Cơ sở hình thành đề tài lịch sử trong tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 26 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Cơ sở hình thành đề tài lịch sử trong tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975

Đề tài lịch sử luôn là miền đất hấp dẫn đối với mỗi nhà văn. Tuy nhiên viết về mảng đề tài này thực sự không hề dễ dàng mà đòi hỏi ở người viết một sự cẩn trọng, công phu cùng với vốn sống, vốn văn hóa sâu rộng, có nhiều trải nghiệm cá nhân và sáng tác với tinh thần nghiêm túc trước lịch sử. Những yếu tố như thiên nhiên, văn hóa, sự kiện lịch sử và con người lịch sử... chắnh là cơ sở để các thiên tiểu thuyết lịch sử ra đời, những tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 cũng vậy.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới ở phắa Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam. Phắa Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phắa Đông Bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc); phắa Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phắa Nam giáp tỉnh Bắc Giang; phắa Tây giáp tỉnh Bắc Kạn; phắa Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên. Lạng Sơn có đường biên giới với Trung Quốc trên 230km. Ở nơi đây núi non hùng vĩ, phong cảnh khắ hậu tuyệt vời - xứ sở của những sáng tác thi ca và những danh thắng nổi tiếng. Đã từ lâu Lạng Sơn nổi tiếng bởi có những cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú của các hang động: Tam Thanh, Nhị Thanh với hình tượng nàng Tô Thị chờ chồng mà hóa đá; với chùa Tiên, dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng, đỉnh núi Mẫu Sơn bốn mùa mây phủ, dịu mát quanh năm, với những cánh rừng hồi xanh ngátẦ tất cả đã đi vào ca dao, dân ca như những tiếng hát ân tình đối với quê hương xứ Lạng. Đồng bào ta từ Bắc chắ Nam từ đồng bằng đến miền núi hẳn ai cũng đã từng được

nghe và đắm hồn mình trong lời ru quen thuộc của mẹ: ỘĐồng Đăng có phố Kỳ Lừa

- Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh - Ai lên Xứ Lạng cùng anh - Bõ công bác mẹ sinh thành ra em - Tay cầm bầu rượu nắm nem - Mải vui quên hết lời em dặn dòỢ.

Câu ca dao được lưu truyền từ bao đời ấy của dân tộc như lời mời gọi thiết tha mỗi người hãy một lần đến với Lạng Sơn để cùng khám phá vẻ đẹp hòa quyện của núi và mây, của hang và động, của phố và chợ - một vẻ đẹp huyền ảo và thơ mộng mà

tạo hóa đã ban tặng cho cảnh quan thiên nhiên Xứ Lạng, để rồi đắm mình trong những làn điệu Then, Sli, Lượn Tày, Nùng ngọt ngào đằm thắm, để cùng khám phá những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây hay để nghiêng ngả say trong men rượu trên đỉnh Mẫu Sơn hùng vĩ.

Cho đến nay, những vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng của thiên nhiên Xứ Lạng cùng với cuộc sống thanh bình của đồng bào các dân tộc thiểu số chất phác, hồn hậu của một vùng biên cương giàu bản sắc văn hóa vẫn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ của Lạng Sơn và của cả nước mỗi khi có dịp đến thăm mảnh đất này, trong đó phải kể đến các nhà tiểu thuyết những người đã sáng tác nên những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử về Lạng Sơn như: Nông Văn Côn, Quang Huynh, Nguyễn Trường Thanh, Vũ Ngọc Chương, Ngọc Mai, Lê Tiến ThứcẦ

Đọc Tướng không phong hàm của nhà văn Nguyễn Trường Thanh, vẻ đẹp

của thiên nhiên xứ Lạng hiện lên thật đẹp: ỘNắng cuối hạ vàng như mật sáng lấp

lánh những cánh rừng hồi đại ngàn, nắng thơm lừng những cánh rừng hồi đang sắp cho mùa hoa chắn vàng, những cánh hồi lấp lãnh như sao xanh, sao nâu. Nắng xanh mướt trên những tràn ruộng thấp ruộng cao của mùa lúa đã bén rễ như những mảng màu từ hai bên bờ suối sắp liền nhau theo bậc thang xanh tắt tắp đến chân làng Phạc LạnỢ [41.134]. Mùa xuân xứ Lạng ở Một thời biên ải được tác giả miêu tả

