Giọng điệu thương cảm, trữ tình, thiết tha sâu lắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 81 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Giọng điệu thương cảm, trữ tình, thiết tha sâu lắng

Nếu như giọng điệu triết lí đưa bạn đọc đến với những suy tư, chiêm nghiệm của nhà văn về cuộc đời, con người thì giọng điệu thương cảm, trữ tình trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng sẽ cho người đọc trở về với những rung cảm tinh tế, những suy tư sâu lắng, dịu dàng trong tâm hồn con người.

Hai tiểu thuyết Bóng đêmBến bờ viết về chủ đề an ninh, hình sự. Là cuộc đấu tranh giữa những chiến sĩ công an với bọn tội phạm. Trong cuộc chiến đó chắc chắn sẽ có những nạn nhân và chính các chiến sĩ cũng khó tránh khỏi những đau

thương, mất mát. Từ đó mà có giọng điệu thương cảm, xót xa. Vụ án đầu tiên trong

Bóng đêm là vụ tên Thuyên chặt đầu anh Bội. Hắn đã gây ra một ác kinh thiên động địa và hậu quả để lại là nỗi đau đớn cho gia đình nạn nhân. Cái chết của Bội là cái chết oan uổng, bất đắc kì tử, thảm khốc và phi tự nhiên, đó là sản phẩm của hành động tội ác của tên Thuyên dã nhân nghiệt súc. Vì đó là một cái chết oan uổng nên người nhà Bội làm lễ rước vong hồn rất cẩn thận. Trong buổi lễ rước vong Bội lên chùa, hẳn người đọc không thể quên được không khí u linh, thực ảo lẫn lộn cùng với những tiếng khóc than ai oán của người nhà nạn nhân cùng những người đến dự:

“Ối, em Bội ơi! Ách vận đến thì khó tránh khỏi lắm. Em đừng thở dài thế, em ơi. - Hức hức!

- Khổ thân em! Em đau đớn quá, tủi thân quá, không nói được nên lời đây mà. - Hức hức [...]

- Em ơi, em đừng tủi phận nữa. Em đừng đòi đầu nữa. Đầu em cùng với thân thể em, nhờ các anh công an tìm thấy, đều đã chôn cả hôm an táng em rồi. Ối, em ơi, sao em lại khốn khổ đến nông nỗi này. Cả họ hàng nhà ta, các ông bà, cô dì, chú bác, anh chị thương em lắm, Bội ơi.” [39, tr.69].

Đoạn văn trên là một loạt những câu than khóc của người thân Bội, não nề và xót xa đủ để thấy tội ác của tên Thuyên đáng bị trừng phạt đến nhường nào.

Như đã nói ở trên, cuộc đấu tranh giữa các chiến sĩ công an và những tên tội phạm là cuộc chiến đấu lâu dài và còn nhiều lắm những cam go, thậm chí các chiến sĩ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm đến thân thể và tính mạng. Và điều đó đã xảy ra với thiếu úy Hà Văn Trừng. Trừng ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, để lại mẹ già và người bạn gái mới yêu. Tang lễ trừng diễn ra trong nghẹn ngào và ngập tràn nước mắt. Không ai có thể cầm lòng trước sự hi sinh anh dũng và quá đột ngột của Trừng. Bài điếu văn dài và đầy cảm xúc của ông Tầm đủ cho người đọc thấy những đau thương, mất mát không thể bù đắp khi Trừng đã hi sinh. Những hành động, lời nói của mọi người đặc biệt là ông Tầm đều thể hiện sự đau xót tột cùng đi mất đi người đồng chí, đồng đội thân cận:

“Không thể kìm mình được nữa, ngửa mặt lên trời ông Tầm nấc nghẹn:

đội và người yêu của em, em có biết không? Thôi, em về với đồng ruộng quê hương sông nước, với tuổi ấu thơ trong trẻo, với hồn thiêng sông núi em nhé! Vĩnh biệt em! Vĩnh biệt em! [39, tr.162].

Cúc đau xót khôn nguôi khi người yêu mình mất, cô ôm bó hoa Cẩm chướng ngồi xuống và dang hai tay ôm choàng lấy ngôi mộ mới đắp: “Anh Trừng ơi, sao anh nỡ bỏ em”! Cô kêu lên thống thiết, rồi bỗng dưng bật dậy, ôm choàng lấy ông Tầm

nghẹn ắng: “Bác Tầm ơi, cháu biết làm thế nào bây giờ bác ơi!” [39, tr.162].

