Lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 97 - 109)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận

Khi viết tiểu thuyết lịch sử với những biến cố lớn lao và các nhân vật đầy phức tạp, mỗi nhà văn đứng trước thử thách phải có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm cá nhân để lý giải, phân tắch tạo nên thế giới tiểu thuyết riêng và những kiến giải riêng của mình. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 đã dần chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng sử thi kết hợp với cảm hứng thế sự, sự kết hợp này đã mang lại hình thức ngôn ngữ mang màu sắc triết luận, và các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử cũng không là ngoại lệ.

Tác phẩm văn học suy cho cùng là Ộnơi ký thác, nơi khẳng định quan điểm

nhân sinh, lý tưởng thẩm mỹỢ [15.196] của nhà văn. Lấy đề tài lịch sử làm cảm hứng sáng tạo, các nhà văn Lạng Sơn không chỉ dừng lại ở việc minh họa lại bức tranh lịch sử dân tộc như các nhà viết sử đã làm. Họ muốn mượn lịch sử làm phương tiện chuyển tải những quan điểm của mình về quá khứ và hiện tại. Điều này đã tạo ra lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận cho các tác phẩm. Lớp ngôn ngữ này được thể hiện trong lời đối thoại và độc thoại nội tâm của các nhân vật. Trong tiểu thuyết

Hoa bất tử, Hoàng Văn Thụ được biết đến là một cậu bé thông minh, lanh lợi, ham học hỏi, cậu bé Thụ thường trò chuyện với cha mình và đưa ra những câu hỏi hóc

búa để tìm ra chân lý: ỘThưa bố chữ Thánh Hiền có nghĩa là gì? Chữ Thánh Hiền

quả là thâm thúy, thâm là sâu, thúy là xa, thế dịch nghĩa là sâu rộng có được không ạ!Ợ. ỘĐược chứ con chữ Thánh Hiền là ỘNhất tự lục thất nghĩaỢ kia màỢ. ỘVâng! Con hiểu là một chữ có sáu bẩy nghĩa nhưng nghĩa nào là nghĩa sát hợp nhất, hay nhất kia. Bố giảng về đạo làm người con thắch lắm. Nhưng bố giảng giải về năm cốt cách của người quân tử là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trắ, Tắn thì quả là khó thật, như bố có phải là người quân tử chưa?Ợ [45.66].

Lớp ngôn ngữ mng màu sắc triết luận còn được thể hiện ở những suy tư, trăn

trở về vận mệnh dân tộc: ỘTa là một nước nhược tiểu ở cạnh một cường quốc, mọi

việc ấm lạnh to nhỏ đều có ảnh hưởng ắt nhiều đến ta. Dân biên ải mình vắ như Ộnhư mao như bì như lông như daỢ bảo vệ cốt nhục lục phủ ngũ tạng là quốc gia dân tộc vậy. Nói thế để cháu dễ hình dung, nên cha ông ta coi trọng biên thùy là phải, sứt da một chút chớ có xem thường, phải lấy Ộthuốc dấuỢ mà dịt ngay vào để lở loét ra là sinh chuyện rồi đóỢ [41.16]

Chiến tranh bao giờ cũng khốc liệt và gây ám ảnh nhất đối với con người, trong các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử có nhiều đoạn ghi lại những cảm nhận sâu sắc về chiến tranh và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống mỗi cá nhân, khiến họ phải gạt sang một bên khát vọng hạnh phúc riêng tư vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đó là những lời tâm sự như những triết lý của Hoàng Văn Thụ với đồng đội mình

về tình yêu và lý trắ được nhà văn Nguyễn Trường Thanh viết trong tiểu thuyết Hoa

bất tử: ỘTrên con đường cách mạng, chúng ta biết rõ: đều phải vượt qua nhiều cửa ải gian nan, nguy hiểm, những thử thách cam go, khốc liệt, nhưng không đáng sợ lắm. Mà có lẽ đáng sợ nhất là sự cám dỗ về dục tắnh bản năng, những cám dỗ về vật chất, tinh thần trong đó có có tình dục, tình yêu nam nữỢ. Người cách mạng đâu chỉ có lắ trắ mà còn có cả một tình yêu lớn nữa, đâu chỉ có yêu mình, yêu người, yêu dân tộc, yêu đất nước, còn có cả tình yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa, lá, chim muông, vạn vật. ỘTrong tình yêu lớn đó tình yêu đôi lứa là một trong những điểm sáng xuyên suốt chiều dài của sự sinh tồn và phát triểnẦỢ [45.164,165]. Đó còn là những triết lý rút

