8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Chân dung các nhân vật lịch sử
Nhân vật lịch sử là những người đã sống trong quá khứ. Trong tiểu thuyết lịch sử, hệ thống nhân vật lịch sử là tập hợp những nhân vật có tên tuổi, quê quán, công trạng và những chiến công được sử liệu ghi chép rõ ràng trong chắnh sử. Tác phẩm văn học được xem là tiểu thuyết lịch sử thường gắn liền với những tên tuổi, những con người có thật trong lịch sử đó, nhà văn không chỉ tái hiện bề mặt các sự kiện lịch sử mà còn soi chiếu khám phá lịch sử ở nhiều góc nhìn, ở cả bề rộng lẫn chiều sâu của sự kiện, những tác phẩm tiểu thuyết Lạng Sơn về đề tài lịch sử cũng không là ngoại lệ.
Đối tượng quan tâm của tiểu thuyết lịch sử là con người lịch sử, con người trong quá khứ, có mối quan hệ chặt chẽ với dân tộc, với cộng đồng. Phản ánh, khám phá, tìm hiểu những con người này, các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử tập trung ca ngợi những nét tắnh cách vĩ đại, phi thường của họ. Đó là lý tưởng dựng nước, giữ nước, coi khinh danh lợi, dám xả thân vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân, có lòng căm thù giặc sâu sắc. Chắnh lòng căm thù là động lực tinh thần giúp họ nâng cao tinh thần nhiệt tình chiến đấu. dưới con mắt của những nhà sử học, họ là những con người phi thường, những vĩ nhân của thời đại. Thế nhưng do đặc trưng của thể loại tiểu thuyết, các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử lại quan tâm thêm đến những mặt đời thường ở những con người được coi là phi thường ấy.
Trong các cuốn tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử Lạng Sơn mà chúng tôi khảo sát, hầu hết đều viết về những nhân vật có thật trong lịch sử, những nhân vật đó có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc ở nơi này. Các nhà văn đã khai thác các nhân vật ở hai khắa cạnh, trong chiến đấu - họ là những con người yêu nước, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc dù cho có phải hi sinh cả tình thân và tắnh mạng, nhưng trong đời sống thường ngày - họ lại mang những nét tắnh cách bình dị, bản chất của người dân tộc thiểu số hiền lành chất phác, cũng có những khát vọng yêu thương và khát khao hạnh phúc chân chắnh.
Thông qua việc tái hiện chân thực hình tượng nhân vật lịch sử, những vùng còn Ộkhuất lấpỢ của lịch sử cũng được gợi ra dưới nhiều góc nhìn phân tắch và đánh giá của người viết và bạn đọc, đồng thời số phận con người cũng như số phận của cả dân tộc qua các biến cố của lịch sử cũng được thể hiện thông qua các nhân vật này. Những ai là người con của quê hương xứ Lạng hẳn không ai là chưa từng được nghe nhắc đến tên các anh hùng: Thân Cảnh Phúc, Đại Huề, Đại Liệu, Hoàng Đình Kinh, đặc biệt là Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri cùng với các đồng chắ Hoàng Văn Hán, Hoàng Văn Kiểu, Hứa Văn NinhẦ vốn là những cái tên đã khá quen thuộc, họ đều là những người con của mảnh đất Lạng Sơn giàu kì tắch lịch sử và là một trong những hạt nhân yêu nước đầu tiên đi theo cách mạng để góp phần làm nên những chiến công hiển hách được lịch sử lưu danh. Cùng với những sự kiện lịch sử có thật của xứ Lạng thì hình tượng những người anh hùng gắn liền với mảnh đất này cũng chắnh là một trong những nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà tiểu thuyết lịch sử trong suốt hành trình sáng tác của mình. Cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của những người anh hùng lịch sử đã khiến cho các nhà văn xúc động tự hào mà viết nên những trang tiểu thuyết lịch sử đầy ý nghĩa.
Trong cuốn tiểu thuyết Phò mã động Giáp, nhà văn Nguyễn Trường Thanh
dành để viết về người anh hùng Thân Cảnh Phúc và dòng họ Thân là Chúa Động Giáp (Lạng Sơn) dưới thời nhà Lý (thế kỉ XI), đã có nhiều công trạng trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, nổi bật là sự nghiệp Ộphá TốngỢ. Trải qua ba đời (cha - con, ông - cháu) được vua Lý gả công chúa, cho làm phò mãẦCả ba thế hệ cha con, ông cháu Thân Thừa Quý, Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh Phúc đã nhiều lần đưa quân chinh chiến trên đất Tống. Tác phẩm được xem là một sản phẩm văn hóa, trắ tuệ đầy ý nghĩa chào mừng đất nước nhân kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.
Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Kỳ tắch Chi Lăng, hầu hết những người anh
hùng trên quê hương xứ Lạng dưới các triều đại phong kiến đều được nhà văn Nguyễn Trường Thanh lấy làm nguyên mẫu để làm nên thành công của tác phẩm. Đó là hình ảnh hai anh em anh hùng Đại Huề, Đại Liệu - những người đã cùng nghĩa
binh dân tộc thiểu số anh dũng chiến đấu chống quân Minh thế kỉ XV. Khắ thế cách mạng của người anh hùng dân tộc sáng bừng qua những câu văn miêu tả họ trong
những chiến công chống giặc ngoại xâm: ỘSúng lệnh nổ. Đại Liệu dẫn đầu cánh
quân kỵ của ông lao vào đoàn quân đen đặc của giặc. Những lưỡi kiếm đỏ máu vung lên bổ xuống liên hồi. Giữa lúc đoàn kỵ mã của ông đang thừa thắng xốc tới, quân reo như sấm động cả một vùngẦ Đại Liệu hét lên, phi ngựa tới đuổi sát Liễu Thăng. Ông cúi gập người, lia mũi kiếm chặt chân sau con ngựa vằn. Con tuấn mã đang phi mạnh bỗng bị mất vó, ngã lăn. Nhưng cũng nhanh như cắt, Liễu Thăng đứng phắt, vung kiếm lên bổ vào đầu một nghĩa sĩ của ta. Nhanh như gió, Liệu vung kiếm lên bổ trúng đầu con hổ. Không ngờ lưỡi kiếm của ông lại chệch ra ngoài v́ đúng lúc đó, một viên tướng hầu cận Liễu Thăng đã đâm trúng sườn ông, Đại Liệu né người vung lưỡi kiếm ngược lại phắa sau, hạ thủ viên tiểu tướng giặcẦỢ
[39.100]. Không chỉ tái hiện hình ảnh lẫm liệt oai phong trong chiến đấu mà Nguyễn Trường Thanh còn miêu tả họ trong cuộc sống hàng ngày với những nét phẩm chất
cao quý xong cũng rất bình dị, đời thường. Viết về Đại Liệu, tiểu thuyết Kỳ tắch Chi
Lăng có đoạn: ỘĐại Liệu, ngay từ thuở thiếu thời vốn ắt nói nhưng giàu lòng thương bạn. Có cái gì ăn dù ắt dù nhiều không bao giờ Liệu không chia cho các bạn cùng tuổi.Ợ [39.97]. Còn Đại Huề, ỘMười hai tuổi, Huề đã đứng trước các bạn, đóng giả Trần Hưng Đạo giảng Binh thư yếu lược, thuộc làu làu. Đánh trận giả thì bạn nào cũng muốn ở phe Huề bởi bao giờ Huề cầm quân cũng thắngẦỢ [39.93].
Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, những người anh hùng dân tộc càng bộc lộ rõ lòng yêu nước sâu sắc, những tâm tư, tình cảm của họ cũng được nhà văn Nguyễn Trường Thanh chú ý và phản ánh trung thực, sinh động, đó là người hình
ảnh người anh hùng Đại Huề trước tin giặc Minh tấn công nước ta: ỘThế là dã tâm
xâm lược của kẻ thù đã phơi trần. Trước giờ phút nghiêm trọng ấy giọng nói như sấm của người thủ lĩnh dân binh trẻ tuổi vang lên: Hỡi anh em trai tráng bản làng, không cho giặc xấu đến đây, phải đuổi chúng nó đi, giết chúng nó điẦ cả hàng quân ào ào như sấm dậy, không gì át nổi. Những tiếng thét vang rền không dứtỢ
Phúc: ỘGà đã gáy canh tư rồi mà Thân Cảnh Phúc vẫn chưa hề chợp mắt được một khắcẦTư tưởng chiến lược của Lý tướng quân ngấm vào từng đường gân thớ thịt của Cảnh Phúc, tỏa sáng trong đầu óc tâm can ôngẦThân Cảnh Phúc vẫn ngồi đó như hóa đá, tai ông như ù lên bởi những tiếng ầm ào, chỉ có óc ông đang sáng dần lên bởi những tiếng nói sang sảng mang âm hưởng như chuông bạc của Lý tướng quânỢ[39.19].
