8. Cấu trúc luận văn
3.1. Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975
Tiểu thuyết lịch sử, tự bản thân tên gọi của nó đã thể hiện rõ đặc trưng thể loại, là sự kết hợp giữa chân thực lịch sử và những sáng tạo, hư cấu. Dấu ấn hiện thực trong tiểu thuyết lịch sử chắnh là những sự kiện, nhân vật lịch sử đã được nhà văn khai thác như là chất liệu để xây dựng tác phẩm.
Có thể nói tiểu thuyết lịch sử là thể loại bám sát chất liệu thực từ cuộc sống nhất trong các loại hình tiểu thuyết, song nó vẫn là sản phẩm của sự tưởng tượng và sáng tạo của nhà văn. Lịch sử là những sự kiện, con người có thật đã từng tồn tại trong quá khứ, được ghi chép lại một cách chắnh xác, tỉ mỉ và đã được một cộng đồng thừa nhận. Nếu vắ lịch sử là bộ khung xương cố định thì những yếu tố hư cấu chắnh là phần da thịt của bộ khung đó. Các tiểu thuyết gia thực hiện nhiệm vụ Ộbồi da đắp thịtỢ bằng việc thể hiện tài năng của mình trong tái hiện không gian, bối cảnh sao cho phù hợp với thời đại được phản ánh, ở sự linh hoạt, chân thực, sống động của các nhân vật với những diễn biến tâm lắ, hành động và chiều sâu nội tâm. Công việc này không chỉ đòi hỏi các nhà văn phải có vốn sống, vốn sử liệu phong phú, có kiến thức về liên ngành văn hóa - xã hội - ngôn ngữ mà còn phải tìm ra được những nét tương đồng trong nếp nghĩ của nhân vật trong quá khứ với hiện tại, bởi người viết, người tiếp nhận và đối tượng được phản ánh đã sống cách nhau một khoảng thời gian khá dài.
Khi viết về đề tài lịch sử, có một vấn đề đặt ra cho các nhà tiểu thuyết là xử lắ mối quan hệ giữa chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Chân thực lịch sử là một yếu tố không thể không có trong các tiểu thuyết lịch sử, đó là những sự kiện, biến cố, nhân vật đã từng xảy ra và có thật trong quá khứ song để làm nên thành công thực sự cho một cuốn tiểu thuyết lịch sử thì yếu tố hư cấu cũng không kém phần quan trọng.
nghệ thuật của tác phẩm. Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng ỘHư cấu nghệ thuật là một hoạt động đặc thù của sáng tạo nghệ thuật, trợ giúp cho việc dựng nên những dạng thức tồn tại có thể cóỢ [2.164]. Hư cấu là phương thức xây dựng hình tượng điển hình qua việc sáng tạo ra những giá trị mới, như sự kiện, cảnh vật, nhân vật trong một tác phẩm theo sự tưởng tượng của tác giả. Trong tiểu thuyết lịch sử, tác giả đã đánh thức lịch sử bằng những hư cấu nghệ thuật, như sáng tạo nhân vật, sáng tạo sự kiện hoặc đi sâu miêu tả diễn biến nội tâm, tâm trạng nhân vật lịch sử... tạo nên những cách tiếp cận lịch sử mới mẻ.
Mối quan hệ giữa chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật là mối quan hệ bình đẳng, giữa cái cần có và phải có, đồng thời chúng cũng quy định ràng buộc lẫn nhau. Theo nhà văn Hoàng Quốc Hải - một người có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác văn học về đề tài lịch sử thì tiểu thuyết lịch sử cũng phải hư cấu và hư cấu đến chân thực. Nếu sự hư cấu mà không đạt đến cảnh giới chân thực lịch sử, chân thực cuộc sống, chắc chắn sẽ không được bạn đọc đón nhận. Nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng nêu lên quan điểm về sự cần thiết phải có yếu tố hư cấu trong một tiểu thuyết
lịch sử. ỘNhưng trước khi sáng tạo với tinh thần hư cấu nghệ thuật, người sáng tác
phải trang bị cho mình kiến thức văn hóa, lịch sử càng dày càng tốt.Ợ Nhà văn khẳng định sẽ không có một sáng tạo nào hay về đề tài lịch sử nếu như người viết không có một nền tảng sử học vững chắc.