sinh động: ỘNắng xuân ấm áp lan tỏa cả phố phường làng quê, rừng núi, những

cây hồng đào, bắch đào nở muộn, những chùm hoa đang bừng nở khoe sắc tỏa hương. Đèo Giang, Văn Vỉ, núi Nhị, Tam Thanh như xanh hơn. Núi Chóp Chài, Mẫu Sơn sáng đẹp, hùng vĩ, trầm mặc uy nghiêm...Ợ [41.152]. Trong tiểu thuyết

Hoa bất tử, thiên nhiên xứ Lạng hiện lên thật yên bình: Ộlũng Pá Làng rộng thênh thang, bát ngát, những thảm cỏ non xanh nối tiếp nhau trải dài xa tắt tắp tha hồ trâu, bò thung thăng gặm cỏ. Bao quanh thung lũng là những cánh rừng già, rừng hồi xanh thẳm, rừng nứa rừng vầu đan ken vào nhau như bức tường thành.Ợ [45.65].

Trong những trang tiểu thuyết Phương Bắc hoang dã của Lê Tiến Thức, vẻ đẹp của

núi rừng Bình Gia những ngày kháng chiến được miêu tả với nét hoang sơ và trong

trước mắt... Những cây cổ thụ hàng mấy người ôm không xuể, dây leo bám chằng chịtỢ [52.345].

Đọc Hoa bất tử ta gặplại những địa danh quen thuộc như phố chợ Kỳ Lừa, Đền Tả Phủ, Thủy Môn Đình, phố Chắnh Cai, Đồng Đăng, Na Sầm, xã Thụy Hùng, hệ thống văn bia khu di tắch Tam - Nhị Thanh, chùa Tiên, chùa ThànhẦ của Lạng Sơn.

Trong Khau Slin hùng vĩ, tác giả Vũ Ngọc Chương lại dành tình cảm đặc biệt

cho thiên nhiên châu Thoát Lãng, Phố Na Sầm biểu hiện trong cái nhìn của nhân vật Nam khi lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây - một khu phố đông vui, phong cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ thú, hấp dẫn với những dãy núi đá hùng vĩ như một mặt phẳng cắt từ đỉnh núi xuống chân núi, mỗi mảnh phố được nối nhau bởi những cây cầu bắc

quaẦCó đôi khi chỉ là những mạch nước, con suối nhưng lại gần gũi thân thiết với

đồng bào miền núi: ỘVùng xung quanh chân núi Khau Slin có rất nhiều khe dọc, khe

dọc nào cũng có những mạch nước chảy ra, con suối chảy qua hai xã Nam La, Hội Hoan cũng bắt nguồn từ đâyỢ. [7.31]. Từng người theo cách nhìn và cảm nhận của riêng mình mà gửi gắm vào văn chương nhưng nhìn chung đều phản ánh tâm tư tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước, thể hiện niềm tự hào, sự mến mộ trước vẻ đẹp của non sông cẩm tú nơi đây.

Không chỉ nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh mà Lạng Sơn còn là một vùng văn hóa đa sắc tộc phong phú và độc đáo, nơi hội tụ và sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với nhiều phong tục tập quán khác nhau, tạo thành một vùng đất biên cương mang bản sắc dân tộc đậm đà. Bản sắc đó được thể hiện trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn qua hàng ngàn năm lịch sử. Chắnh những điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà văn Lạng Sơn đã cảm tác mà viết nên những tác phẩm hay,

độc đáo, in đậm dâu ấn trong lòng người dân Xứ Lạng. Như khi đọc Hoa bất tử ta

bắt gặp hình ảnh những chàng trai, cô gái trong bộ trang phục dân tộc Tày, Nùng, Hoa rực rỡ sắc màu, những tà áo nâu sồng, áo chàm nam khuy ngang, nón lá, áo chàm phụ nữ Tày. Những món ăn rất Lạng Sơn như thịt vịt xào măng chua; thịt lợn quay, bánh dầy, xôi cẩmẦ Những lễ hội Lồng Tồng có múa sư tử, các trò diễn Sĩ;

