8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Những chiêm nghiệm về đời sống hiện tại
Nếu như những quan niệm truyền thống coi lịch sử là đại lịch sử, các nhà văn thời kì này thường chú trọng phản ánh chắnh xác các sự kiện, biến cố và nhân vật lịch sử mà ắt chú ý đến yếu tố hư cấu, cái nhìn lịch sử lấn át cái nhìn về con người, những sự đánh giá của nhà văn đồng nhất với các sử gia và do vậy nhân vật lịch sử
cũng chủ yếu được nhìn nhận ở khắa cạnh cộng đồng, lý tưởng, tắnh cách được thể hiện qua cử chỉ, hành động là chủ yếu thì tới lý thuyết hiện đại và hậu hiện đại lại khẳng định lịch sử là một quá trình chưa hoàn tất, hiện diện trong sự vận động không ngừng, không khép kắn, hình thành và cấu tạo với sự xuất hiện của các tiểu thuyết lịch sử. Đây chắnh là điều kiện thuận lợi để những Ộkhoảng trắngỢ của lịch sử được lấp đầy. Lịch sử lúc này không chỉ hiện diện như nó vốn có mà còn được tái hiện ở những cái Ộbề sâu, bề xaỢ, nhà văn sáng tạo lại lịch sử, đặt ra cho người đọc những câu hỏi và đặt ra vấn đề luận giải, đối thoại lại với lịch sử để từ đó cùng nghiền ngẫm, liên tưởng, giải mã những góc khuất, tìm ra mối liên hệ giữa lịch sử với đời sống hiện tại.
Nhà văn Nga nổi tiếng M.Gorki từng nói: ỘLịch sử đắch thực của con người
phải do nhà văn viết chứ không phải do nhà sử học viếtỢ. Nhờ có những trang văn mà những bộ lịch sử đồ sộ, khô cứng như hóa thạch trở nên sống động, đi vào lòng người. Viết tiểu thuyết đã khó, viết tiểu thuyết lịch sử lại càng là một công việc khó khăn gấp bội, bởi người cầm bút vừa phải làm sao tái hiện được chân thực những sự kiện, biến cố, tái tạo được không khắ cổ sử để người đọc có cảm giác như đang được sống lại chắnh thời kì lịch sử đó, mặt khác vừa đảm bảo những đặc trưng về mặt thể loại.
Đọc các tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975, người đọc có dịp được tiếp cận trước hết là với một vùng đất biên cương địa đầu tổ quốc giàu kì tắch lịch sử, thứ nữa là thông qua những cuốn tiểu thuyết ấy, người đọc được chiêm nghiệm những điều mà lịch sử quá khứ gửi gắm, đó là một lịch sử mới mẻ, ngồn ngộn những vấn đề của đời sống hiện tại, hiện thực được khúc xạ qua lăng kắnh riêng của nhà văn. Nói đến lịch sử là nói đến những sự kiện, những biến cố nhưng trong dòng vận hành của nó bao giờ cũng tồn tại nhưng triết lý mà suy cho cùng đó là những vấn đề xã hội, nhân văn và sự sinh tồn của con người. Chắnh lúc này văn học sẽ phát huy hữu ắch vào việc đào sâu, tìm kiếm những bài học lịch sử, những giá trị bổ ắch mà lịch sử đem lại cho đời sống hiện tại, và tiểu thuyết lịch sử làm nhiệm vụ xóa
nhòa ranh giới giữa cái đã xảy ra và cái có thể xảy ra. Hoa trong bão, Hoa bất tử,
những cuốn tiểu thuyết lịch sử như vậy. Không chỉ dừng lại ở việc tái hiện những sự kiện, nhân vật lịch sử mà người đọc còn tìm thấy ở trong những trang tiểu thuyết ấy các nhà văn đều gửi gắm những vấn đề của đời sống, nhân sinh dù ắt dù nhiều.
