Lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 36 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc

Có thể nói công việc đầu tiên của nhà văn khi bắt tay vào viết tiểu thuyết lịch sử đó là lựa chọn sự kiện lịch sử và các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn cũng vậy. Lạng Sơn là là vùng đất luôn gắn bó với vận mệnh sử Việt, với vị trắ địa lý tự nhiên là cửa ngõ tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Thời kì Bắc thuộc và phong kiến tự chủ, Lạng Sơn là nơi in đậm dấu ấn các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Nơi đây đã từng ghi dấu bao chiến công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc từ thời kì các triều đại phong kiến đuổi Thanh, đánh Tống, bình Nguyên cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp sau này. Tất cả những sự kiện lịch sử ấy đã được các nhà tiểu thuyết Lạng Sơn lựa chọn để tái hiện trong những sáng tác của mình, nhằm dựng lại bức tranh về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm hào hùng của quê hương xứ Lạng.

Chiếm dung lượng lớn nhất trong việc tái hiện bức tranh lịch sử xứ Lạng phải kể đến những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Trường Thanh. Cuốn tiểu thuyết lịch sử

đầu tiên Kỳ tắch Chi Lăng với 52 câu chuyện về những chiến công oanh liệt của ông

cha ta từ thời các triều đại phong kiến nước ta bị nhà Đường đô hộ đến ngày nay, gắn liền với mỗi chiến công là một câu chuyện về những di tắch, địa danh nổi tiếng của đất Lạng Sơn đã đi vào lịch sử như Núi Phượng Hoàng, đấu Đong Quân, Mã Yên Sơn, núi Quỉ, Quỉ Môn Quan... Trong cuốn tiểu thuyết này có những câu chuyện không được chắnh sử ghi chép lại mà được lưu truyền trong dân gian được dựng lại dưới ngòi bút giàu sáng tạo của nhà văn. Tất cả những sự kiện cùng con người lịch sử được nhà văn tái hiện một cách chân thật, sống động, tác giả chia tiểu thuyết của mình thành từng mẩu chuyện nhỏ, ghi chép về mảnh đất và con người xứ Lạng, qua đó nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã thể hiện lối viết tiểu thuyết lịch sử đầy sáng tạo của mình.

Trong các cuộc chiến tranh chống giặc phương Bắc xâm lược, đồng bào các dân tộc Lạng Sơn đã cùng nhân dân cả nước anh dũng,kiên cường chiến đấu bảo vệ nền độc lập nước nhà, lập nên nhiều chiến công hiển hách. Vùng đất Chi Lăng là nơi diễn ra nhiều trận đánh lớn nho dưới thời Đinh, Tiền Lê, Lý - Trần...

Cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ phương Bắc của các nghĩa quân dân tộc Tày

- Nùng Lạng Sơn được nhà văn viết như sau: ỘNăm 687 những nghĩa binh dân tộc

Tày - Nùng từ núi Phượng Hoàng vung giáo đứng lên sát cánh cùng Lý Tự Tiên - Đinh Kiến, tiến quân về đánh tan thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) giết chết tên quan đô hộ Lưu Diên Hựu, mở ra một thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ lịch sử liên tục đấu tranh anh dũng giải phóng đất nướcỢ[39.5].Sự kiện năm 981, Lê Hoàn cùng nghĩa binh dân tộc Tày Nùng và quân dân cả nước chém đầu tên tướng giặc Hầu Nhân Bảo,

chặn quân Tống xâm lược được tác giả kể lại "Hang đá vô danh nơi mà Lê Hoàn

cùng các tướng sỹ, trai tráng địa phương bàn kế đánh giặc đã đi vào lịch sử như những chiến sỹ lập công to, mang tên Hang Thái Đức và cũng từ đó về sau, các vua đời Lê, Lý, Trần, mỗi lần đi kinh lý phắa Bắc đều dừng lại nghỉ ngơi luận bàn việc nước ở đâyỢ [39.13].

Cuộc kháng chiến chống Tống thế kỉ XI, quan quân triều đình nhà Lý do Lý Thường Kiệt chỉ huy, các đội dân binh vùng Văn Uyên, Thoát Lãng do các thủ lĩnh Thân Thừa Quý, Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh Phúc chỉ huy đã tiến hành những cuộc đấu tranh anh dũng, tiêu diệt quân xâm lược, lập nên chiến công vang dội vùng biên ải. Cuộc chiến năm 1075 - 1077, dưới thời nhà Lý, phò mã Thân Cảnh Phúc đã lãnh đạo nhân dân Chi Lăng đánh tan quân Tống lần thứ hai do Quách Quỳ cầm

