụi và bình yên, làm tan đi khoảnh khắc lo âu, mệt mỏi, căng thẳng khi theo dõi quá trình Trừng đi xác minh lời khai của Lẫm. Nhâm, trong chuyến công tác đến xã Phú Hòa làm nhiệm vụ, đứng trước khu vườn tràn ngập sắc hoa của Trưởng công an xã (ông Tầm), anh thấy: “Hoa, khắp nơi là hoa. Và Nhâm có cảm giác đang lạc lối và e sợ trước các sắc hình thần thái của các dạnh họa tuyệt phẩm. Hải đường mơn mởn. Thược dược rười rượi. Cúc vàng tươi sáng. Păng xê ưu tư. Đồng tiền hồn nhiên. Và Cẩm chướng, ôi Cẩm chướng cánh hoa đỏ sậm chen sắc trắng, tươi rười rượi gợi nhớ tới những vần thơ của thi hào Đức Hainơ và cuộc tình đứt đoạn giữa Trừng và Cúc... Đến đây, Nhâm gặp cái thanh tao ấm cúng. Đến đây, Nhâm như tan hòa trong vạn vật mở rộng, trong sự phô bày một cung cách tĩnh lặng của hoa. Chẳng có gì yên tĩnh bằng hoa; và ngắm hoa, anh có cảm giác nội tâm mình đang được hoa di dưỡng trở nên thanh

sạch và ướp hương thơm” [40, tr.187-188]. Không chỉ Nhâm có những cảm giác như

vậy mà cả người đọc cũng như đang được đứng trước một khung cảnh những hoa là hoa đang khoe sắc. Kết thúc vụ án tên Thuyên, Nhâm truy bắt tên Phỉ đến tận vùng núi Lào Cai. Đọc đoạn văn tả cảnh trước giờ anh và Phỉ đấu súng mới thấy nhà văn thật tài tình khi miêu tả: “Mỗi bước lên cao, Nhâm có cảm giác một lạc lối tới một xứ sở lạ. Nơi đây, nắng trong vắt mỏng manh như tơ, phập phồng một nỗi nhớ mênh mang. Nơi đây, núi tiếp núi, trập trùng, ngầm ngập, như những lượm sóng lượn. Từ đây nhìn xuống, qua khe vách dựng thành, thấy sông Chảy sáng ánh trắng bạc, len lỏi một dòng nhỏ teo, đầy khí phách; nhìn lên qua những chóp núi uy nghi như những ngọn kích khổng lồ, thấy mặt

trời hùng vĩ tan chảy, lênh láng ánh vàng” [40, tr. tr.272]. Trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đẹp đẽ đó, Nhâm có cảm giác tâm thức của mình được thông hội với một nguồn thần lực và một cơ cấu tự nhiên trong sạch đến vô cùng. Thiên nhiên như bừng thức một sức sống, tràn đầy màu sắc, âm thanh, mùi vị, thật vô cùng ấn tượng.

Trong Bến bờ, người đọc cũng không khỏi rung động trước cảnh mùa xuân nơi biên giới: “Trên suốt dọc đường công tác của Điền thoạt tiên là lớp xoan rừng... bật nẩy những nụ xanh tơ nơi đầu nhánh nách cành. Mỗi sớm mai, nhìn ra khoang núi đồi trước mặt, mắt ngập vào màn sương mưa bay lăn tăn, mịt mờ, bỗng như thấy đang ở

trong thế giới mộng mị mơ màng” [40, tr. 173]. Đất trời đang chuyển hóa, gây nên bao

ngỡ ngàng và cây cối như được hưởng phép lạ, xanh nhức lên với cảm hứng sinh sôi mãnh liệt vô cùng: “Những giấc ngủ dài đã được đánh thức! Những tích tụ âm thầm bỗng phát lộ những tiềm năng ẩn giấu! Xoan rừng... xanh non tới từng ngọn nhỏ... Vải thiều cây nào cây nấy ú ụ như những mâm xôi cỗ đầy... gặp gió bung nở, căng phồng... hoa vải vàng ngà như bột ngô rắc, ưng ửng cả mỗi góc rừng... Na thì những đầu cành bụ bẫm như ngón tay trẻ thơ... cỏ mật trong vườn cây Hồng nhìn xa xanh mướt yểu điệu như liễu rủ... hoa Gạo như những đô lực sĩ ngang tàng lực lưỡng, lúc này đang