Trong các tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975, lịch sử hiện lên vừa chân thực, vừa sinh động, làm nền cho sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn. Các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn có cách xử lắ chất liệu lịch sử khá đa dạng, dưới ngòi bút của họ, lịch sử được tái hiện một cách chân thực, sinh động vì được nhào nặn bởi bàn tay tài hoa, tinh tế của những người nghệ sĩ tài năng. Trong các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử mà chúng tôi khảo sát, những yếu tố mà các nhà văn đảm bảo tắnh chắnh xác là các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, bối cảnh lịch sử đến cách ăn nói, trang phục, ngôn ngữẦ của từng địa phương nhất định mang đậm bản sắc dân tộc. Trong những cuốn tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh, Vũ Ngọc Chương, Nguyễn Quang Huynh hay Lê Tiến Thức, các
nhân vật như Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri, Trần Bình, Phạm Thị Vân, Hoàng Đình Kinh, Đại Huề, Đại LiệuẦ là những nhân vật lịch sử có thật. Các sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ thời kì bị nhà Đường đô hộ, các cuộc chiến chống quân Tống, quân Minh, chống giặc Mông - Nguyên, thực dân Pháp cùng bọn bè lũ tay sai và phát xắt Nhật cho đến những sự kiện về các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa của nông dân vùng Hội Hoan (Thoát Lãng) đều là những sự kiện đã xảy ra trong lịch sử, gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng đó là những địa danh nổi tiếng như ải Chi Lăng, Cửu Môn QuanẦ đã trở thành biểu tượng của khắ phách, trở thành di tắch lịch sử mà mỗi khi nhắc đến vẫn còn khiến cho quân giặc khiếp sợ, tất cả đều là những vùng đất có thật ghi dấu bao chiến công của mảnh đất biên cương xứ Lạng. Không chỉ có vậy, trong một số tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử chúng ta còn bắt gặp hình ảnh những buổi chợ hội, chợ phiên, những làn điệu giao duyên xao xuyến tâm hồn của Sli, Then, Lượn, Phong Slư, những chàng trai, cô gái từ khắp các bản làng mặc những bộ quần áo dân tộc còn thơm mùi chàm hát sáng đêm trong lễ hội Lồng Tồng đầu xuân, lễ hội cầu mùa, lễ hội đền, chùa, hội bản làng tưng bừng náo nhiệtẦ Tất cả những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao xứ Lạng đó đã được các nhà văn phản ánh vào trong tác phẩm của mình. Việc đảm bảo tắnh chân xác của những sự kiện, nhân vật, chi tiết và hình ảnh như vậy tạo nên độ tin cậy cao mà cũng không kém phần hấp dẫn của các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử.
Tuy nhiên, các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn cũng được các nhà văn hư cấu, sáng tạo một cách hợp lắ, thần tình. Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn được thể hiện ở nhiều cấp độ: chi tiết, nhân vật,
sự kiện, không gian, thời gianẦ Tiểu thuyết Phương bắc hoang dã của tác giả Lê
Tiến Thức lấy bối cảnh lịch sử có thật là ỘSự kiện vịnh Bắc BộỢ ngày 5 tháng 8 năm 1964, cả dân tộc bước vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 toàn thắng, tuy nhiên tác giả đã sáng tạo nhân vật trung tâm là Đức, để khởi đầu cho câu chuyện lịch sử có thật ở mảnh đất Bình Gia. Đức - một nam sinh thông minh, tinh nghịch, nhạy cảm, đa tài đã dẫn ta đến với các nhân vật
khác trong truyện. Ở họ mỗi người một vẻ, một thân phận, một tắnh cách, một thế giới tâm hồn của cộng đồng các dân tộc miền núi phắa Bắc, giữa đại ngàn núi sông hùng vĩ được nhà văn khắc họa rất sống động, chân thật.
