Nghệ thuật biểu hiện nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 82 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm nhân vật

TheoMilan Kundera, sự khác biệt cơ bản giữa khoa học lịch sử và tiểu thuyết

lịch sử chắnh là những Ộsự cốỢ bên trong con người. Sức hấp dẫn của nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử chắnh là ở những bề sâu bề xa của nội tâm, suy nghĩ, ở những phần mà đã bị chắnh sử không đề cập tới. Những xung đột, giằng xé bên trong được nhà văn khám phá bằng sự thấu hiểu đời sống nội tâm và những quy luật tâm lý . Trước hết, đó là việc các nhà văn đã miêu tả những diễn biến tâm lắ phức tạp, tinh tế của các nhân vật, bên cạnh đó là sử dụng đối thoại và thâm nhập thế giới nội tâm nhân vật bằng những đoạn độc thoại nội tâm, dòng ý thức, qua đó nhân vật tự bộc lộ nỗi niềm, suy tư thầm kắn. Đó là những phương thức hữu hiệu giúp nhà văn khám phá và tái hiện những cung bậc tâm trạng, cảm xúc, những suy tư trăn trở bên trong nhân vật.

Nếu các nhà sử học giới thiệu nhân vật lịch sử thông qua tiểu sử, hành động hay ngoại hình thì các tiểu thuyết gia còn khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử thông qua hình thức đối thoại của các nhân vật. Hình thức này cũng đã được các nhà tiểu thuyết lịch sử giai đoạn trước sử dụng khá phổ biến tuy còn giản đơn.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 khá phong phú. Ngoài việc chú ý xây dựng những nét đẹp của nhân vật thông qua miêu tả ngoại diện thì diễn biến tâm lý, bề sâu nội tâm của nhân vật cũng được các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn khai thác triệt để. Các nhà văn còn gắn cho nhân vật những đoạn đối thoại, độc thoại và dòng ý thức để nhân vật tự bộc lộ bản chất, sự phát triển tâm lý, tắnh cách của mình. Người đọc có thể dễ dàng tìm thấy những đoạn đối thoại của các nhân vật, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp cùng lắ tưởng cao cả của người anh

hùng lịch sử. Đó là lời nói đanh thép của đồng chắ Hoàng Văn Thụ khi trả lời tên Chánh mật thám La Néc trong nhà tù Đế quốc, hay lời buộc tội, vạch mặt kẻ thù đồng thời thể hiện bản lĩnh của người anh hùng dân tộc và niềm tin vào chắnh nghĩa vào sự thắng lợi của cách mạng. Và những lời anh nhắn gửi thiết tha tới từng đồng chắ mỗi

lần phải bị điệu lên phòng tra tấn: Ộcó đau thì cũng cố chịu nhé! Đừng quên Tổ quốc

và ĐảngỢ

Tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn và lắ tưởng cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản Lương Văn Tri bộc lộ ngay chắnh những lời mà ông nói với

tên Chánh sứ trong nhà tù thực dân ở Cao Bằng: ỘMáu của ông cha tôi, lớp cha ngã

xuống, lớp con đứng lên. Máu của những người yêu nước đã đổ xuống đất nước. Ông cha vì đánh đuổi bọn xâm lược, giành độc lập cho non sông đất nước, giải phóng kiếp nô lệ lầm than cho dân tộc mình, sẽ mãi mãi thơm danh vạn cổ nó hun đúc mãi mãi hồn thiêng sông núi Việt NamỢ [41.263] và khẳng định niềm tin, lòng

tự hào về ỘLịch sử mấy ngàn năm của dân tộc tôi chưa bao giờ khuất phục bất cứ

kẻ thù xâm lược nào, dù họ đông hơn, mạnh hơn hàng trăm lầnỢ[41.263,264]. Và sự bình tĩnh, hiên ngang, ngẩng cao đầu nhěn thẳng lũ quan tňa, dőng dạc, khảng

khái trả lời tęn Chánh tňa của chị Ngân (Phạm Thị Vân): ỘNước tôi mất đã lâu, dân

tộc tôi bị bóc lột đến tận cùng, sưu cao, thuế nặng, tội ác nhất là thuế thân, thứ thuế đánh vào con người, lại không được học hành. Các ông còn dùng thuốc phiện, rượu cồn làm cho dân tộc tôi bị ngu muội để dễ bề cai trị. Chúng tôi đấu tranh để đòi quyền sống, quyền làm người, quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền độc lập như vậy sao gọi là những kẻ nổi loạn? Vì đây là đất nước của chúng tôiẦỢ [45.396]. Không chỉ sử dụng đối thoại để thể hiện phẩm chất, ý chắ và tinh thần cách mạng của các nhân vật chắnh diện mà các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn còn khai thác những đoạn đối thoại của kẻ thù để qua đó bộc lộ bản chất của chúng: lời Chánh mật thám

