Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 32 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử

Là một tỉnh miền núi, biên giới, địa đầu Đông Bắc của đất nước, Lạng Sơn có vị trắ đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với niềm tự hào về mảnh đất biên cương của Tổ quốc có bề dày lịch sử, từng lập nên những chiến công oanh liệt, những thành tắch vẻ vang trong kháng chiến và kiến quốc khiến cho cảm xúc dân tộc, cảm xúc lịch sử gợi lên từ mảnh đất Lạng Sơn luôn thường trực trong lòng các thế hệ nhà văn, nhà thơ, không chỉ ở các nhà Nho xưa mà còn ở cả các lớp nhà văn sau này. Vì thế, từ xưa cho tới nay đã có biết bao nhiêu tác phẩm viết về đất nước, con người nơi đây. Cho đến bây giờ, mảnh đất này vẫn luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các cây bút sáng tác văn học Lạng Sơn - đặc biệt là các cây bút tiểu thuyết lịch sử. Tuy nhiên, do nền văn học viết Lạng Sơn phát triển muộn nên những sáng tác văn xuôi về đề tài lịch sử của Lạng Sơn cũng phải đến những năm 60 của thế kỉ XX mới bắt đầu có những tác phẩm đáng lưu ý xuất hiện. Thời kỳ những năm kháng chiến chống Mĩ (1965-1975) đã có một số bài bút ký, truyện ngắn phản ánh khá trung thực và sinh động về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn (được in trong một số ấn phẩm do Ty Thông tin Lạng Sơn xuất bản, hay trên tạp chắ Văn nghệ Việt

Bắc). Trong đó đáng chú ý có tập Con đường với chúng tôi (do Ty Thông tin văn

hóa và Ty Giao thông vận tải Lạng Sơn xuất bản năm 1974), đã có một số bài bút ký, ghi chép phản ánh cuộc chiến đấu kiên cường, dũng cảm của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn trên mặt trận giao thông vận tải thời kỳ chống Mĩ. Tuy nhiên, nhìn chung những bài viết đó đa phần mới chỉ là những tác phẩm có tắnh báo chắ tuyên truyền, phục vụ trước mắt hơn là những tác phẩm văn học đắch thực. Sự nghiệp văn học nói chung và văn học về đề tài lịch sử của Lạng Sơn nói riêng phải đến những năm sau đó mới đạt được những thành tựu đáng kể.

Nếu không kể đến đến một vài truyện ngắn, hồi ký có một vài chi tiết nói tới lịch sử, mang tắnh lịch sử của một số tác giả, cán bộ lão thành cách mạng viết trước

đó thì tiểu thuyết Kỳ tắch Chi Lăng của tác giả Nguyễn Trường Thanh được xem là

một tác phẩm viết về đề tài lịch sử vào loại sớm của Lạng Sơn. Tác phẩm được đăng tải trên Văn nghệ Việt Bắc vào những năm 1970 - 1974, và xuất bản thành sách (năm

1981, 1982). Tác phẩm tiếp theo là Ngả đường khiếp sợ của Nông Văn Côn (do TY Văn hóa - Thông tin Lạng Sơn năm 1982). Tác phẩm cũng tái hiện lại một giai đoạn lịch sử của quê hương Chi Lăng anh hùng. Nguyễn Trường Thanh cũng được xem là một nhà viết tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu, xuất sắc nhất của tỉnh Lạng Sơn. Cùng với sự hiểu biết sâu rộng, phong phú và tình yêu, sự trân trọng đối với vùng đất Xứ Lạng, nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã lao động, sáng tạo miệt mài và cho ra mắt bạn đọc

nhiều tác phẩm viết về đề tài lịch sử Lạng Sơn thời kỳ hiện đại như: Hoa trong bão

(1994) viết về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn; Tướng không phong hàm (1998) viết về

người chiến sỹ cách mạng Lương Văn Tri - người chỉ huy đội du kắch Bắc Sơn, người

bạn và cũng là người đồng chắ thân thiết của anh hùng Hoàng Văn Thụ; Nữ điệp báo

Lạng Thành (1999) viết về nữ chiến sỹ tình báo dân tộc Tày - Ngô Thị Mão thời kỳ

kháng chiến chống Pháp; Tiểu thuyết Một thời biên ải (Hội VHNT Lạng Sơn tập 1 -

2000, tập 2 - 2008) phản ánh của kháng chiến chống thực dân Pháp ở Lạng Sơn giai

đoạn trước và sau Cách mạng tháng 8 năm 1945; Tiểu thuyết Ngôi nhà của cha (NXB

Văn hóa thông tin - 2007) viết về cuộc đời hoạt động cách mạng và chuyên ngành kiến trúc Nguyễn Văn Ninh - người đỗ đầu trường Cao đẳng Kiến trúc Đông Dương

năm 1931, cũng là tác giả của ngôi nhà sàn Bác Hồ; Hương ngàn (NXB Hội Nhà văn

- 2009) viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chắ Hoàng Đình Giong; Hoa

bất tử (NXB Hội Nhà văn - 2009) viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng

chắ Hoàng Văn Thụ; Lũng Xá bình yên (do Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn xuất

bản năm 1987, 1988); tiểu thuyết Phò mã Động Giáp là cuốn tiểu thuyết viết về dòng

họ Thân là chúa Động Giáp ở Lạng Sơn dưới thời Lý cũng là tác phẩm nhà văn Nguyễn Trường Thanh hoàn thành với ý nghĩa chào mừng đất nước nhân dịp kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long - Hà NộiẦ