Cũng như Trừng, Điền trong Bến bờhi sinh khi làm nhiệm vụ. Đó cũng là một cái chết trẻ và cũng đã được dự báo trước. Điền ra đi trong tư thế thoải mái vì anh giống như người quân tử đã hoàn thành xong nhiệm vụ và đến lúc được nghỉ ngơi. Nhưng sự hi sinh đó không vì thế mà không gây đau đớn xót xa, nhất là với Khanh. Hai người còn với nhau bao hẹn thề chưa thực hiện được và Điền còn chưa biết đến sự tồn tại của đứa con trong bụng Khanh. Cô đã chết ngất đi khi đọc được bài báo đưa tin Điền hi sinh. Vượt lên tất cả, Khanh dũng cảm sinh con một mình. Nàng sinh một cậu con trai, thằng bé kháu và giống Điền vô cùng. Đó là niềm an ủi và là động lực lớn nhất với Khanh, là lí do để cô tiếp tục sống.

Bên cạnh giọng điệu thương cảm, xót xa là giọng điệu trữ tình, thiết tha sâu lắng. Với giọng điệu này, Ma Văn Kháng đã đưa người đọc tới những vùng đất nguyên sơ mà đẹp đẽ, những thân phận, những cảnh đời đầy biến động mà vẫn trong trẻo hồn nhiên. Xuất phát từ cái nhìn hiện thực cuộc sống và con người một cách tinh tế sâu sắc, giọng điệu trữ tình của Ma Văn Kháng thể hiện tình cảm thiết tha của nhà văn về cái đẹp trong cuộc sống. Giọng điệu ấy đã đưa người đọc đến với những bức tranh sinh động, phong phú của đời sống hiện thực mới. Trong Bóng đêm, Nhâm trở về bên Quyến sau khi kết thúc vụ án tên Thuyên. Ở bên Quyến, Nhâm quên đi hết những vụ trọng án, những kinh tởm, sợ hãi và căm hờn. Về với Quyến, anh được hưởng hương vị ngọt ngào, đắm say của một người phụ nữ bản tính nồng hậu. Quyến là nguồn vui sống chứa chan anh chưa được biết. Quyến là một vùng huyền bí, là ái lực thu hút anh, để rồi đi đến đâu, anh cũng mong được trở về nơi này. Ở bên nhau, họ dành cho nhau những cử chỉ và lời nói thật nhẹ nhàng, âu yếm:

- Em có mệt không?

- Không. Anh không hiểu em đâu nhỉ? Những lúc lo sợ mất anh em mới hiểu em yêu anh đến như thế nào.

- Anh yêu em hơn những gì anh đã biểu hiện - Anh nghỉ đi, không mệt

- Anh muốn yêu em mãi mãi cơ” [39, tr.136].

Đọc một đoạn đối thoại với những từ ngữ ngọt ngào, sâu lắng của hai người đã đủ thấy tình yêu của họ sâu sắc đến nhường nào. Vì thế mà dù cho Nhâm có đi đến đâu, gặp gỡ những ai thì trong tâm trí của anh vẫn chỉ có một hình bóng Quyến.

Điền (Bến bờ) là một chiến sĩ công an trẻ, tài trí, thâm trầm và đa cảm. Anh đã được đi công tác nhiều nơi, đến nhiều địa danh đẹp và gặp gỡ nhiều người phụ nữ đẹp. Đến mỗi một nơi, tâm hồn Điền lại rộng mở để đón nhận những cái đẹp của thiên nhiên, con người. Như trong lần làm nhiệm vụ về “nhà hàng Đại Dương”, trước những áp lực của công việc, Điền vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thành phố biển: “Thành phố trắng toát như là bằng thạch cao uốn mình theo vụng biển hình cánh cung. Nước biển xanh như pha mực, thanh khiết và dịu hiền. Tất cả đều thanh khiết, dịu hiền và xinh xẻo, không bụi bặm, không ồn ào. Phố xá đều ngắn, nhưng phủ xanh cây lá và chạy sát tới bãi cát biển... [40, tr.62]. Trong lần đi công tác ở biên giới vào mùa xuân, Điền choáng ngợp trước cảnh núi rừng vào xuân, Điền mơ ước một ngày anh và Khanh sẽ được cùng nhau đi khắp nẻo, đến những nơi cảnh đẹp, đến xứ Lạng mộng mơ. Cũng như Nhâm, Điền có một tình yêu nồng nàn và mãnh liệt với Khanh, bạn học từ thời phổ thông, một cô diễn viên xinh đẹp. Tình yêu với Khanh là nguồn động lực to lớn với anh, hình bóng Khanh cũng luôn ẩn sâu trong trái tim anh để rồi mỗi khi gặp một người con gái đẹp nào, anh lại nghĩ về Khanh và nhớ Khanh vô cùng. Cũng sau những ngày phá án, truy bắt tội phạm, Điền được trở về gặp Khanh trong một không gian thanh tĩnh chỉ có hai người. Anh có cảm giác “đã đi một quãng đường rất xa, đã bỏ lại tất cả những nhọc nhằn vất vả. Đã vượt qua tất cả những hỗn độn mịt mù u ám rối ren. Đã vượt qua sợ hãi, hoang mang của chính mình. Đã trở nên trong trẻo, lành mạnh, khỏe khoắn vì đã tận tụy hết mình với cuộc sống, vì đã nhận ra cái chật hẹp của chân trời, mà không bị chai cằn, dạn dĩ, buồn chán. Đã nhận ra cái tận cùng và cái vô hạn.