La Néc nói với đồng chắ Hoàng Văn Thụ: ỘChúng tôi rất trọng người tài, thực lòng

không muốn họ phải chết uổng phắ cho một tương lai mờ mịtỢ[45.415] hoặc lời tên

Công sứ Cao Bằng với đồng chắ Lương Văn Tri: ỘÔng là một đấng nam nhi tài trắ

nước đại Pháp chúng tôi. Nhưng như ông biết đấy, gần một trăm năm nay, hàng ngàn cuộc nổi dậy chống lại chúng tôi đều đón lấy kết cục bi thảm trong lửa và

máuỢ[41.262]; và: ỘTốt, rất tốt! Quả là khẩu khắ của một nhà chắnh khách, ông nói

tiếp điỢ[41.262].

Hay như cuốn tiểu thuyết Phương Bắc hoang dã người đọc dễ dàng tìm thấy

rất nhiều những đoạn đối thoại của các nhân vật mà qua đó bộc lộ được những nét tắnh cách riêng của từng người. Để miêu tả bản tắnh lém lỉnh, thông minh của cậu bé Đức, nhà văn Lê Tiến Thức đã xây dựng những đoạn đối thoại trong tiểu thuyết của mình, đó là những cuộc trò chuyện giữa Đức và Zăng mà đây là một vắ dụ trong số đó: ỘNhưng tôi cứ buồn cười vì anh Zăng không nói được dấu ngã. Một lần, tôi giả bộ ngây thơ hỏi anh Zăng: - Anh ăn thịt ỘmớỢgiỏi nhưng anh có biết ỘđéoỢ cày không? Gã Zăng thật thà: - Không cần thịt ỘmớỢ, tao vẫn ỘđéoỢ rất tốt.Ợ [52.32]. Còn Zăng thì lại bộc lộ ngay bản chất mộc mạc, thật thà, dân giã - nét đặc trưng trong tâm tắnh của người miền núi ngay trong từng lời nói của mình, Zăng từng nói với

Đức: ỘKhông biết chứ khổ lắm, nhục lắmẦ Tao đi học vì muốn tự tay viết thư cho cô

Ân, nói dó cái bụng của tao. Chứ gặp ngoài bản, tao không nói được. Săn thú với tao thì dế, chứ mở mồm chuyện này với tao sao khó thếẦỢ[52.39] với cách nói đậm đà chất dân tộc của Zăng cũng là một trong những đoạn đối thoại mà nhà văn xây dựng thành công để khắc họa nhân vật.

Ngoài việc sử dụng hình thức đối thoại để xây dựng nhân vật, tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử còn chú ý khai thác khá triệt để hình thức độc thoại nội tâm và miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Đây là một trong những phương thức hữu hiệu để khắc họa hình tượng nhân vật, bằng sự am hiểu về đời sống nội tâm cùng quy luật phát triển tâm lắ nhân vật mà các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn đã phác họa được hệ thống các nhân vật từ chắnh diện đến phản diện một cách trung thực, sinh động và cũng rất gần gũi. Đó là đoạn nhà văn Nguyễn Trường Thanh viết về nỗi lòng trăn trở của anh Hoàng Văn Thụ làm sao để có đủ tiền duy trì hoạt động

cách mạng: Ộgió lạnh mà càng gần nhà, ruột gan anh Thụ càng nóng ran lên ý nghĩ

này lòng anh không yên, hơn nữa chắnh hai anh em cũng cần phải sống để chờ ngày bắt liên lạc với tổ chức để đi hoạt động. Nhưng về nhà xin tiền bố mẹ lúc này thì ăn làm sao nói làm sao bây giờ. Mình vừa xin bố mẹ một món tiền lớn để đi lo lót chân Ộký ga Việt Trì. Nay lại quay về xin tiền thì biết lấy lắ do gì. Hơn nữa năm hết tết đến rồi, có bao nhiêu tiền ky cóp đã dồn hết cho con Ộđi xin việcỢ giờ chạy vạy đâu ra tiền? Nếu nói thật với bố mẹ sợ các cụ phiền lňng, có thể cňn ngăn không cho měnh đi con đường đã chọnỢ [41.88]. hoặc những suy nghĩ của đồng chắ Lương