Nông; Công; Thương. Ầ Những ngày hội xuân, những buổi chợ phiên cùng những làn điệu dân ca, những điệu Then, Sli, Lượn, Phong SlưẦ giao duyên tha thiết, mượt mà làm xao xuyến tâm hồn bao trai làng gái bản trong suốt những ngày lễ hội của mùa xuân, và biết bao đôi trai gái đã nên duyên, kết thành hạnh phúc lứa đôi cũng từ chắnh những tiếng hát ngọt ngào, thấm đẫm ân tình đó. Có thể nói, các nhà văn Lạng Sơn đã dành khá nhiều tâm huyết và tình cảm của mình đối với mảnh đất xinh đẹp này, cũng chắnh là niềm trân trọng, tự hào đối với vùng quê giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Lạng Sơn còn là mảnh đất biên giới giàu kỳ tắch lịch sử, với những sự kiện lịch sử và những người anh hùng dân tộc thiểu số có thực ở nơi đây, họ đã anh dũng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì quê hương Lạng Sơn yêu dấu, đó chắnh là nguồn cảm xúc trực tiếp nhất, mãnh liệt nhất cho các cây bút tiểu thuyết như Nguyễn Trường Thanh, Vũ Ngọc Chương, Lê Tiến ThứcẦ viết lên những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đầy thành công của mình.

Nằm ở vị trắ biên giới phắa Bắc của Tổ quốc, đặc biệt là cửa ngõ tiếp giáp với Trung Quốc, Lạng Sơn ngay từ khi mới hình thành đã là một vùng đất có vị trắ chiến lược đặc biệt quan trọng trong giao lưu văn hóa, chắnh trị, và phát triển kinh tế của đất nước. Lạng Sơn đã sớm trở thành nơi tiếp xúc và trung chuyển những ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc vào Việt Nam. Cũng chắnh mảnh đất này đã chứng kiến biết bao chiến công hiển hách của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của ông cha từ ngàn đời. Ngay trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 981 dưới triều đại tiền Lê, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn cùng với nhân dân cả nước đã làm nên chiến công oanh liệt dưới sự chỉ huy của Tướng quân Lê Hoàn - đánh tan quân xâm lược Tống, chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo ngay dưới chân thành cổ Chi Lăng, mở đầu kỉ nguyên Đại Việt bách thắng bọn phong kiến phương Bắc.

Trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077, lực lượng dân binh người Tày ở vùng biên giới do các tù trưởng Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh PhúcẦ chỉ huy - đã trở thành một bộ phận quan trọng, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cả nước. Vào nửa sau thế kỷ XIII, đế quốc Mông Cổ hùng mạnh nhất thế

giới đã gây cho loài người nhiều nỗi đau khổ, kinh hoàng. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai năm 1285, mảnh đất Lạng Sơn vừa là tuyến đầu đánh địch, vừa là hậu phương đánh vào sau lưng địch. Cuộc chiến đấu quyết liệt của quân dân ta ở khắp các địa phương nổi bật là chiến thắng ở trại Ma Lục - Chi Lăng (bắn chết tên Việt gian Trần Kiện ngay trên mình ngựa) đã góp phần quan trọng tạo điều kiện để mở đầu cho một giai đoạn mới - giai đoạn phản công thắng lợi. Bằng sức mạnh của ý chắ và trắ tuệ, của tình đoàn kết dân tộc quân dân ta đã ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông, trong đó có hai lần tiêu diệt chúng tại Lạng Sơn. Đất Lạng Sơn ở biên cương phắa bắc thực sự góp phần rất quan trọng trong thắng lợi của quân dân Đại Việt chống Nguyên - Mông thế kỷ XIII. Không chỉ trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của các triều đại phong kiến gắn liền với mảnh đất xứ Lạng mà ở giai đoạn sau này trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và bảo vệ biên giới của dân tộc, Lạng Sơn với vai trò là mảnh đất biên cương của Tổ quốc, những địa danh như: chiến khu Bắc Sơn, Đường 4 anh hùng, đèo Bông Lau...đã gắn liền với những chiến công của dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công, Lạng Sơn trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Các sáng tác thơ văn của Lạng Sơn đặc biệt là những thiên tiểu thuyết lịch sử đều tái hiện lại những trang sử hào hùng về cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, đó là những vị vua, tướng lĩnh Quang Trung - Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Bà Triệu. Đó là những trận chiến đấu chống giặc ngoại xâm tại Lạng Sơn như trận chiến chống quân Minh tại Ải Chi Lăng năm 1427. Trận chiến chống quân Thanh xâm lược năm 1788 - 1789. Những trận đánh giặc phỉ vùng biên giới Việt TrungẦ

