Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 78 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Trong tác phẩm văn học, chân dung nhân vật thường được khắc họa qua ngoại hình, tắnh cách, hành động, tâm lý... các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn cũng không ngoại lệ. Mỗi nhân vật được nhà văn dựng nên đều mang trong nó những mục đắch, nhiệm vụ nghệ thuật nhất định. Đối với một tiểu thuyết lịch sử, việc miêu tả nhân vật qua những chi tiết về ngoại hình lại càng quan trọng, bởi thông qua

những chi tiết đó, người đọc có thể hình dung được cụ thể từ hình dáng, phong thái, điệu bộ, cử chỉ nét mặt của nhân vật lịch sử.

Tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 về cơ bản chưa thoát khỏi cách xây dựng nhân vật truyền thống, những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật vẫn mang tắnh chất ước lệ, tượng trưng. Chẳng hạn như khi miêu tả nhân vật Lê Hoàn - vị anh hùng dân tộc, nhà văn Nguyễn Trường Thanh chú ý đến những chi tiết mang tắnh

chất truyền thống: Ộbộ râu hùm của ông rung rinh sau làn gió lạnh, và đôi mắt

phượng ánh lên nụ cười mãn nguyệnỢ [39.11], và vị tướng Trần Quốc Tuấn có Ộđôi mắt sáng nheo nheo, khuôn mặt quắc thước và đôi mắt rực lửa của người anh hùng biến đi sau nụ cười của một người cha nhân hậu của tuổi bảy mươi hai, tóc bạc như cướcẦỢ [39.49], Nguyễn Trãi có:ỘDáng tầm thước, vẻ mặt khôi ngô tuấn tú. Trên khuôn mặt hiền từ, đức độ là một vầng trán cao, rộng, tai to, đôi môi mắm chặt, nghiêm nghị khuôn mặt vẫn rất đỗi hiền từ. Duy có đôi mắt là khác người, đôi mắt đẹp và trong sáng lạ lùngỢ[39.70], thủ lĩnh Hoàng Đình Kinh lại được miêu tả là

một thanh niên Ộsức vóc to khỏe hơn người, tắnh cách mạnh mẽ vậy mà lại rất khéo

léo trong cung kiếm và đan látỢ[40.35]. Các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng quen thuộc trong việc khắc họa ngoại hình nhân vật khiến cho người đọc dễ dàng hình dung về những con người có tướng mạo phi phàm chắc chắn sẽ làm nên sự nghiệp lớn hoặc những chuyện phi thường. Những nét chấm phá ước lệ này đã góp phần tôn thêm vẻ đẹp kì vĩ của những người anh hùng dân tộc. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng ước lệ, tượng trưng để miêu tả thì các nhân vật lịch sử sẽ hiện lên trong mắt người đọc với những tắnh cách một chiều, mang tắnh biểu tượng cao: tốt hoặc xấu, cao cả hoặc thấp hèn, chắnh diện hoặc phản diện, do vậy mà qua tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 còn có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại khi miêu tả ngoại diện và khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử. Nhân vật không chỉ được khắc họa bằng vài nét chấm phá diện mạo bên ngoài mà ngòi bút của các nhà văn đã chú tâm xây dựng nhân vật một cách toàn diện hơn, chân thực hơn thông qua những đặc điểm trên cơ thể nhân vật: đôi mắt, môi, mũi, cằm... nhằm làm nổi bật tắnh cách, bản chất nhân vật. Vắ dụ, khắc họa chân dung của những nhân vật phản diện, những

con người có bản chất xấu xa, độc ác, mưu mô, xảo quyệt nhà văn đã sử dụng những chi tiết cụ thể như dáng người to đậm, dáng đi đường bệ, khuôn mặt tròn trịa, hồng

hào càng giống một ông chủ cỡ bự của tên cáo già Đờ Lóoc trong cuốn Hoa trong

bão; Hay là tên chánh sở mật thám Hải Phòng Xi Tơ với gương mặt sáng sủa, da đỏ au, căng mịn, đôi mắt xanh màu ngọc bắch, rất giảo, mũi khoằm, cằm nhọnẦ được nhà văn Nguyễn Trường Thanh miêu tả rất cụ thể trong tiểu thuyết lịch sử

Hương ngàn; tên Chánh sứ trong Hoa trong bão lại gây ấn tượng mạnh với tướng mạo khác thường với tầm vóc cao, trán hói, chiếc mũi diều hâu trên gương mặt dài, cằm lẹm, đôi mắt xanh lơẦbiểu hiện là một người lọc lõi, từng trải. Với những tên Việt gian bán nước, làm tay sai cho giặc áp bức, bóc lột tàn bạo chắnh đồng bào

mình, các nhà văn cũng sử dụng những chi tiết cụ thể, sinh động để miêu tả: ỘDáng

cao, to, oai vệẦbàn tay to như hộ pháp, đôi mắt lạnhỢ[42.50]; Miêu tả bọn chúa ngục, nhà văn dùng những từ ngữ: Nước da ngăm đen, có thằng lông mày sếch, có thằng mắt đỏ vằn tia máu vì rượu ẦHay là những từ ngữ mà Vũ Ngọc Chương dùng