Hay người anh hùng Hoàng Đình Kinh cũng được nhà văn Nguyễn Trường
Thanh miêu tả trong Kỳ tắch Chi Lăng với những chi tiết rất cụ thể về nguồn gốc
xuất thân, cùng với truyền thống gia đình và những bài học về những trang lịch sử
vẻ vang của quê hương đã Ộnhư cơm thơm, như nước ngọt, như hoa rừng, sắc núiẦ
thấm dần vào máu Kinh lòng yêu quê hương đất nướcỢ[39.157], hun đúc trong lòng ông ý chắ chiến đấu, quyết tâm dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc thù.
Nhà văn Nguyễn Quang Huynh cũng dành những trang của cuốn tiểu thuyết
lịch sử Mũi tên thần để ca ngợi về người anh hùng Hoàng Đình Kinh và nghĩa quân
của ông, với cuộc khởi nghĩa Cai Kinh đã in đậm dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Dải núi đá vôi trùng điệp kéo dài qua các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn và sang đến Thái Nguyên gọi núi Cai Kinh, đó chắnh là tên của Hoàng Đình Kinh, người thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống Pháp của các dân tộc vùng Lạng Sơn - Bắc Giang. Cả cuốn tiểu thuyết dày 159 trang là những mẩu chuyện nhỏ những giai thoại kể về người anh hùng Hoàng Đình Kinh. Sự tắch vành tai cụt, hay những câu chuyện thu phục hổ vằn, thú dữ của Hoàng Đình Kinh được nhà văn kể lại đan xen với đó là câu chuyện khắ phách hiên ngang và cả những chuyện về những chiêu thức tuyển mộ người tài, những lần lãnh đạo nghĩa binh cầm quân khiến giặc thất điên bát đảo, nhằm dựng nên bức chân dung về anh một cách chân thực và sống động. Có thể
nói, cuốn tiểu thuyết lịch sử Mũi tên thần tuy dung lượng không lớn nhưng đã khắc
họa được một cách sinh động và toàn diện về hình ảnh một người anh hùng dân tộc, một con người đầy tài trắ đã từng làm thủ lĩnh trong rất nhiều cuộc chiến. Cuộc khởi nghĩa lớn của Hoàng Đình Kinh với mục tiêu bảo vệ nền độc lập dân tộc tuy thất bại nhưng những hoạt động của nghĩa quân đã khiến cho quân giặc phải hứng chịu nhiều tổn thất. Nhân dân kắnh phục người thủ lĩnh tài giỏi nên đã đặt tên cho dãy núi đá
trùng điệp nơi căn cứ đánh giặc của ông là núi Cai Kinh và xã Thuốc Sơn quê hương ông cũng được mang tên là xã Cai Kinh. Tên tuổi và sự nghiệp của thủ lĩnh Hoàng Đình Kinh còn sống mãi với quê hương, đất nước.
Góp phần quan trọng vào việc tái hiện hoàn chỉnh và chân thực chân dung những người anh hùng lịch sử không thể thiếu những trang văn miêu tả những hành động của họ trong chiến đấu, khi là một con người bình thường họ gần gũi bình dị với những nét tắnh cách phẩm chất mộc mạc, vậy mà khi bước vào cuộc chiến, đối mặt với kẻ thù xâm lược họ bỗng trở thành những người anh hùng thực thụ, với một bản lĩnh phi thường, chiến đấu một cách quyết liệt, kiên định ý chắ giữ gìn và bảo vệ quê hương.
