8. Cấu trúc luận văn
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ văn học luôn mang dấu ấn thời đại lịch sử của nó. Thông qua ngôn ngữ của tác phẩm người đọc có thể đánh giá được khả năng sáng tạo và phong cách của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử cũng vậy bởi tiểu thuyết lịch sử là thể loại văn học truyền thống lâu đời trong văn học Việt Nam. Với đặc trưng là viết về đề tài lịch sử, đòi hỏi người viết phải tái hiện được chắnh xác lịch sử quá khứ. Chắnh vì vậy, ngôn ngữ là một vấn đề đáng quan tâm đối với bất kì một tác giả nào khi cầm bút viết tiểu thuyết lịch sử. Nhà văn lựa chọn ngôn ngữ nào để trần thuật và ngôn ngữ cho nhân vật lịch sử như thế nào là một câu hỏi lớn.
Với quan niệm tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết, các nhà văn đã rất chú trọng đến việc xử lý ngôn ngữ. Đọc tiểu thuyết lịch sử hôm nay, người đọc như được sống lại không khắ của từng thời kì lịch sử xa xưa, vừa cảm thấy gần gũi, thân quen như chắnh cuộc sống này.
Qua các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử được lựa chọn để nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các nhà văn đã sáng tác với tinh thần tôn trọng lịch sử. Các nhà tiểu thuyết Lạng Sơn là những người sinh ra, lớn lên, công tác lâu năm ở
Lạng Sơn, cũng có nhà văn là người dân tộc thiểu số nên họ rất am hiểu ngôn ngữ địa phương, do vậy mà trong quá trình viết tiểu thuyết lịch sử họ cũng không quên sử dụng lớp ngôn ngữ mang đậm bản sắc dân tộc, đó là những từ ngữ chỉ địa danh, những danh từ chỉ sự vật chỉ có ở miền núi. Bên cạnh đó, các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn cũng chú ý tới việc sử dụng thứ ngôn ngữ thuần Việt, gần gũi, giản dị, dễ hiểu với muôn màu muôn sắc của cuộc sống đời thường. Có thể nói rằng các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn đã có những thành công nhất định trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật, đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố như: lịch sử, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán trong một hệ ngôn ngữ phong phú, đa dạng.