Lớp ngôn ngữ đời sống giản dị, nhiều màu sắc, đậm chất địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 93 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Lớp ngôn ngữ đời sống giản dị, nhiều màu sắc, đậm chất địa phương

Trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, đã có nhiều tác giả chú ý viết bằng thứ ngôn ngữ thuần Việt, gần gũi, dễ hiểu với muôn màu sắc của đời sống, thứ

ngôn ngữ tràn đầy sức sống. Trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng

Giác ngôn ngữ đời thường chiếm chủ yếu. Các nhân vật chắnh trong chuyện đều xuất phát từ tầng lớp thường dân nên ngôn ngữ của họ cũng rất tự nhiên, bình dị

như đời thường. Trong tiểu thuyết Hồ Qúy Ly của tác giả Nguyễn Xuân Khánh, nhà

văn cũng tái hiện sự kiện và nhân vật lịch sử nhờ lớp ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, sống động. Toàn bộ tác phẩm là thứ ngôn ngữ tự nhiên như lời nói hàng ngày. Trong số những tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử trong phạm vi lựa chọn để nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà tiểu thuyết Lạng Sơn cũng đã chú ý đưa vào trong những sáng tác của mình lớp ngôn ngữ đời thường, giản dị, nhiều màu sắc, mang đậm chất địa phương.

Trong tiểu thuyết Phương Bắc hoang dã của tác giả Lê Tiến Thức, lớp ngôn

ngữ đời thường chiếm chủ yếu, các nhân vật trong tác phẩm cũng có nguồn gốc xuất thân từ tầng lớp thường dân, bởi vậy cách nói năng của họ rất tự nhiên, thoải mái, thậm chắ suồng sã, chẳng hạn như trong các cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Đức và Zăng:

Ộ- Anh Zăng đừng mách bố em nhé! Đấy là lần đầu tiên tôi chuyển cách xưng hô cho phải đạo.

- Ừ, thôi về đi! Này, cầm lấy - Zăng đưa xâu cá cho tôi. - Em không lấy đâu! Nếu thấy cá bố em vặn vẹo thì chếtẦ Zăng gãi đầu:

- Ừ, mày nói cũng phải!Ợ [52.31]

Hay đoạn: ỘAnh Zăng cắt đứt luồng suy nghĩ của tôi.

- Mày nghĩ cái gì lâu thế hả?

- Anh Zăng biết bắn súng chưa? Tôi hỏi lại - Tao biết bắn từ lúc mày còn ẵm ngửa.

- Phét lác! Anh hơn em được mấy tuổi?Ợ [52.147]

Tiểu thuyết Mũi tên thần viết về người thủ lĩnh dân tộc Hoàng Đình Kinh,

bên cạnh lớp ngôn ngữ trang nghiêm trong những lúc họp bàn việc quân, người đọc còn dễ dàng tìm thấy những đoạn văn mà tác giả sử dụng lớp ngôn ngữ bình dị đời thường, chẳng hạn như trong cuộc đối đáp của thủ lĩnh tài ba với các cô gái:

ỘNgười Tày có câu: ỘTốc tẩu mạy chắnh thai, tốc tẩu cần mắ thaiỢ có nghĩa là: Dưới cây đè mới chết, dưới người đè không chết. Các cô xem khi cầy ruộng vầng cấy nó đẹn con cua có con nào chết đâu? Trời sinh ra thế rồi!Ợ[19.18,19]

Hoàng Đình Kinh là một vị chủ tướng tài giỏi, cả gan, dám nghĩ dám làm, nên trong những lời nói của ông cũng luôn bộc lộ cá tắnh, và sự quyết đoán, khi giận

dữ ông dùng cả những từ ngữ báng bổ: ỘTrời! Thằng phản tặc! Ta không ngờ thằng

khốn nạn ấy lại lừa thầy, phản chủ đến như vậy. Ta quyết một phen sống mái với quân này!Ợ [19.148], nhưng có những khi nói với thuộc cấp Đề Dã của mình, ông

lại dùngnhững lời lẽ hết mực thân tình, gần gũi mà không hề có khoảng cách.

Hay như trong tiểu thuyết Khau Slin hùng vĩ của tác giả Vũ Ngọc Chương là

sự xuất hiện dầy đặc lớp ngôn ngữ đời thường, được thể hiện thông qua những đoạn đối thoại giữa các nhân vật:

- Hôm nay được nhiều tiền thế à? - Được chia cái đầu?

- Lần nào cũng được cái đầu. Nhưng gạo hết rồi. Mua cá mắm ăn với ǵ? Vừa nói Thơ vừa nũng nịu ngả đầu vào vai Mầng.

-Chúng mình đành phải ăn củ rừng thêm một thời gian nữa.Ợ [7.59,60]

Cũng vẫn với tiểu thuyết này,nhà văn Vũ Ngọc Chương đã đặt cái tốt đẹp và

tới những giới hạn của nó, đoạn văn miêu tả cảnh lão Cương và cô gái dân tộc tên Thơ đã lột trần bản chất xấu xa của một lão già với những dục vọng tầm thường, ngôn ngữ trở nên sắc nhọn, trần trụi:

-Hoàn cảnh của cháu ông rất thương, nếu cháu biết ăn ở thì đâu đến nỗi khổ thế.