Giai đoạn sau này, ngày càng có nhiều tác giả đã khai thác đề tài lịch sử và

viết được nhiều tác phẩm có ý nghĩa lịch sử và giá trị như Mũi tên thần của Nguyễn

Quang Huynh viết về cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nghĩa quân Hoàng

Đình Kinh cuối thế kỉ XIX; Tiểu thuyết Khau Slin hùng vĩ (2005) của tác giả Vũ

Ngọc Chương viết về phong trào đấu tranh của nhân dân Hội Hoan - Văn Lãng (1935 - 1945). Ngoài ra, tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 cũng ngày càng đạt được nhiều

thành công mới, phát huy từ những thành quả đã đạt được, đó là sự xuất hiện thêm các tác giả mới tham gia viết về đề tài lịch sử, họ đã từng sống, chiến đấu và công tác ở Lạng Sơn, nay ở ngoài tỉnh viết về đề tài này, thậm chắ nội dung và đối tượng phản ánh trong các tác phẩm của họ không chỉ bó hẹp trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn mà còn

mở rộng ra những nhân vật và địa bàn hoạt động ở ngoài tỉnh như: Đường 4 rực lửa

của Đặng Văn Việt, Những vòng tay nhân ái của Hà Văn Thư, Cuộc chiến đấu cô

đơn của Trần Sỹ TâmẦ

Như vậy, văn xuôi Lạng Sơn viết về lịch sử nói chung và tiểu thuyết Lạng Sơn về đề tài lịch sử sau 1975 nói riêng, mà tập trung là những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trường Thanh, Vũ Ngọc Chương, Lê Tiến Thức, Nguyễn Quang HuynhẦ đã có những thành tựu đáng trân trọng. Lạng Sơn - vùng đất biên cương địa đầu Tổ quốc có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử đa dạng, phong phú, lịch sử dân tộc và lịch sử đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn mãi mãi là mảnh đất màu mỡ cho các tác giả văn chương khai thác, để cho khả năng sáng tạo nở hoa, kết trái như đã từng đạt được. Đánh giá về mặt giá trị nội dung và ý nghĩa văn chương của thể loại văn học viết về đề tài này có thể còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng về mặt hiệu quả xã hội của nó thì chúng ta phải thừa nhận rằng, những tác phẩm viết về đề tài lịch sử của văn học Lạng Sơn trong thời gian qua đã giúp người đọc, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau có dịp được hiểu biết rõ hơn về lịch sử quê hương, đất nước mìnhẦ Từ đó bồi dưỡng thêm tình yêu, lòng trân trọng, tự hào và tự tôn dân tộc, luôn ghi nhớ và mãi tri ân những con người đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cả thân mình để làm nên lịch sử, đem lại hòa bình, ấm no như hôm nay.

Tiểu kết chương 1

Văn xuôi Lạng Sơn viết về đề tài lịch sử nói chung và lịch sử đấu tranh cách mạng nói riêng đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Có thể nói các nhà văn đã mượn đề tài lịch sử như là một cách gián tiếp bày tỏ lòng yêu nước, thể hiện ý thức tự tôn và lòng tự hào dân tộc. Không chỉ vậy, những tác phẩm viết về đề tài lịch sử giúp người đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về lịch sử quê

hương, đất nước mình. Đề tài và cảm hứng về lịch sử mãi luôn là nguồn mạch ngầm nuôi dưỡng tài năng và kắch thắch tâm hồn sáng tạo của rất nhiều thế hệ văn nghệ sĩ xứ Lạng. Đồng thời, việc sáng tác cũng như nghiên cứu những sáng tác vãn học về đề tài lịch sử trong đó có tiểu thuyết thể hiện sự quan tâm tới thực tiễn sáng tạo vãn học nghệ thuật tỉnh nhà. Hơn thế nữa, trong bối cảnh xã hội hiện đại hóa ngày nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà một bộ phận không nhỏ các thế hệ bạn đọc đặc biệt là thế hệ trẻ đang ngày một trở nên xao lãng kiến thức lịch sử, thờ ơ với quá khứ, thuộc sử nước ngoài hơn sử nước mìnhẦ thì những sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử lại càng cần được quan tâm để tạo nên sự hấp dẫn, sức truyền cảm, giúp bạn đọc mọi thế hệ bồi dưỡng thêm vốn hiểu biết về lịch sử dân tộc từ đó biết yêu và trân quý hơn về những giọt mồ hôi nước mắt và cả máu xương đã đổ xuống để làm nên lịch sử, đem lại một cuộc sống bình yên tươi đẹp như ngày hôm nay.

Chương 2

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LẠNG SƠN SAU 1975 VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)