8. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Lớp từ chỉ địa danh mang đậm dấu ấn miền núi
Khảo sát các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử chúng tôi nhận thấy lớp ngôn ngữ chỉ địa danh có thật, những địa danh gắn với tên núi rừng, sông suối, đồng ruộng theo tư duy của người miền núi xuất hiện khá nhiều.
Lạng Sơn không chỉ là một vùng quê giàu bản sắc văn hóa, là nơi hội tụ nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng chung sống mà còn là vùng đất xinh đẹp với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng nhiều núi non, hang động hùng vĩ đã trở thành những di tắch lịch sử và danh lam thắng cảnh. Tất cả những danh thắng nổi tiếng ấy đều đã được đưa vào trong các thiên tiểu thuyết lịch sử của Lạng Sơn như một niềm yêu mến, trân
trọng, tự hào của người cầm bút đối với mảnh đất này, nơi mà Ộnhững danh thắng
nổi tiếng Đồng Đăng - Tô Thị - Nhất - Nhị - Tam Thanh - Chùa Tiên - Thành CổẦ đã đi vào ca dao, dân ca huyền thoại của dân tộc.Ợ [40.66]. Những dãy núi như: ỘĐại Tượng là dãy núi uốn lượn từ Đông Sang Tây như con rồng chầu, nằm viên mãn sau cơn sinh thành nhả ra viên ngọc quý Lạng Thành (theo truyền thuyết) với Đèo Giang - Văn Vỉ uốn lượn từ chân núi lên đỉnh núi giữa thiên nhiên hùng vĩ và tươi đẹp bốn mùa xanh tươi cây láỢ [43.8] cùng cảnh sắc thiên nhiên xứ Lạng: ỘGió heo may về sớm để lộ ra những chùm quả ngọt đỏ rực trong nắng chiều, núi Chóp Chài, núi Mẫu Sơn xanh biếc dưới bầu trời thanh caoỢ [42.5]; với ỘNắng xuân ấm áp lan tỏa cả phố phường làng quê, rừng núi, những cây Hồng đào, Bạch Đào, Bắch Đào nở muộn, những chùm hoa đang bừng nở khoe sắc, tỏa hương, Đèo Giang, Văn Vỉ, Núi Nhị,
Tam Thanh như xanh hơn, núi Chóp Chài, Mẫu Sơn sáng đẹp, hùng vĩ, trầm mặc, uy nghiêmỢ [42.68].
Ngay từ câu mở đầu tiểu thuyết Khau Slin hùng vĩ, đã xuất hiện hàng loạt
những từ ngữ chỉ địa danh rất phong phú và đa dạng như Bản Kìa, làng Nà Hình,
rừng Đông Mồ, Pò Khoang, Pò Mau, Pác Tấu, núi Khau Slin, núi Nà Cú khá cao,
tổng Kỳ La, Chợ Bản QuyếnẦ Những cái tên quen thuộc như Hội Hoan, Nam La,
Thoát Lãng, Na SầmẦ gắn với những sự kiện lịch sử chống Pháp cũng được nhắc đến nhiều trong tác phẩm tạo cảm giác gần gũi và chân thực.
Trong Phương Bắc hoang dã của Lê Tiến Thức, có hệ thống từ ngữ chỉ
địa danh quen thuộc của vùng đất Bình Gia như: ỘMọi người trong Pác Khuông
giúp bố tôi dựng căn nhàỢ [52.19]. ỘBản Nà Ngần của Zăng và cô Ân nằm thưa thớt ven các triền đồi. Xung quanh nhà nào nhà nấy chuối mọc xanh um.Ợ[52.47]. Đặc biệt trong các tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Trường Thanh là sự xuất hiện dày đặc những từ ngữ chỉ địa danh có thật như núi Phượng Hoàng, Mã Yên Sơn, Núi Quỉ, Quỉ Môn Quan, Chiến khu Bắc Sơn, Chi LăngẦ mỗi một địa danh đều gắn với những kì tắch lịch sử cùng những huyền thoại xung quanh nó. Những vùng đất có truyền thống cách mạng như Mỏ Tát, xã Vũ Lăng, chiến khu Bắc Sơn, Thất Khê - Tràng Định, đường Áng Mò, khe Mốc, Hưng Đạo - Bình GiaẦ cũng được nhắc đến bằng việc kể lại những sự kiện lịch sử gắn với mỗi địa danh ấy. Trong
tiểu thuyết Hoa trong bão cũng có rất nhiều từ ngữ chỉ những địa danh quen thuộc
trong kháng chiến nhưchợ Đằng Lang (Quỳnh Sơn), Lân Pán, Nà Yêu, Khuổi Cướm
- Mỏ Pja, Pác Mỏ (Hữu Vĩnh). Đọc Hoa bất tử ta gặp lại những địa danh xa như phố
chợ Kỳ Lừa, Đền Tả Phủ, Thủy Môn Đình, phố Chắnh Cai, Đồng Đăng, Na Sầm, xã Thụy Hùng, hệ thống văn bia khu di tắch Tam - Nhị Thanh; chùa Tiên, chùa ThànhẦ của Lạng Sơn. Trong tác phẩm những tên làng tên bản cũng được nhắc đến rất nhiều. Có thể thấy rằng hầu hết những tiểu thuyết Lạng Sơn về đề tài lịch sử đều không thiếu lớp từ ngữ chỉ địa danh có thật mang đậm nét đặc trưng của vùng miền núi xứ Lạng. Đọc những tác phẩm ấy ta như được tham gia vào một cuộc du viễn tìm về với cội nguồn và lịch sử dân tộc, được hiểu hơn về lịch sử quê hương, dân
tộc mình qua đó thể hiện lòng tự hào, trân trọng của nhà văn đối với mảnh đất Lạng Sơn. Việc sử dụng những lớp từ chỉ địa danh một mặt khẳng định nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của mảnh đất Xứ Lạng, mặt khác giúp cho việc tái hiện những sự kiện lịch sử trở nên chân thật, gần gũi. Chúng ta vì thế mà hiểu rõ hơn về lịch sử của quê hương mình và có quyền tự hào về điều ấy, về những vùng đất đã đi vào những trang sử vẻ vang của dân tộc.