Thơ chưa biết lão bảo chị Ộbiết ăn ởỢ là như thế nào thì lão đã nói tiếp:

-Nếu cháu bằng lòng để ông đi lại với cháu thì ông không lấy thóc tô nữa, ông để ruộng cho cháu làm hai mẹ con cũng thừa ăn, ông còn cấp thêm tiền chi tiêu và cho thằng bé ra trường họcẦ

Thơ chợt hiểu, vội nói:

- Không được đâu ông ạ, cháu đã có chồng, mọi người chê cười cho.

- Cháu lạ thật, ai biết được, nếu họ biết thì cười được bao nhiêu, một ngày, một tháng chứ ai cười được cả năm. Còn thằng chồng cháu nó có thiết gì cháu đâu, nó phải trốn tránh chưa biết đến bao giờ, có khi còn chết mất xác ở khe dọc nào ấy chứ. Còn ông thì đang khổ sở, bà già nhà ông bây giờ như con lợn xề thiến muộn, bèo nhèo lắm. Ông chẳng còn hứng thú gì với mụ cả.

-Vừa nói lão vừa nhìn Thơ bằng đôi mắt thèm muốn. Thơ hốt hoảng đứng lên, lão liền sấn đến ôm ghì lấy, toàn thân lão nóng bừng áp chặt vào người Thơ, lão thở hổn hển miệng phun ra nồng nặc hơi rượu, tay lão cuống cuồng sờ soạng...

[7.198, 199].

Khảo sát các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử, chúng tôi như cách dùng từ, dùng hình ảnh vắ von, so sánhẦ vì hầu hết các nhân vật lịch sử đều là người dân tộc thiểu số vùng biên giới nên đòi hỏi các tác giả phải hiểu đúng và nắm rõ cách cảm cách nghĩ, cách nói năng diễn đạt của người thiểu số.

Chẳng hạn như bản chất chân phác, thật thà của người dân tộc miền núi được

bộc lộ rõ ngay từ những lời nói của nhân vật Zăng trong tiểu thuyết Phương Bắc

hoang dã:

Tao đi học vì tao muốn tự tay viết thư cho cô Ân, nó dó cái bụng của tao. Chứ gặp ngoài bản, tao không nói được. Săn thú với tao thì dế, chứ mở mồm chuyện này với tao sao khó thếẦ

Zăng dừng lời, móc từ trong túi ra mảnh giấy:

-Đây, tao viết rồi đây này! Chỗ nào sai chắnh tả mày bảo tao.

-Tao bắt chước từng chứ theo sách người lớn đấy!

Suýt nữa tôi đã cười phá lên, may còn kìm được. Nguyên văn lá thư thế này: ỘCô dáo của răng răng muốn lấy cô dáo làm vợ răng xẽ xăn về con thú to để trứng tỏ thắch cô dáoỢ [52.39].

Có thể thấy chắnh việc đưa vào trong tác phẩm lời ăn tiếng nói của những con người đời thường này đã làm cho những câu chuyện tuy kể về lịch sử nhưng vẫn rất gần gũi, thân quen với bạn đọc thế hệ sau. Sử dụng lớp ngôn ngữ đời thường, giản dị, sống động, tự nhiên khiến cho khoảng cách sử thi của sự kiện lịch sử và nhân vật được thu hẹp.

Hay như lời nói của người thủ lĩnh người dân tộc Đại Huề: ỘGiặc đã xâm

chiếm nước ta nhưng không bao giờ giặc chiếm được lòng người mình đâu. Như anh em mình đây, như lòng người dân đất nước này, lòng ta vẫn yêu con sông cái suối, lòng ta hòa vào dòng nước ngọt đầu nguồn. Lòng ta yêu cái núi cao, rừng dày, lòng ta hòa trong đó. Lòng ta yêu cái nương nên lòng ta hòa cái gạo trắng ngầnẦỢ[39.103]; Hoặc ngôn ngữ của những người dân tộc thiểu số như Dương

Quốc Vinh: ỘNhưng cái tay của tôi hết thiêng rồi thượng cấp ơiỢ [39.63]; Hay

ngôn ngữ của một ông lão người dân tộc: ỘTôi đã ngâm mình dưới nước qua một

nghìn lần ôngmặt trời mọc, ba mươi ba lần ông trăng tròn. Tôi đã có một nải ngọc quý, ngọc trong như nước suối đầu nguồn, ngọc sáng lên muôn màu rực rỡẦỢ

[40.67].

Có thể nói lớp ngôn ngữ đời thường giản dị, nhiều màu sắc, đậm chất địa phương có vai trò quan trọng trong tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử. Các nhà văn khi viết tiểu thuyết lịch sử với tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử đã tạo ra lớp ngôn ngữ nghệ thuật phù hợp với bối cảnh thời đại trong quá khứ xong cũng không quá cách biệt với bạn đọc hôm nay mà vẫn thể hiện được ý đồ nghệ thuật của

mình. Bởi vậy, trong nhiều tiểu thuyết, các nhân vật nói năng theo khẩu ngữ của người thường, tước bỏ hệ thống ngôn ngữ cung kắnh, trang trọng giảm thiểu số lượng từ Hán - Việt. Đó là tài năng của các nhà viết tiểu thuyết lịch sử của Lạng Sơn, sáng tạo trong ngôn ngữ tác phẩm nhưng vẫn tạo được không khắ lịch sử, thuyết phục người đọc ở độ tin cậy, chắnh xác, giàu sức sống và gần gũi với cuộc sống hôm nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)