đủ để người đọc thấy được hàng loạt những cảm xúc bất tận của Điền và cùng hòa theo đồng cảm và tận hưởng những cảm xúc mà nhân vật có.

Giọng điệu trữ tình còn thể hiện qua những đoạn văn dạt dào cảm xúc hoặc qua những đoạn thơ, bài thơ trữ tình giàu tính biểu cảm mà đọc lên, không chỉ nhân vật mà độc giả cũng cảm thấy nó phù hợp với từng cảnh biến. Trong Người thợ mộc và tấm ván thiên giọng điệu trữ tình, thiết tha thể hiện trong đoạn thầy lần đầu bước đến làng Nhuần, được ngắm chiếc cầu mây; được Thắm đưa đi hái nấm trong khu rừng đông cắm; là những lúc vợ chồng thầy bộc lộ cảm xúc yêu đương; là lời những bài hát đối đáp trong buổi Vươn Giáy mượt mà đằm thắm mà dân làng mở ra để chào đón thầy Quang Tình và đó còn là nỗi nhớ của thầy Quang Tình về Thắm: “Ôi Thắm! Người con gái xiết bao yêu thương, nâng niu trìu mến xót xa của thầy. Thắm mười sáu tuổi là cô gái Giáy đi hái ra piệc cút. Một chiều đã xa tít trong thời gian. Thắm, một gương mặt thiếu nữ sáng tươi trong đêm Vươn Giáy ở nhà pò Hỉ... Thắm, mối tình trọn đời và duy nhất! Cái tài sản vô giá, nguồn vui sống vô tận. Một tình yêu đã được lý tưởng hóa và nhuốm màu phiêu lãng với mây trăng nhưng sẵn sàng

đương đầu với thử thách” [41, tr.120]. Đoạn thầy Quang Tình trở về nhà trong tâm

trạng hồi hộp vì nghĩ rằng người vợ yêu của thầy đang ngồi đợi thầy ở nhà sau những ngày tháng xa cách: “Hồi hộp đè ép ngực tưởng chừng đến nghẹt thở, thầy dựa xe vào cổng, rón rén bước vào sân rồi như nín thở bước vao nhà. Dự định đầu

tiên sẽ là gì đây? Một cái ôm choàng. Một nụ hôndài và biết đâu đấy, có khi là một

cuộc tao ngộ sôi nổi nữa, nếu Thắm không mệt...” [41, tr.257]. Chỉ với hai đoạn trích đó đã đủ thấy tình yêu của thầy Tình dành cho Thắm sâu sắc đến thế nào. Và càng cảm động hơn nữa khi tình yêu ấy vẫn luôn bền chặt cho dù cuộc sống có thiếu thốn về vật chất, dù cho những cơn sóng gió liên tục ập tới gia đình họ.

Xuất phát từ những cảm xúc sâu lắng trong tâm hồn của nhà văn và tài sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, Ma Văn Kháng sử dụng giọng điệu trữ tình với mong muốn thể hiện niềm tin yêu của mình vào cuộc sống, con người và hướng con người tới cái chân - thiện - mỹ. Chính sự mong mỏi này đã đem lại vẻ đẹp trên từng trang văn của tác giả và tâm huyết của nhà văn trước cuộc đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết của ma văn kháng dưới góc nhìn thể loại qua bóng đêm, bên bờ, người thợ mộc và tấm ván thiên​ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)