Văn Tri khi Ộnhìn những bàn chân rách tướp và gương mặt tươi rãn của các đồng

chắ đang ngâm chân quanh bếp lửa hồng sau những đêm băng rừng vượt núi, anh bỗng ao ước làm sao để các đồng chắ Trung ương và anh em bảo vệ có được mỗi người một đôi giày vảiẦ những đôi giày rách nát kia có giặt đi khâu lại cũng chỉ leo núi đá tai mèo không qua nổi ba ngọn thì tanỢ[41.228,229].

Các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn ngoài việc phản ánh, miêu tả trung thực các sự kiện lịch sử, để hấp dẫn người đọc, làm cho các nhân vật lịch sử mang đậm màu sắc của đời sống, họ đã đưa ra những hoàn cảnh tâm lý để qua đó nhân vật tự bộc lộ mình: Tình yêu, mỗi một cuộc tình đều có một màu sắc riêng không giống nhau nhưng nhờ có độc thoại nội tâm, nhờ sự am hiểu và mổ xẻ tâm lý tinh vi của nhà văn mà các nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử thể hiện mức độ tình cảm đồng thời cũng qua đó mà thể hiện quan niệm đạo đức và lý tưởng của mình. Từ mối Ộtình trong như đã mặt ngoài còn eỢ của anh hùng Hoàng Văn Thụ và chị Phạm Thị Vân cho đến câu chuyện tình yêu của những con người dân tộc thiểu số bình thường như Thơ, MảyẦ cũng đều được các nhà viết tiểu thuyết lịch sử chú ý khai thác. Không đề cập đến quá nhiều về câu chuyện tình yêu giữa Thụ và Vân, song bằng những đoạn văn miêu tả ngắn gọn đan xen giữa những câu chuyện lịch sử vừa đủ để giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn một tình yêu đẹp giữa thời

chiến. ỘChia tay anh, Vân thấy một tình cảm khác lạ trào dâng làm xao xuyến cõi

lòng, hình ảnh của anh ba năm trước lại hiện lên sống động, anh vẫn thế, hầu như sắc diện không thay đổi, vẫn trẻ trung, tươi tắn, hoạt bátẦ hình ảnh sống động của anh đã nhập vào tâm trắ Vân tự lúc nào, và từ trong sâu thẳm của trái tim

đang đập mạnh của mình, lần đầu tiên Vân cảm nhận được một tình cảm mới, niềm khát khao hạnh phúc. Vân tự hỏi: Hay là mình đã thầm yêu, trộm nhớẦ Nhưng chị trấn tĩnh được lòng mình, trước mắt còn bao nhiêu công việc, cả những gian lao, hiểm nguy nữa, hãy nén chặt tình cảm riêng tư của mình lại đãẦỢ

[45.40], mối tình ấy vẫn được ngọn lửa chiến tranh nhen nhóm và càng trở nên

nồng nàn, mãnh liệt hơn khi cả hai rơi vào tay địch Ộnơi chị cũng đang đau đáu

đón đợi ánh mắt ngời ngời của anh, đôi mắt huyền của chị cũng đang gửi sang anh tình yêu thương vô ngần. Những ánh mắt trao gửi cho nhau tất cả lòng tin yêu, niềm tự hào, tình yêu sắt son và niềm tin ở ngày mai tất thắng của cách mạng. Ở hoàn cảnh này tình yêu không thể nói bằng lờiỢ [45.419] và Ộcứ mỗi lần anh bị chúng đưa lên hòng tra khảo là chị lại mường tượng ra những ngón đòn hiểm ác của kẻ thù như đang quất vào da thịt, tim gan chị, nhói tim đau thắt lại, ruột như đứt rời từng khúcẦ Ai cũng nghiến răng chịu đòn, giữ trọn khắ tiết và lòng trung trinh với cách mạng theo tấm gương ngời sáng của anh giữa lao tù tăm tối. Vân cảm nhận rất rõ được sức mạnh kỳ diệu mà anh truyền sang cho mình.Ợ [45.420]. Những đoạn miêu tả nội tâm này không có trong chắnh sử, nhưng ta lại bắt gặp rất nhiều trong mỗi cuốn tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn. Nó đã góp phần khắc họa hình tượng nhân vật, làm cho thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử trở nên phong phú, đa dạng hơn, nhân vật lịch sử gần gũi với đời thường, sống động hơn, tắnh chất văn chương của tác phẩm cũng đậm đà hơn. Có thể khẳng định rằng, nhờ có những đoạn độc thoại, miêu tả nội tâm mà làm cho nhân vật lịch sử giàu sức truyền tải, hấp dẫn và lôi cuốn bạn đọc.