ra về tình yêu và tình bạn trong Tướng không phong hàm: ỘCon người ta có nhiều

cái lạ, tình yêu chỉ đôi mắt trao nhau ánh nhìn là đủ biết có hay không, tình bạn tri kỷ chỉ sau lần đầu tiên là đủ biết tri kỷ đến mức nàoỢ [41.168,169]; đó còn là lời

người cha nói với con trai mình về triết lý sống ở đời: ỘCon cũng muốn vâng theo ý

bố, nhưng khó quáẦ lỡ gặp phải người không như mình mong muốn thìẦỢ ỘChẳng phải lo nhiều con ơi! Còn ở mình nữa chứ! Ở hiền gặp lành, các cụ dạy thế đừng lo con ạ!Ợ [41.12].

Hay là lời của bà Bắch trong Khau Slin hùng vĩ khi bà kể lại chuyện Háng

chẳng ai biết trước được điều gì, chúng tôi cũng thế, đang sống êm ả trong lành như con suối cạnh làng, thì bỗng ông ấy mắc bệnh hiểm nghèo không thể qua khỏi đượcẦỢ[7.121]

Những người phụ nữ, những người mẹ có lẽ là những người có cảm nhận rõ nhất và phải chịu đựng nhiều nhất về những mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra. Ngay cả với những cuộc chiến giương cao ngọn cờ chắnh nghĩa thì người dân vẫn luôn phải chịu mọi đau khổ, phải hi sinh những người chồng, người thân trong gia đình, những đứa con yêu dấu của mình. Thế nhưng, dù có mất mát, đớn đau thế nào thì những người mẹ anh hùng như mẹ Vay vẫn khuyên răn con trai mình

phải đứng lên gánh vác công việc chung và như thế đã là làm tròn chữ hiếu.

Lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận trong các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử tuy chưa thực sự nhiều và đậm nét nhưng ắt nhiều cũng đã được các nhà văn đưa vào trong sáng tác của mình, thể hiện sự đổi mới trong tư duy ngôn ngữ tiểu thuyết sau 1975, mạnh dạn thể nghiệm những bước đi mới trên hành trình sáng tạo nghệ thuật. Lớp ngôn ngữ này được các nhà văn sử dụng thông qua những từ ngữ giàu hình tượng và kết hợp với nhiều hình thức linh hoạt như đối thoại, độc thoại, và không phải là những lời giảng giải khuôn mẫu, khô cứngẦ góp phần làm cho cảm hứng triết luận được bộc lộ một cách tự nhiên. Lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận giúp người viết có thể bày tỏ một cách kắn đáo những suy ngẫm của mình về các vấn đề của đời sống hiện tại và quá khứ, tạo ra những khoảng trống để người đọc cũng suy ngẫm, chiêm nghiệm.

Nhìn chung, những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử còn được thể hiện ở rất nhiều phương diện nổi bật. Tuy nhiên, với phạm vi và khả năng nghiên cứu của mình, người viết luận văn chỉ tập trung đề cập đến một số phương diện nghệ thuật nhất định để từ đó góp phần khẳng định những đóng góp của tiểu thuyết Lạng Sơn về đề tài lịch sử trong tiến trình văn xuôi các dân tộc miền núi và văn xuôi hiện đại Việt Nam. Do đó, còn nhiều vấn đề về nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 như kết cấu nghệ thuật, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng thời gian, không gian, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, biểu

tượng... mà chúng tôi chưa có điều kiện đề cập đến trong luận văn. Chúng tôi mong muốn và hi vọng sẽ có điều kiện phát triển nghiên cứu này ở những công trình khoa học tiếp theo hoặc sẽ có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn về văn học Lạng Sơn nói chung và tiểu thuyết Lạng Sơn về đề tài lịch sử nói riêng.