đầu, Sự kiện này cũng có trong Kỳ tắch Chi Lăng:ỘMỗi thủy binh ngồi trên một

chiếc thuyền độc mộc, từ thượng nguồn như mũi tên theo dòng thác lao xuống bằng tay chèo tuyệt diệu của mình. Họ đã điều khiển con Ộthủy mãỢ của mình lao vào hai chiến thuyền giặc nhảy phắt lên chiến thuyền bên phải, rút gươm xỉa mười mũi trúng cả mười vào tim mười tên địchỢ [39.28]. Rồi đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thế kỉ XIII, dưới sự chỉ huy của tướng quân Trần Hưng Đạo, quân dân Lạng Sơn mà cụ thể là các đội dân binh Văn Yên,Thoát Lãng do thủ lĩnh

Nguyễn Thế Lộc chỉ huy đã hai lần khiến chúng bại trận tại Chi Lăng, ngòi bút Nguyễn Trường Thanh say sưa mô tả những trận đánh xuất quỉ nhập thần với những cơn bão đá, mưa tên ập xuống đầu giặc tối tăm, mịt mù. Những đội kỵ binh áo đỏ của ta từ trong rừng sâu leo lên chiến lũy, từng đoàn kỵ sỹ lao xuống như cơn lốc quật vào sườn quân giặc.

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh thế kỉ XV, đội dân binh Văn Uyên, Thoát Lãng sát cánh cùng nghĩa quân Lam Sơn do hai tướng Lê Lựu và Lê Bôi chỉ huy đã chặn đánh quyết liệt từ ải Pha Luỹ đến Khau Cấp (Kỳ Lừa), tiêu diệt hàng nghìn tên giặc. Trong trận quyết chiến chiến lược tại ải Chi Lăng lịch sử, các đội quân dân binh vùng Chi Lăng do Đại Huề chỉ huy đã cùng đội quân Lam Sơn anh dũng chiến đấu, đánh bại hoàn toàn giặc Minh xâm lược. Sự kiện này hiện lên

trong tiểu thuyết của Nguyễn Trường Thanh một cách cụ thể: ỘPháo lệnh rền

vangẦ Kỵ binh áo đỏ của Đại Huề như một cơn bão ào ra, hắt chúng giạt sang triền vách đá cao sừng sữngẦChúng bị dồn vào thung lũng nhỏ đó như đàn tôm vào hom. Thây giặc chồng lên nhau trên Cấm Địa. Chúng vẫn tràn vào với hy vọng cuối cùng là vượt qua đèo Rộ, lẩn lên núi cao, vào rừng sâu mong thoát chết. Đất không thể chui xuống được. Trời: không bay lên. Chỉ còn một con đường giành cho bọn xâm lược: Vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất Cấm Địa nàyỢ [39.83,84].

Cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta. Sau khi đánh chiếm Hà Nội, năm 1885, quân Pháp tổ chức tấn công lên Lạng Sơn. Ngay từ khi đặt chân lên đất Lạng Sơn chúng đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Lạng Sơn, nổi bật là phong trào chống Pháp của nghĩa quân thủ lĩnh dân tộc Hoàng Đình Kinh. Huyền tắch về chiến công của ông và nguồn gốc cái tên núi Cai Kinh

được nhà văn Nguyễn Trường Thanh tái hiện trong cuốn tiểu thuyết Kỳ tắch Chi

Lăng. Trong tác phẩm có đoạn mô tả những trận đánh xuất quỷ nhập thần của nghĩa

quân ỘNgay giữa ban ngày, những kỵ binh áo đỏ, khăn xanh quấn ngang đầu, tay

cầm gươm, vai đeo cung, tế ngựa như bay từ trong rừng, ùa ra chân thành như một cơn lốc, ném chết chóc lên đầu bọn xâm lược. Khi chúng định thần, ngóc đầu lên

khỏi chiến hào, bắc súng máy vãi đạn theo họ thì đoàn kỵ binh đã biến mất như ảo

ảnhỢ[39.159];

Lịch sử dân tộc ta là lịch sử gắn liền với những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Vào những năm đầu thế kỉ XX, đất nước ta chịu sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp. Trong cuộc chiến đấu này, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra. Trong đó có cuộc chiến của đồng bào anh em các dân tộc Lạng Sơn mà cụ thể là cuộc khởi nghĩa của nông dân Bắc Sơn. Sống và chứng kiến tội ác dã man của bọn thực dân xâm lược giày xéo trên đất nước ta, thấu hiểu được nỗi khổ của đồng bào và ý thức sâu sắc nỗi nhục của những người dân mất nước phải sống trong cảnh nô lệ, những người con ưu tú của quê hương Xứ Lạng đã giác ngộ đồng bào các dân tộc thiểu số đi theo cách mạng, đi theo ánh sáng của đường lối cách mạng của Đảng, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết một lòng đánh đuổi giặc thù, làm nên cuộc khởi nghĩa

Bắc Sơn anh hùng, cuộc khởi nghĩa đã được phản ánh trong kịch Bắc Sơn của nhà

văn Nguyễn Huy Tưởng. Tất cả những sự kiện lịch sử có thật ấy đã được ghi lại một cách khái quát trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nay lại được nhà văn Nguyễn Trường Thanh ghi lại một cách chân thực và đầy xúc động trong cuốn tiểu thuyết lịch sử

Hoa trong bão, Một thời biên ải, Tướng không phong hàm...