bập bùng cháy những đóa hoa rực đỏ như lửa lò.” [40, tr.174]. Trước không gian hết

sức lãng mạn của mùa xuân biên giới, tâm trạng của Điền như được hòa hợp với thiên nhiên, anh lại ao ước được một lần đến thăm xứ lạng mộng mơ, thăm chùa Diên Khánh cùng Khanh... Chính những bức tranh thiên nhiên ấy là chất thơ tô điểm, làm dịu lại nhịp độ căng thẳng, bỏng gắt của những vụ điều tra, phá án, làm bừng sáng màn đêm vô minh tăm tối của tội ác dã man. Đó là những “quãng nghỉ” đặc biệt, mà nhà văn đã khéo léo sắp bày, là một không gian nghệ thuật đặc biệt của cuốn tiểu thuyết.

Trong Người thợ mộc và tấm ván thiên cũng nổi bật lên không gian trữ tình, hùng vĩ của cảnh vật nơi miền Tây Bắc của tổ quốc. Xứ Lào Cai có làng Nhuần, một làng Giáy cổ như một bức tranh thơ mộng tuyệt đẹp làm thầy Quang Tình choáng ngợp, sững sờ trong lần đầu đặt chân đến. Đó còn là khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn của khu rừng“đông cắm”, nơi hẹn hò của Thắm và thầy Quang Tình. Chính tại đây họ đã yêu và trao nhau bằng tất cả mối tình đầu.

thổ lộ tình cảm thiết tha sâu lắng. Đó là những câu thơ của Hainơ mà Trừng và Cúc đều thích: “Chúng mình chỉ biết yêu nhau/ Giữa trong muôn điệu đồng bào gái trai/

Giữa bao lòng đất rộng dài/ Để cho Cẩm chướng đâm chồi nở hoa” [40, tr.142]. Những

câu hát của Trịnh Công Sơn mà T. và người đàn bà tên Duyên (trong câu chuyện Hương

hoa đà lạt thuộc Bóng đêm) cùng đọc: “Em nghe sầu lên trong nắng/ Mưa vẫn bay trên

tầng tháp cổ/ Ngày sau sỏi đá vẫn cần có nhau” [39, tr.214]. Là câu thơ của thầy Bình

dạy văn viết cho Khanh “Tôi không thể quên hoa lila với hoa hồng”. Là những thi phẩm các nhà thơ chép lại cho Khanh, những bài thơ nói lên tâm trạng của Khanh: hai bài Không đề; bài Nỗi biệt ly đen, nỗi biệt ly vĩnh hằng.

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy nhà văn còn sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc tâm trạng của nhân vật - đó là lớp ngôn ngữ mềm mại, hiền hoà, duyên dáng, trong sáng, tình ý đắm sâu trong từng câu chữ thể hiện một phong cách trữ tình, trầm lắng. Đó là những lời thổ lộ tình yêu chân thành của Nhâm - Quyến, Điền - Khanh, thầy Quang Tình và Thắm. Những cặp đôi đó, họ yêu nhau và không giấu diếm, không ngại ngần bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về đối phương. Tình yêu của họ đều là những tình yêu đích thực và có sự hòa hợp cả về thể xác lẫn tâm hồn. Dễ dàng bắt gặp những câu nói thể hiện tình yêu trong cả ba tiểu thuyết: “Anh yêu em”, “Em yêu anh”, “Em thích được anh yêu...”, “Anh cũng rất thích yêu em...”, “Vì anh yêu em rất nhiều”,...

Qua sự phân tích trên, ta cần phải thừa nhận ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng còn là một thứ ngôn ngữ được nhà văn trau chuốt, ngôn ngữ mang nét trữ tình, đậm chất thơ, dễ đi vào lòng người đọc.

Như vậy, chúng ta thấy trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng có sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau (đa ngôn ngữ) từ đó tạo nên nét đời thường, sinh động và đồng thời vẫn giữ được chất lãng mạn của một phong cách văn xuôi trữ tình. Đây chính là tiền đề tạo nên sự đa thanh, đa giọng điệu trong tiểu thuyết của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)