Lạng Sơn là vùng đất biên giới giàu kì tắch lịch sử, mỗi ngọn núi, con sông của nơi đây đều ghi dấu biết bao chiến công oanh liệt. Các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn đã tái hiện một cách cụ thể, chân thực những sự kiện lịch sử hào hùng của đồng bào anh em các dân tộc Lạng Sơn từ thời các triều đại phong kiến cho đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ở giai đoạn sau này. Không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tái hiện bề mặt của các sự kiện mà các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn còn soi chiếu các sự kiện ấy ở cái nhìn đa chiều, ở cả bề rộng và bề sâu của sự kiện, qua các trang tiểu thuyết ấy người đọc có thể nhìn nhận được số phận của một dân tộc qua các giai đoạn và những cuộc biến thiên của lịch sử. Và với việc tái hiện lại một cách trung thực, cụ thể và sống động những sự kiện lịch sử hào hùng và bi tráng của Lạng Sơn như thế, một lần nữa như là lời khẳng định lại bề dày lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc, ấp ủ lòng yêu nước, ngợi ca những chiến công hiển hách của cha ông xưa và hơn hết là khơi dậy ở hậu thế lòng tin, niềm tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, cũng là lời nhắc nhở quốc dân đồng bào đừng quên quá khứ và những gì mà cha ông ta đã dày công gây dựng.
Cùng với việc tái hiện chân thực lịch sử là sự xuất hiện của một hệ thống nhân vật anh hùng. Đó là người anh hùng Thân Cảnh Phúc, Đại Huề, Đại Liệu, Hoàng Đình Kinh, Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri, Phạm Thị Vân, Hoàng Văn Hán, Nguyễn Văn NinhẦ họ đều là những người con của mảnh đất xứ Lạng, là những hạt nhân yêu nước đi theo cách mạng góp phần làm nên những chiến công oanh liệt. Thế giới nhân vật trong các tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 là những con người lịch sử, tồn tại trong quá khứ và có mối liên hệ chặt chẽ với các sự kiện lịch sử gắn liền với mảnh đất này, họ là những người dân tộc thiểu số với bản chất hiền hậu, thật thà, chất phác, có tình yêu quê hương, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chắ sắt đá quyết tâm đấu tranh và sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc giành lại độc lập tự do cho đồng bào mình.
Đứng trước cảnh đất nước rơi vào tay bọn bán nước và lũ cướp nước, các nhà văn đã để cho các nhân vật của mình lựa chọn thái độ sống và cách ứng xử trước những biến cố của lịch sử bằng việc không hề nao núng mà sẵn sàng tinh thần dấn thân vào cuộc chiến, quyết đánh đuổi quân thù. Những đoạn văn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của họ trong mỗi tiểu thuyết lịch sử đã khẳng định điều đó. Đó là người anh hùng Đại Huề với khát vọng tự do và ý chắ kiên cường đã kêu gọi nhân dân đứng lên giành độc lập dân tộc. Là những người anh hùng Hoàng Đình Kinh, Hoàng Văn Thụ, Thân Cảnh PhúcẦvới tấm lòng yêu nước sâu đậm và ý chắ quật cường đã đứng lên kêu gọi, tập hợp đồng chắ, đồng bào tham gia chiến đấu. Mà như
lời nhà văn Nguyễn Trương Thanh viết trong Hoa bất tử thì hành động ý chắ của
Thụ khiến cho tên chánh mật thám La Néc phải thốt lên rằng: ỘHoàng Văn Thụ là
một lãnh tụ cộng sản cực kỳ nguy hiểm. Trong gần 20 năm qua đã không ngừng hoạt động, tổ chức lực lượn, gây ra bao cuộc phiến loạnẦỢ[45.21].
Đó còn là những con người dân tộc bình thường như Zăng, Mầng, xuất thân không có gì đặc biệt, sự hiểu biết thậm trắ cňn có phần thấp kém, ấy thế nhưng khi có quân giặc và được giác ngộ cách mạng dưới ánh sáng của Đảng cũng đều tham gia cách mạng và trở thành những người có ắch. Là hình ảnh nhân dân Bắc Sơn với vẻ đẹp của những công dân dũng cảm, bất khuất, kiên cường chiến đấu vì độc lập tự do
như Dương Văn Vân trong tiểu thuyết Hoa bất tử.