Có thể nói mỗi tấc đất của vùng biên giới Lạng Sơn đều in dấu bao nhiêu chiến công hiển hách của dân tộc và những vùng đất ấy nay đã trở thành những kỳ tắch lịch sử mang tên những địa danh nổi tiếng song cũng rất đỗi quen thuộc như: núi Phượng Hoàng, Mã Yên Sơn, Đấu đong quân, Núi Quỷ, Quỷ môn quan, thành cổ Chi Lăng, Đường 4 anh hùng, Chiến khu Bắc SơnẦ cùng với cuộc chiến tranh gian khổ mà ác liệt ấy đã có rất nhiều những người anh hùng dân tộc thiểu số với

tình yêu quê hương, đất nước, với lòng hiếu nghĩa, với chắ căm thù giặc sâu sắc và tinh thần quả cảm hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc cùng những mối tình đậm màu huyền thoạiẦđã đi vào thơ văn như những cái tên bất diệt. Đó là người anh hùng Thân Cảnh Phúc, Đại Huề, Đại Liệu, Hoàng Đình Kinh, Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri cùng các đồng chắ Hoàng Văn Hán, Hoàng Văn Kiểu, Nguyễn Văn NinhẦ những người con yêu nước của quê hương Xứ Lạng nguyện là những hạt nhân tiên phong theo cách mạng góp phần làm nên những kỳ tắch lịch sử của quê hương. Các chiến sỹ cộng sản Bắc Sơn như: Hoàng Văn Hán, Dương Công Kỳ, Dương Công Eng, Dương Văn VânẦ cũng là nguồn cảm hứng để các nhà văn viết nên các tiểu thuyết lịch sử của mình.

Như vậy, có thể thấy rõ một điều là tất cả những nét đẹp của vùng biên giàu truyền thống văn hóa, giàu sự kiện lịch sử, những vùng đất nhiều kỳ tắch với bao chiến công hiển hách của Lạng Sơn cùng với những người anh hùng, chiến sỹ cách mạng đầu tiên của mảnh đất xứ Lạng - những địa danh và con người có thực ở nơi đây không chỉ làm rạng rỡ cho lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc mà còn là cơ sở cho các nhà văn lấy làm nguyên mẫu để xây dựng thành công các tiểu thuyết lịch sử. Cho đến nay Lạng Sơn có thể coi là một vùng có thế mạnh nhất ở khu vực miền núi phắa Bắc trong văn học viết về đề tài lịch sử. Đặc biệt, vùng đất xứ Lạng còn là nơi hội tụ một đội ngũ sáng tác đông đảo, bút lực và sức sáng tạo dồi dào, họ đều là những con người có tài năng, tâm huyết với mảnh đất biên cương xinh đẹp. Có những người như nhà văn Nguyễn Trường Thanh, dù không phải sinh ra tại Lạng Sơn nhưng với tình yêu tha thiết mảnh đất và con người xứ hoa đào này mà ông đã nguyện dành trọn vẹn gần cả cuộc đời mình gắn bó với nơi đây. Nguyễn Trường Thanh muốn đem ngòi bút văn chương của mình góp phần bảo vệ và xây dựng từng tấc đất biên cương, đây cũng là tư tưởng nghệ thuật, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong từng trang tiểu thuyết lịch sử của ông. Mảnh đất thân yêu này vẫn mãi luôn là nguồn cảm hứng lớn, vô tận và mãnh liệt cho các nhà văn, nhà thơ của Lạng Sơn nói chung, cho các nhà tiểu thuyết lịch sử nói riêng sáng tác nên những tác phẩm văn học đầy mang đầy giá trị và ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)