Tiểu kết chương 3

Một số phương diện nghệ thuật thể hiện đề tài lịch sử Lạng Sơn sau 1975 được chúng tôi xem xét trên các phương diện: hư cấu nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng và giải thiêng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật. Có thể thấy rằng, các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn đã có sự tìm tòi, khám phá và có những thể nghiệm mới về mặt nghệ thuật. Nhà văn đã có ý thức kết hợp giữa tắnh chân thực lịch sử và sự hư cấu một mặt tái hiện được lịch sử một cách cụ thể, sinh động, mặt khác mở ra cho tác phẩm nhiều tầng lớp ý nghĩa. Nghệ thuật xây dựng và giải thiêng nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu góp phần thể hiện thành công hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn. Một thành công nữa trong các tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn chắnh là việc các nhà văn đã sử dụng đa dạng các lớp ngôn ngữ, từ lớp ngôn ngữ chỉ địa danh quen thuộc giúp tái hiện cụ thể lịch sử của từng vùng đất nay đã thành những di tắch lịch sử cách mạng, cho đến việc chú ý sử dụng lớp từ ngữ thuần Việt, gần gũi, dung dị, dễ hiểu, phù hợp với văn hóa vùng miền và nếp cảm nếp nghĩ của đồng bào dân tộc miền núi khiến, kết hợp đan xen ngôn ngữ mang màu sắc triết luận vừa đảm bảo không khắ trang nghiêm của lịch sử song vẫn khiến cho câu chuyện kể về quá khứ nhưng không quá cách biệt với hiện tại và với đối tượng tiếp nhận hôm nay.

Nhìn chung, mỗi phương diện nghệ thuật nêu trên vừa có sự cách tân đồng thời vừa tiếp nối những giá trị truyền thống, nói chung nghệ thuật thể hiện đề tài lịch sử đã bước đầu được hiện đại hóa mặc dù những sự đổi mới này chưa phải là những đóng góp nổi trội nhất của tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử và những yếu tố mới mẻ cũng chưa thực sự đồng đều ở mỗi nhà văn thể hiện qua từng tác phẩm của mình, nhưng có thể khẳng định rằng, những yếu tố về mặt nghệ thuật

thể hiện đề tài đã góp phần không nhỏ đem đến những thành công của mỗi thiên tiểu thuyết, đem đến sự hứng thú và hài lòng nơi bạn đọc.

KẾT LUẬN

Văn học nghệ thuật viết về đề tài lịch sử là vấn đề không mới, các thế hệ văn nghệ sĩ xưa nay đều đã lấy đề tài quá khứ làm cội nguồn cảm hứng cho những sáng tác của mình. Nhìn lại chặng đường mấy mươi năm phát triển, văn xuôi Lạng Sơn nói chung và tiểu thuyết Lạng Sơn viết về đề tài lịch sử sau 1975 nói riêng đã có những thành công rất đáng ghi nhận. Đó là sự ra đời của nhiều tác phẩm đã gây tiếng vang trong lòng người đọc. Bước vào những năm đầu của thế kỉ XXI, phát huy những thành quả đạt được, văn xuôi về đề tài lịch sử đấu tranh cách mạng mà tiêu biểu là thể loại tiểu thuyết lịch sử tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có và đã gặt hái được nhiều thành công mới, biểu hiện ở sự xuất hiện của nhiều tác giả mới tham gia viết về đề tài lịch sử, nội dung, đối tượng phản ánh lúc này không chỉ bó hẹp trong phạm vi toàn tỉnh mà mở rộng sang phạm vi những tỉnh bạn. Các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn đã sáng tác trên tinh thần kế thừa những giá trị truyền thống và phát huy cá tắnh, sáng tạo, đổi mới trong lối viết, tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn lao về cả mặt nội dung và nghệ thuật.