Trong tiểu thuyết Khau Slin hùng vĩ, nhà văn Vũ Ngọc Chương cũng tái hiện
hình ảnh những nhân vật như Đường Mỹ Tân, vừa nhậm chức Lý trưởng ở Bản Kìa, vừa phải lo công việc của nhà vừa phải lo công việc của xã, công việc đối với một người mới nhậm chức đã là vất vả lại càng khó khăn hơn khi trúng vào năm mất
mùa, việc thu thuế rất khó. Tuy vậy ông không hề nản Ộcông việc càng chồng chất
thì ông càng hăng sayỢ, ông tự nguyện tham gia cách mạng với mục đắch Ộđồng lòng hiệp sức chống nhau với bọn thống trị như dân chúng ở Bắc Sơn đã
làmỢ[7.140]. Đến Them - Ộmột đứa con nắt, dáng vẻ còn rất thô thiểnỢ, con gái ông
cũng đã giác ngộ cách mạng Ộmà theo tin mật báo thì đó là một phần tư nguy hiểmỢ.
Hoàng Hiển Vinh trong Khau Slin hùng vĩ là chàng trai làng Bản Kìa - Hội Hoan,
Vinh lại Ộluôn bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh đã cận kềỢ [7.95], với ý chắ đó nên dù đã phải trải qua nhiều gian khổ, sống ẩn dật nhưng Vinh kiên quyết tìm đường đến với đoàn thể cách mạng.
Chưa bàn đến nghệ thuật thể hiện, những nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn lấy những sự kiện, nhân vật anh hùng có thật trong lịch sử dân tộc làm nguyên mẫu sáng tác để khắc họa hình tượng nhân vật anh hùng cho dù có chưa thực sự đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật cũng đã là việc làm rất đáng được khuyến khắch, bởi nó vừa bổ sung, làm sáng tỏ sự thật lịch sử vừa khiến cho xã hội nhất là những tầng lớp trẻ đương đại quan tâm tìm hiểu lịch sử và thêm yêu quắ, kắnh trọng thế hệ cha anh - những tấm gương sáng về tinh thần và ý chắ chiến đấu không hề lay chuyển dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Những con người ấy, có những người nói tiếng Kinh chưa sõi nhưng với lòng yêu nước thiết tha luôn sẵn sàng tham gia chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp sức cho thành công của phong trào cách mạng. Tình yêu quê hương đất nước của người miền núi ngàn đời xưa và đời sau luôn là vậy, đơn giản mộc mạc, lặng lẽ mà thiết tha. Tinh thần mạnh mẽ và ý thức trách nhiệm của họ trước vận mệnh dân tộc mãi là tấm gương sáng chói cho lớp lớp thế hệ mai sau học tập và noi theo, bồi đắp thêm lòng yêu nước và lòng tự hào về mảnh đất xứ Lạng, về những con người đã nguyện hi sinh cả tuổi xuân cho cuộc chiến vệ quốc bảo vệ quê hương. Và như thế, bài học yêu nước không bao giờ là cũ. Khi đất nước đang đứng trước nhiều thử thách, nhiều nguy cơ đe dọa sự bình yên của Tổ quốc, những trang văn ca ngợi lòng yêu nước và khắ phách của những người anh hùng đã tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ. Đó là bài học về tinh thần quả cảm, về thái độ ứng xử và lựa chọn cách sống, là bài học về nhân cách, trách nhiệm của mỗi công dân đối với vận mệnh của dân tộc. Bởi lẽ đó, tiểu thuyết lịch sử chắnh là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Những chiêm nghiệm mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm đã khiến những sự kiện, biến cố, con người tưởng đã hóa thạch trong lịch sử trở nên sống động, đời thường và đậm chất nhân văn.