Ở cấp độ hư cấu nhân vật, các nhà văn đã đưa vào tiểu thuyết của mình rất nhiều yếu tố như lời ăn tiếng nói, hành động, những sinh hoạt đời thường và đời sống nội tâm nhân vật, chắnh vì vậy mà khiến cho người đọc thưởng thức tác phẩm như đang được quay về với thời đại ấy, như đang được chứng kiến họ đi đứng, nói năng và thậm chắ có thể đối thoại cùng họ. Câu chuyện về người anh hùng Hoàng Đình Kinh, trong chắnh sử là một người có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Với cương vị là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống Pháp của các dân tộc vùng Lạng Sơn - Bắc Giang (thường gọi là khởi nghĩa Cai Kinh), thời kì cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XIX, bọn phỉ Cờ vàng, Cờ trắng, Cờ đen, tàn quân của ỘThái Bình Thiên QuốcỢ (Trung Quốc) tràn vào phắa Bắc nước ta cướp của, giết người gây nên bao đau thương cho nhân dân ta. Hoàng Đình Kinh đã đứng lên triệu tập lực lượng bảo vệ quê hương, đánh ta bọn tàn quân ỘThái Bình Thiên QuốcỢ nên được tướng nhà Thanh cấp bằng ỘTán tướng quân vụỢ. Vào những năm 1882 - 1884, Pháp đẩy mạnh đánh chiếm Bắc Kỳ. Lạng Sơn là vùng tranh chấp căng thẳng giữa quân Pháp và quân Thanh, Hoàng Đình Kinh với cương vị là quan tri huyện đã dựng cờ khởi nghĩa, tập hợp lực lượng đánh quân xâm lược bảo vệ quê hương, khiến quân Pháp bạt vắa, kinh hồn. Tên tuổi và sự nghiệp của ông còn sống
mãi với quê hương đất nước. Trong tiểu thuyết lịch sử Mũi tên thần của Nguyễn
Quang Huynh, vị đại thủ lĩnh danh vang bốn bể ấy không chỉ được tái hiện là một vị anh hùng dân tộc, có tài thao lược, dù chỉ bằng những thứ vũ khắ rất thô sơ nhưng ông đã biết phát huy nó tạo nên sức mạnh thần diệu vừa chiến đấu vừa giữ vững căn cứ địa cuộc khởi nghĩa, vừa tiến đánh thắng lợi những căn cứ kiên cố của quân giặc, mà còn được miêu tả là một người trong đời thường nhưng có năng lực phi thường, đó là tài bắn hổ, một con hổ to lớn mà đến cả những tay súng giỏi nhất được cũng không khuất phục được nó, vậy mà dưới ngòi bút miêu tả của tác giả, Hoàng Đình Kinh chỉ bằng hai phát tên tẩm thuốc độc đã hạ gục chúa sơn lâm một cách dễ dàng:
Hoàng Đình Kinh nắn hơi há miệng càm vào đuôi hổ mà chồm lên, lùi xuống theo nhịp quẫy. Cứ vậy cho đến khi con hổ lịm hẳn, nằm im. Lúc ấy Hoàng Đình Kinh mới nhả đuôi ra. Vậy là anh đã lấy được tinh của hổ. Uy lực của chúa sơn lâm đã truyền sang người anh!Ợ [19.14]. Người ta bảo cũng từ đấy, Hoàng Đình Kinh nhờ có được cái oai linh của hổ truyền sang nên đã to khỏe hẳn lên, uy dũng khác thường, làm gì được nấy, nổi tiếng cả một vùng... Không chỉ vậy, nhà văn Nguyễn Quang Huynh còn xây dựng nhân vật Hoàng Đình Kinh trong nhiều mối quan hệ, với cương vị là người đứng đầu nghĩa binh, một mặt Hoàng Đinh Kinh vẫn phải thực hiện nền nếp kỷ luật nghiêm chỉnh, công tư phân minh để nêu gương cho quân sỹ. Bằng việc sáng tạo thêm nhiều chi tiết về cuộc đời và con người của Hoàng Đình Kinh, tác giả
Mũi tên thần đã dựng nên bức chân dung một vị thủ lĩnh tài đức vẹn toàn, hết lòng vì quê hương đất nước.
Nói tới nghệ thuật hư cấu không thể không nhắc đến những tiểu thuyết lịch
sử của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Xuân Khánh. Trong Hồ Qúy Ly, các nhân vật như
Hồ Qúy Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Khát Chân, Trần Nghệ Tông... đều là những nhân vật có thật trong chắnh sử. Tuy nhiên, các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử cũng được nhà văn sáng tạo, hư cấu một cách hợp lắ, tài tình. Nhân vật Hồ Qúy Ly được nhà văn xây dựng trong nhiều mối quan hệ, từ đó mà hình tượng nhân vật hiện lên đa dạng, phức tạp, nhiều chiều. Hồ Qúy Ly vừa là một nhà cải cách táo bạo, vừa là một người chồng, người cha, người ông đầy tình yêu thương. Bề ngoài nhẫn tâm, tàn bạo nhưng bên trong lại là người biết trọng người tài, hết lòng vì đất nước. Hay
nhân vật Trần Thủ Độ (Trần Thủ Độ - Ngôi vua và những chuyện tình của Ngô Văn
Phú) vừa là một võ tướng tài giỏi vừa là một người đa tình, với những đoạn văn miêu tả sự tương tư, thất tình làm cho nhân vật gần gũi, đời thường hơn. Có thể nói, những nhân vật lịch sử khi đi vào tiểu thuyết bao giờ cũng được hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo thêm chỉ khác nhau ở mức độ và cách hư cấu giữa các nhà văn. Có nhà văn thì chỉ hư cấu thêm vài chi tiết, căn bản không làm thay đổi hình tượng nhân vật trong nhận thức người đọc xưa nay nhưng cũng có những nhân vật được hư cấu hoàn toàn nhằm mục đắch truyền tải một thông điệp hay gửi gắm một tư tưởng nào đó của người sáng tác.