để miêu tả Ngài Tri châu Ộvóc người nhỏ nhắn, mặt quắt, mắt trắng môi thâm. Ngài

chỉ mặc quần áo ta, bên ngoài là áo the dài bên trong có lót áo dài màu trắng, quần trắng, đầu đội khăn xếp, chân lê dép da Nam ĐịnhỢ [7.28] luôn muốn tỏ ra mình là quan An Nam chắnh hiệu

Hình tượng anh Hoàng Văn Thụ trong kháng chiến chống Pháp được phác họa bằng vài chi tiết, câu văn ngắn gọn nhưng tác giả đã làm bừng sáng lên chân

dung của một thanh niên yêu nước: ỘKhôi ngô, tuấn tú, da trắng, môi hồng như con

gái, đôi mắt đẹp, với ánh nhìn thăm thẳm ấm áp, đầy tự tin sáng lấp lánhỢ[45.15];

Nguyễn Trường Thanh trong Hoa bất tử cũng giúp người đọc thêm một hình dung

mới về người anh hùng áo vải Hoàng Văn Thụ, bằng việc kể lại lời Lưu Sỹ Tùy nói với Tiêu Quang Hộ về Hoàng Văn Thụ là người lưng dài hơn thân dưới, ngồi cao hơn hẳn người khác, tay dài quá gối, đi như rồng cuốnẦ chứng tỏ hình hài của một người anh hùng cái thế.

Hay là hình ảnh đồng chắ Lương Văn Tri: ỘNgười nhỏ nhắn, nhanh nhẹn

hoạt bát, vầng trán cao, đôi mắt sáng, cằm vuông, gương mặtcương nghịỢ[45.41];

điển trai, trán rộng, mắt sáng có đôi tai to như tai PhậtỢ[45.92]; anh Dương Văn

Vân thì lại có vóc người tầm thước, trán cao, mặt chữ điền, mắt sáng nhanh nhẹn

vào dẻo dai. Anh Phùng Chắ Kiên thì có khuôn mặt đẹp như tượng, đôi mắt sáng

thông minh, cơ thể đẹp, rắn chắc dẻo dai. Đồng chắ Hoàng Quốc Việt Ộtầm thước,

mắt sáng, trán cao, cử chỉ khoan thai nho nhãỢ[46.15]. Có thể thấy các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn đã dựa trên cơ sở cách tân nguyên tắc xây dựng nhân vật nhằm làm mới nhân vật, giúp độc giả cùng khám phá tắnh cách, lý giải số phận nhân vật, đối thoại với lịch sử.

Các nhà tiểu thuyết cũng chú ý đến miêu tả vẻ đẹp của những người phụ nữ.

Từ những nhân vật xuất thân cao quý như Bình Dương công chúa Ộđứng trước mọi

người như một nàng tiên giáng trần, mặt hoa, da phấn làn môi tươi thắm, ánh mắt lung linh, nụ cười e lệ, cử chỉ khoan thai, giọng nói dịu dàng, hai bên bàn tay trắng muốt chắp lại dâng ngang hàngỢ [45.100] cho đến những người phụ nữ nông thôn miền núi bình dị với những nét đẹp chân phác, thuần hậu. Đó là người con gái dân

tộc tên Thơ: ỘThơ đúng là một cô gái rất đẹp, một vẻ đẹp rất kỳ lạ, khác hẳn mọi

cô gái đẹp trong cả tổng Hội Hoan này. Cô có thân hình thon thả, nước da trắng mịn màng, tay chân mềm mại, nét mặt lúc nào cũng tươi rói, kể cả những lúc cô đang buồn. Nhưng nét đẹp đặc biệt đọng lại ở đôi mắt, hai tròng mắt Thơ có màu lơ, lại luôn như có lớp xương mù bao phủ, che dấu kho tình cảm nồng nàn.Ợ

[7.54,55]. Là Mai - con gái của một sĩ phu yêu nước Ộtrẻ đẹp, da trắng, tóc dài, mắt

sáng long lanh, môi hồng tươi như con gái dậy thìỢ [45.115], vẻ đẹp của người phụ nữ miền sơn cước khiến cho người chồng chị là Lình Kắn Pjao thường phấn khắch

vẻ tự đắc, khoái trắ, vỗ ngực khoe với đám bạn giữa những cuộc nhậu rằng ỘVợ ta

còn đẹp hơn cả nàng Tây Thi thuở xưaỢ.

Với người dân tộc ở Lạng Sơn, bà Then (những người làm then cúng) có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống, bà Then có mặt trong mọi lễ nghi tắn ngưỡng của người dân tộc nơi đây nên rất được mọi người tôn trọng. Theo quan niệm dân gian,

những người có khả năng trở thành ông/bà then đều rất đẹp. Và Then Thỏa trong Khau

người làm then, thân hình mảnh mai, bước đi uyển chuyển, mà cô còn là người rất đôn hậu, sống có tình ngườiỢ[7.189].

Những nhân vật được miêu tả dù mang thân phận cao quý hay giản dị, bình thường cũng trở nên bừng sáng trên những trang tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn, ở họ toát lên vẻ đẹp của sự sống và sức sống dồi dào, mãnh liệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết lạng sơn sau 1975 về đề tài lịch sử (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)