Lạng Sơn là một vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống như Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Hoa, Sán ChỉẦ mỗi một dân tộc đều có những nét đặc sắc riêng và phong tục tập quán khác nhau tạo nên một vùng đất có nền văn hóa đa dạng. Trung thành với sự thật lịch sử, tái hiện khá thành công bức tranh của một thời kì hào hùng
của lịch sử dân tộc, các nhà tiểu thuyết Lạng Sơn khi viết về mảng đề tài này cũng không quên lồng ghép, đan xen những câu chuyện kể về bản sắc văn hóa cũng như những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn qua đó tái dựng nên một bức tranh đời sống mang đậm bản sắc dân tộc. Lịch sử lúc này không còn là những sự kiện, những mốc thời gian, những trận chiến đấu được miêu tả khô cứng nữa mà trở nên dung dị, gần gũi khi các cây bút tiểu thuyết lịch sử miêu tả về vùng đất xứ Lạng đậm đà bản sắc văn hóa với cảm hứng yêu mến, trân trọng và tự hào. Trong các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử có không ắt những trang viết về phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc anh em như những ngày hội xuân, những buổi chợ phiên gắn với hình ảnh những cô gái trong những bộ trang phục dân tộc rực rỡ sắc màu thổ cẩm cùng những làn điệu dân ca, giao duyên Then, Sli, LượnẦtha thiết, mượt mà của những đám trai làng gái bản trong những ngày hội mùa xuân, nghe thấy tiếng hát Sli, hát Lượn say đắm, nồng nàn. Những lễ hội
Chùa Tiên, Đồng ĐăngẦ Những Ộchợ hội, chợ phiên mà những làn điệu giao duyên
xao xuyến tâm hồn của Then, Sli, Lượn, Phong Slư mà những chàng trai, cô gái từ khắp các bản làng với những bộ y phục độc đáo, rực rỡ sắc màu hội tụ về đây hát tình ca sáng đêmỢ [42.75] và cả những Ộđình đám, hội hè, tri thanh, gái lịch với những bộ trang phục đẹp nhất của dân tộc mình, hát giao duyên Sli, Lượn thâu đêm suốt sáng, biết bao lứa đôi hạnh phúc được khởi nguồn từ những bài ca, tiếng hát ngọt ngào thấm đẫm ân tình từ những phiên chợ áp phiênỢ [43.11].
Hình ảnh nhộn nhịp của buổi hội chợ tình yêu ở Hội Hoan cùng với vẻ đẹp của những tiếng Sli, Lượn thiết tha cũng được nhà văn Vũ Ngọc Chương miêu tả
trong cuốn tiểu thuyết Khau Slin hùng vĩ: ỘNguồn vui vô tận trong hội chợ là những
câu chuyện tâm tình, những lần điệu hát Sli, hát lượn cất lên âm vang bầu trời, lúc bổng như nước đổ trên guồng, lúc trầm như nước chảy trong mương. Họ ca ngợi tình yêu, ca ngợi cuộc sống, họ biểu lộ tình cảm, bộc bạch niềm thương nhớ, nỗi đau cách biệt do cảnh ngộ và một niềm ao ước vô vọng về sự sum họpỢ[7.279]
Những làn điệu Then, Sli, Lượn, Phong Slư không chỉ góp mặt trong đời sống văn hóa sinh hoạt của nhân dân Lạng Sơn, là nét đặc trưng trong bản sắc dân tộc
vùng biên ải mà những câu hát Then còn có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Anh Hoàng Văn Thụ đã dạy cho các em nhỏ những bài hát Then mới:
Slăn phằn lầu, lăng bó chắc nẳm Lăng mà dỉ dú cam Slim nô lệ tỉ cò Dần mìn Tông Dàng tún mà thoòn kè hử mắn
Dè nàn khờ mỉnh oóc Slèng tá tảo tỉ cò Tẩu bâu kỳ phấn lìu thai lầu dáng khửnẦ
Tiếng hát Then của trẻ thơ trong trẻo, vang âm vách núi đá, lan tỏa cả làng bản, không gian núi ngàn, lời Then chứa đựng tâm tình của người dân Lạng Sơn trước cảnh đất nước lầm than, nô lệ, mượn giai điệu Then để cổ vũ tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giáo dục cho lớp măng non lòng yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình.
Bên cạnh việc miêu tả những nét đẹp của phong tục tập quán và ngợi ca bản sắc văn hóa dân tộc đan xen những câu chuyện kể về lịch sử còn có những trang viết mà các nhà văn bày tỏ thái độ phê phán mặt trái của những phong tục tập quán đã trở thành hủ tục của đồng bào các dân tộc xứ Lạng. Đó là việc người dân quá tin vào ma quỉ thần linh. Đặc biệt là vấn nạn về niềm tin có con ma gà của người dân tộc. Những điều đó đã gây ra rất nhiều bi kịch cho cộng đồng và đời sống của mỗi cá nhân.
Một cuốn tiểu thuyết mà theo chúng tôi nhận thấy là khá khác biệt so với
những tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 khi viết về đề tài lịch sử, đó là cuốn Phương
Bắc hoang dã của tác giả Lê Tiến Thức. Chuyện diễn ra trên không gian của vùng đất Bình Gia, một trong những cái nôi của người Việt cổ với di chỉ khảo cổ Thẩm