Với tinh thần tôn trọng lịch sử, các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 đã tái hiện một cách chân thực những sự kiện, biến cố, nhân vật lịch sử. Với lối viết sáng tạo, các nhà văn đã phục dựng lại một thời kì lịch sử đã qua, người đọc như được sống cùng chắnh những sự kiện, nhân vật lịch sử ấy. Từng sự kiện lịch sử tiêu biểu gắn liền với mảnh đất xứ Lạng cùng với những người anh hùng - những người con ưu tú của Lạng Sơn đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt để các nhà văn sáng tác nên những cuốn tiểu thuyết của mình. Trong mỗi tác phẩm, người viết tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng dân tộc thiểu số, họ giản dị, gần gũi trong đời sống thường ngày, họ dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Song, trong nhãn quan của các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975, lịch sử không chỉ là những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm mà lịch sử còn được luận giải dưới nhiều góc độ: văn hóa, phong tục, tắn ngưỡng, lịch sử gắn với những vấn đề thế sự, đời tư. Các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 bên cạnh việc kể lại những sự kiện lịch sử còn thể

hiện niềm yêu mến, trân trọng, tự hào về vùng đất giàu bản sắc văn hóa và thể hiện những ưu tư trăn trở về đời sống hiện tại và số phận con người.

Các nhà sử học và nhà văn hay nói đến nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Sự kiện lịch sử nào cũng không thể vắng bóng dáng của con người, bởi con người làm nên hoặc tham gia vào lịch sử ấy, suy cho cùng mối quan tâm nhất vẫn là nhân vật, là con người. Các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn đã vừa làm nổi bật được sự vĩ đại của những chiến công hiển hách vừa thể hiện được những vấn đề về con người, về tình yêu và khát vọng, về những nỗi đau khổ cùng những bất hạnh của họ. Mượn lịch sử để khai thác những khắa cạnh khác của đời sống con người, các nhà văn đã khám phá ra những bắ ẩn, những phần khuất lấp của lịch sử và những ẩn ức trong mỗi con người - hạt nhân cơ bản làm nên chiến thắng. Nói khác đi, khi viết về con người, các nhà văn đã làm sống lại hay đúng ra là dựng lại chân dung nhân vật lịch sử với đầy đủ hình hài, tắnh cách, diễn biến tâm trạng, số phận - những điều mà sử liệu thường không ghi chép, sử gia không quan tâm. Nhờ vậy mà lịch sử được nhận thức và thể hiện một cách đúng đắn, có sức khái quát cao. Từ sự đổi mới trong quan niệm sáng tác và cách tiếp cận lịch sử, tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử đã chú ý nhiều hơn đến cái gọi là ỘđờiỢ. Hàng loạt tác phẩm ra đời là những bức tranh đầy ắp những sự kiện mà lịch sử lúc này có vai trò làm Ộbức phôngỢ để nhà văn phản ánh, thể hiện những suy tư trăn trở về những vấn đề của con người và đời

sống xã hội. Nói như Alexandre Dumas: ỘLịch sử chỉ là cái đinh để tôi treo bức

tranh của mìnhỢ.

Có thể nói, lịch sử Việt Nam là lịch sử của những đổi thay và biến động, chắnh điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi của văn học. Do đó mà dẫu có cùng viết về một đề tài, một sự kiện hay một nhân vật lịch sử nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau các nhà văn lại có những cách cảm, cách nghĩ, cách viết khác nhau. Nằm trong dòng chảy chung đó, một số tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 đã được sáng tác theo lối tư duy tiểu thuyết, lịch sử được khai thác ở những cái bề sâu, bề xa, con người xuất hiện trong tiểu thuyết lịch sử vừa là con người của cộng đổng, tập thể vừa là con người cá nhân, con người đời thường với đầy đủ cung bậc cảm xúc, có niềm vui, nỗi buồn, có hạnh phúc, có khổ đauẦ Càng đi sâu vào những tâm tư tình

cảm, niềm vui, nỗi buồn, nỗi khổ đau của nhân vật thì các nhà văn lại càng làm nổi bật được mục đắch tái hiện lại những năm tháng chiến tranh khốc liệt đã qua, và vì thế mà tiểu thuyết lịch sử không chỉ dựng lại lịch sử bằng máu, bằng hi sinh, chết chóc mà bằng nước mắt, đau thương và bằng Ộsự thật về con ngườiỢ.

Góp phần làm nên thành công của những thiên tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 không thể không nhắc tới những yếu tố nghệ thuật. Để tạo nên ấn tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 97 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)