Bạn đọc đã từng tìm hiểu về lịch sử Việt Nam hẳn không ai là không biết tới cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn trong cao trào kháng chiến chống thực dân Pháp của cả

nước, nhưng chỉ đến với cuốn tiểu thuyết lịch sử Hoa trong bão của nhà văn Nguyễn

Trường Thanh, ta mới thực sự có dịp được hiểu một cách cụ thể về diễn biến của cuộc khởi nghĩa tưởng chừng như chỉ là nhỏ lẻ, tự phát ở một địa phương miền núi. Qua những trang văn miêu tả hết sức cụ thể, chi tiết về từng diễn biến của cuộc chiến, những sự chuẩn bị từ sức người sức của cho cuộc nổi dậy, người đọc như đang được chứng kiến cuộc khởi nghĩa, như được sống trong bầu không khắ căng thẳng cam go của một thời lịch sử. Ngòi bút Nguyễn Trường Thanh một lần nữa tái hiện lại đầy đủ một sự kiện lịch sử có thật của dân tộc, một cuộc khởi nghĩa mà từ những người lãnh đạo đến toàn thể đồng bào Bắc Sơn đều anh dũng, bất khuất, đã kiên cường đứng lên khởi nghĩa, mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ khởi nghĩa vũ

trang tiến tới đánh đổ bọn đế quốc, Phát xắt sài lang giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than.

Những sự kiện lịch sử quan trọng như sự thành lập các tổ chức Đảng lãnh đạo cách mạng, diễn tiến các cuộc khởi nghĩa, khắ thế của cuộc cách mạng tháng Tám cho tới những sự kiện lịch sử ở những địa danh nổi tiếng như đèo Bông Lau, Lũng Phầy, Bản Nằm, Bó Củng, Lũng Vài và những chiến dịch như Chiến dịch Đông Bắc (25.11.1948), Chiến dịch Đường số 4, những trận đánh trên địa bàn Lạng

Sơn đã được tái hiện trong cuốn tiểu thuyết Một thời biên ải Ngôi nhà của cha.

Nguyễn Trường Thanh đã tái hiện một cách chân thực bằng những câu văn miêu tả

không khắ đấu tranh của quần chúng nhân dân thời kì đó: ỘBão táp cách mạng bùng

lên, cả nội thị sáng bừng lên sắc đỏ, vàng của lá cờ cách mạng nền đỏ thắm với ngôi sao vàng năm cánh ở giữa, tung bay trên khắp phố phường, đồng bào đổ ra đường đón chào quân giải phóng, ḥa vào đoàn quân chiến thắng đoàn người đông mãi, dài mãi với những khẩu hiệu cách mạng vang rền tiến về dinh chánh sứỢ

[42.107,108]. Bằng việc xâu chuỗi những tư liệu cần thiết Nguyễn Trường Thanh đã thành công trong việc dựng lại một trong những thời kì hoạt động cách mạng quan trọng đã thành sự kiện lịch sử của toàn dân tộc, tái hiện lại tròn vẹn không khắ của cuộc chiến đấu của quân dân Lạng Sơn, đồng thời giúp người đọc hình dung được bối cảnh lịch sử của vùng đất lịch sử nổi tiếng một thời.

Những cuộc chiến đấu dũng cảm của quân dân Lạng Sơn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Hoàng Đình Kinh cũng được nhà văn Nguyễn Quang Huynh lựa chọn để kể lại trong cuốn tiểu thuyết

lịch sử Mũi tên thần của mình. Đó là cuộc khởi nghĩa tượng trưng cho tinh thần yêu

nước, chắ khắ quật cường của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn, đã kề vai sát cánh cùng đồng bào miền xuôi liên tiếp đứng lên chống lại bọn xâm lược Pháp, suốt từ nửa thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX.