Từ xưa đến nay, người đọc đều đã biết đến hai anh em người anh hùng Hoàng Đại Huề, Hoàng Đại Liệu. Hoàng Đại Huề - thủ lĩnh của đội dân binh Tày - Nùng nổi tiếng, một nhà chỉ huy du kắch tài giỏi, người đã cùng những nghĩa binh dũng cảm tuyệt vời, mưu trắ vô song, trực tiếp tham gia đánh trận đầm lầy Mã Yên nổi tiếng trong cuộc chiến tranh yêu nước, chống giặc Minh vào thế kỉ XV. Thế nhưng,
đến với tiểu thuyết lịch sử Kỳ tắch Chi Lăng của nhà văn Nguyễn Trường Thanh,
người đọc còn được biết đến một cậu bé Đại Huề mới chỉ mười sáu tuổi nhưng đã
giết được hổ cứu bạn: ỘHuề đã thoáng thấy con hổ xám vồ mất bạn rồi. Không hề
chần chừ, do dự, Huề rút phắt con dao rừng sắc như nước lao theo. Con hổ bị đuổi sát, hai chân đầy vuốt bỏ mồi, giận dữ quay đầu lại gầm lên vồ xuống Huề. Nhanh như cắt, Huề nghiến răng chém một nhát, đầu con hổ đứt ngang, lăn lóc, miệng há ra đỏ lòm đầy răng nhọn hoắtỢ [39.93]. Không có cuộc thi nào Huề không đứng đầu, từ phi ngựa bắn cung đến múa kiếm, ném cònẦ Cũng giống như người anh trai mình, Hoàng Đại Liệu trong chắnh sử là người được bộ chỉ huy nghĩa quân giao nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp chỉ huy một đội kỵ binh tinh nhuệ của dân binh phối hợp với kỵ binh của nghĩa quân chủ lực giết cho bằng được tên tướng giặc Liễu Thăng, nhưng qua ngòi bút của Nguyễn Trường Thanh, Hoàng Đại Huề còn thực sự là một con người đang sống, đang cựa quậy, một người mang đầy ý thức về trọng trách lớn lao đối với quê hương, ông còn là một con người mang đầy đủ nét tắnh
cách đời thường, dung dị: ỘĐại Liệu đến tuổi trưởng thành, thì nước mất nhà tan,
quê hương bị giặc tàn phá, cướp bóc, giết chóc. Anh đã cũng các bạn theo anh trai vào rừng giết giặc trả thù cho bản làng quê mình, Liệu được suy tôn làm phó tướng nhưng vẫn ăn theo miếng ăn của bạn nghĩa, cùng ngủ trong đống lá khô, cùng tắm truồng và vật nhau với dân binh bên bờ suối.Ợ [39.99]. Hay quen thuộc hơn là người anh hùng Hoàng Văn Thụ, trong chắnh sử, Hoàng Văn Thụ là người có nhiều đóng góp to lớn trong phong trào cách mạng những năm 1930 - 1945, có tài năng xuất chúng và là một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, một tấm gương sáng về phẩm chất và đạo đức cách mạng. Được tôi luyện qua các phong trào cách mạng cùng những thử thách thực tiễn, Hoàng Văn Thụ được giao nắm giữ nhiều trọng trách quan
không chỉ là một thanh niên nồng nàn yêu nước, quyết tâm rời gia đình quê hương ra đi tìm đường cách mạng, mà anh còn là người đồng đội thân tình, gần gũi. Những lời tâm sự của anh với đồng đội của mình mà nghe mê say như những bài giảng triết