Nói cách khác, việc các nhà văn chú ý khai thác những yếu tố chiều sâu nội tâm nhân vật chắnh là một cách họ Ộgiải thiêngỢ các nhân vật lịch sử trong những sáng tác của mình. Trong văn học, nghệ thuật giải thiêng là cách tái dựng hiện thực ở một góc độ khác, cởi bỏ tắnh trang nghiêm, linh thiêng của sự vật, sự việc vốn đã được mặc định từ bao đời nay, đưa tiền nhân về gần hơn với hậu thế, khai thác khắa cạnh con người đời thường của các hình tượng lịch sử để hậu thế có cái nhìn toàn diện hơn về những thần tượng lịch sử ấy. Đó chắnh là ý nghĩa nhân văn của nghệ thuật giải thiêng mà các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử đã chạm tới.

Với việc giải thiêng nhân vật, các nhân vật lịch sử trong các tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng được quyền đi lại, ăn nói, sinh hoạt như các cá nhân bình thường khác trong hoàn cảnh xã hội, thời đại của họ. Họ không phải những con người không có thực mà hoàn toàn là những cá nhân đã từng tồn tại trong một thời điểm nhất định. Giải thiêng lịch sử là quá trình làm cho các nhân vật lịch sử không chỉ đơn thuần là những ông thánh, là những con người cao xa vời vợi mà là những con người hết sức gần gũi, bình dị, đời thường. Người anh hùng

Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ là một bậc anh hùng có tài cầm quân bách

chiến, bách thắng mà cũng là con người có những yêu ghét đời thường, thậm chắ có những tình cảm rất giản dị, tha thiết với một người con gái nơi quê nhà. Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết cùng tên là một con người túc trắ đa mưu, một nhân vật đầy uy quyền khi triều Trần đã sắp suy tàn mà ông cũng canh cánh trong lòng những ý định cải cách quốc gia, sự buồn tủi vì không được nhân dân ủng hộ và có cả những đau buồn rất riêng tư với người vợ mà ông yêu quý.

Các nhân vật được lấy làm nguyên mẫu sáng tác trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 cũng là những nhân vật anh hùng được xây dựng trên cơ sở nguyên mẫu lịch sử, họ là những con người có tên tuổi thật ngoài đời, là người có bản lĩnh, trắ tuệ, khát vọng và chiến công to lớn được lưu danh trong chắnh sử và được đưa vào những trang tiểu thuyết lịch sử dưới ngòi bút sáng tạo và trắ tưởng tượng của nhà văn. Họ được lịch sử ngợi ca theo cảm hứng sử thi anh hùng: người

anh hùng chống giặc ngoại xâm (Mũi tên thần của Nguyễn Quang Huynh, Tướng

không phong hàm và Phò mã Động Giáp của Nguyễn Trường ThanhẦ). nhưng chân dung các nhân vật ấy không phải là bản sao chép khô khan chắnh sử mà đã được các nhà văn chọn lọc, đánh giá theo cảm quan lịch sử và nhận thức riêng, thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Cụ thể hơn đó chắnh là việc tái hiện, khai thác các nhân vật anh hùng lịch sử ở những khắa cạnh đời thường với những lời nói, suy nghĩ, hành động như những con người bình thường. Bằng nghệ thuật Ộgiải thiêngỢ, các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn đã bình dị hóa nhân vật, khiến những vĩ nhân trong lịch sử cũng trở nên giản dị, đời thường mà không kém phần vĩ đại.

Nghệ thuật giải thiêng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 thể hiện rõ nét ở việc các nhà văn miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, những suy nghĩ, lời nói (đối thoại và độc thoại), qua đó nhà văn có thể phản ánh rõ hơn, sâu sắc hơn những phẩm chất bên trong của các nhân vật lịch sử ấy. Những màn độc thoại nội tâm của nhân vật được tác giả đưa vào những trang tiểu thuyết của mình để cho nhân vật có điều kiện tự nói với mình, được bộc lộ những trăn trở, suy tư thầm kắn, người đọc cũng vì thế mà dễ nắm bắt được tắnh cách nhân vật và bản chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)