Còn với tiểu thuyết Khau Slin hùng vĩ, tác giả Vũ Ngọc Chương đã tái dựng

lại lịch sử phong trào yêu nước và đấu tranh cách mạng của huyện Thoát Lãng (nay là huyện Văn Lãng), nhân dân vùng các xã Hội Hoan, Lạc Khư, Nam LaẦ cũng

như khu vực biên giới Việt Trung thời kì 1935 - 1945. Có thể nói, mỗi ngọn núi, ngọn cỏ, dòng sông Xứ Lạng đều in dấu lịch sử đã được các nhà văn ghi lại một cách chân thực bằng cảm quan của một nhà tiểu thuyết. Ngày 22-9-1940, Nhật cho quân tiến công Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ vào Đồ Sơn. Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn. Sau đó Nhật lấn dần Pháp, buộc Pháp ký hết hiệp định này đến hiệp định khác, nhằm biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Cùng với việc buộc Pháp nhượng bộ, Nhật ra sức lôi kéo một số phần tử cơ hội trong bộ phận địa chủ và tư sản phản động người Việt Nam làm tay sai phục vụ cho chúng. Nhà văn Vũ Ngọc Chương đã tái hiện lại cuộc chiến tranh chống Nhật - Pháp những năm 1940 của nhân dân Lạng Sơn bằng những câu văn đầy cảm xúc xong cũng rất cụ thể, chân thực. Tất cả sự kiện lịch sử mà Vũ Ngọc

Chương muốn viết ra đều đã được thể hiện thành công trong tiểu thuyết Khau Slin

hùng vĩ: ỘNhững ngày đầu tháng 9 năm 1940, đã cuối thu rồi mà trời vẫn nóng nực oi bức, như dấu hiệu có cơn bão lớn sắp ập vào. Chiến tranh không chỉ là mối đe dọa nữa, mà nó đã cận kề như bóng con quỷ cao lớn gớm giếc trùm lên không gian. Theo nguồn tin tình báo khá chắnh xác thì quân đội Nhật đánh vào Lạng Sơn chỉ còn tắnh từng ngàyỢ [7.117]. Nhà văn đã tái hiện lại cuộc chiến đấu của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn trong những năm đen tối nhất của lịch sử dân tộc, thời kì mà nhân dân ta phải chịu kiếp nô lệ một cổ mấy tròng. Trước tình hình đó, nhân dân Hội Hoan đã biết phát huy khắ thế của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đoàn kết tổ chức và chuẩn bị kế hoạch chiến đấu đòi lại tự do. Từng sự kiện nhỏ nhưng mang tắnh tiêu biểu cho công tác chuẩn bị khởi nghĩa của nhân dân đều được nhà văn Vũ Ngọc

Chương ghi lại trong tiểu thuyết của mình:ỘDưới ách thống trị của Pháp nay lại

thêm Nhật chồng lên dân ta càng cực khổ bần hàn hơn. Lòng thù hận đã nặng hơn núi, có cơ hội là bùng phátỢ [7.164]. Khắ thế cách mạng của nhân dân Hội Hoan cũng được Vũ Ngọc Chương tái hiện cụ thể thông qua việc kể lại những lời bàn luận trong các buổi tụ họp của những con người yêu nước vùng đất Hội Hoan, thể hiện

ý thức dân tộc quyết vùng lên giải phóng của nhân dân nơi đây: ỘThân nô lệ khổ sở

như thế nào mọi người còn chưa biết hay sao? Muốn thoát khỏi kiếp nô lệ thì phải đấu tranh giành lấyẦ Không làm nô lệ nữa, vùng lên như dân chúng Bắc Sơn cướp

được đồn Mỏ Nhài, Tri châu còn phải bỏ chạyẦ Không sợ khủng bố, chúng ta noi gương cụ Hoàng Hoa Thám, ta có dẫy Khau Slin làm chỗ dựa, hai xã cộng lại cũng đã có hơn năm chục khẩu súng, chúng ta dám chống thì nơi khác sẽ làm theo.Ợ[7.43]. Cuộc đấu tranh tự phát của quần chúng Hội Hoan diễn ra với khắ thế bừng bừng xong vì chưa có kế hoạch chặt chẽ, vũ khắ thô sơ, lực lượng mỏng lại chưa có được một chắnh Đảng lãnh đạo nên đã bị đàn áp, sự kiện này cũng được

nhắc đến bằng giọng văn của Vũ Ngọc Chương: ỘVào một ngày lạnh giá cuối

tháng 11 năm 1940, từ tờ mờ sáng lắnh khố xanh đã lặng lẽ đột nhập vào các làng khắp xã Hội Hoan, dân chúng nhốn nháo hoảng loạn.Ợ [7.49]. Ông còn dành những trang viết về những chắnh sách cai trị cụ thể của Pháp đối với nhân dân châu Thoát Lãng, chắnh sách và thủ đoạn nham hiểm mới của bọn thực dân và chắnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)