Tiểu thuyết lịch sử lấy nhân vật lịch sử làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Đó là nhân vật được xây dựng trên cơ sở nguyên mẫu lịch sử, nguyên mẫu thường là nhân vật có thật mà tác giả lấy làm hình mẫu ban đầu để xây dựng nhân vật văn học của mình. Có nhà văn xây dựng nhân vật bằng cách trung thành với nguyên mẫu lịch sử. Dấu ấn lịch sử được đánh giá qua việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, tôn trọng sự chắnh xác nguyên mẫu đến đâu. Nguyên mẫu lịch sử là con người có tên tuổi thật ngoài đời, là người có bản lĩnh, trắ tuệ, khát vọng và chiến công to lớn được lưu danh trong chắnh sử. Các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn cũng lấy hình tượng những người anh hùng có thật trong lịch sử để làm nguyên mẫu để xây dựng nên những cuốn
tiểu thuyết như Hoa trong bão, Tướng không phong hàm, Hoa bất tử hay Ngôi nhà
của chaẦ
Trước hết đó là chân dung một trong những người anh hùng của mảnh đất xứ Lạng - Hoàng Văn Thụ, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng sôi nổi của đồng chắ từ khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930 đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được nhà văn Nguyễn Trường Thanh lấy làm nguyên mẫu để xây
dựng nên cuốn tiểu thuyết Hoa bất tử. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có
truyền thống văn hóa, hơn nữa, hai dòng họ Hoàng và họ Hà đều nằm trong ỘThất tộc thổ tyỢ (Bẩy họ tộc đời nối đời, làm quan trấn ải giữ gìn biên cương phắa Bắc Tổ quốc tại vùng đất Lạng Sơn). Sống trong cảnh đất nước bị giặc xâm lăng, nhân dân lầm than nô lệ, nên Hoàng Văn Thụ đã sớm bộc lộ rõ tinh thần yêu nước, lòng
căm thù giặc sâu sắc. Bằng chứng ở việc trong giờ học, khi được gọi đọc bài ỘNước mẹ Đại PhápỢ Thụ cố tình đọc lắ nha lắ nhắ không tròn vành rõ chữ câu nào. Chắnh những hành động của anh đã khiến cho thực dân Pháp coi anh như là một mầm mống chống đối quốc mẫu và tìm mọi cách để tiêu trừ. Ý chắ và nghị lực đó khiến
bọn địch phải thốt lên: ỘThật là một người gang thép! Thật là một người gang thépỢ
[45.427].
Chân dung anh Hoàng Văn Thụ trong tác phẩm trở nên toàn vẹn hơn khi tác giả Nguyễn Trường Thanh không chỉ nhắc đến anh như là một người có tấm lòng yêu nước sâu sắc mà còn miêu tả anh ở những nét tắnh cách rất đời thường, thuở nhỏ Thụ cũng cùng với các bạn Kể, Tự, MỹẦ rủ nhau cưỡi ngựa, lùa trâu bò và thũng lũng Pá Làng - thiên đường của tuổi thơ với những thức quà tự nhiên của núi rừng, khi lớn lên anh cũng có khát vọng yêu đương hạnh phúc nhưng anh đã gạt những khát khao riêng tư đó sang một bên vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động cách mạng, anh đã nén lòng mình và chỉ dám nghĩ tới hạnh phúc cá nhân khi thật
sự có điều kiện hoặc nán đợi cách mạng thành công, bởi theo anh Ộlà người cách
mạng phải biết cách chiến thắng mọi cám dỗ, chiến thắng chắnh mình khi những cám dỗ đó làm bất lợi, làm phương hại tới lý tưởng, mục tiêu cao đẹp của cách mạng.ỢẦỢ[45.165]. Đối với anh, người chiến sĩ cách mạng luôn có một tình yêu lớn hơn cả, đó không chỉ là yêu mình, yêu người, yêu dân tộc, yêu đất nước, còn có cả tình yêu thiên nhiên cỏ, cây, hoa, lá, chim muông, vạn vật, mà trong tình yêu lớn ấy tình cảm đôi lứa là một trong những điểm sáng xuyên suốt mà thôi.
Nhà văn Nguyễn Trường Thanh qua tiểu thuyết Hoa bất tử đã tái hiện rất
thành công chân dung người anh hùng Hoàng Văn Thụ với nhiều chi tiết xoay quanh cuộc đời hoạt động cách mạng của anh không được ghi trong chắnh sử. Tinh thần, ý chắ, hành động và lắ tưởng sống của anh Hoàng Văn Thụ mãi là tấm gương sáng, là đóa Ộhoa bất tửỢ của dân tộc Việt Nam và của mảnh đất Xứ Lạng anh hùng.
Trong cuốn tiểu thuyết Hoa bất tử, Nguyễn Trường Thanh còn viết về nhân
vật lịch sử Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân - vị Chủ tịch đầu tiên của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam), người vợ đắnh ước của đồng chắ Hoàng Văn Thụ. Xuất thân trong
một gia đình giàu có ở Hải Phòng, đặc biệt được sống trong một gia đình yêu nước, từng là cơ sở cách mạng từ những năm 1930, lại thêm việc ngay từ nhỏ chị đã phải chứng kiến cảnh của một dân tộc bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong nô lệ lầm than, tất cả những điều đó đã nhen nhóm trong chị ngọn lửa yêu nước nồng nàn nên khi được vận động giác ngộ theo Đảng làm cách mạng chị không ngần ngại mà
hăng hái tham gia: ỘTrong niềm xúc động thiêng liêng khi Vân giơ cao cánh tay
trước Đảng Kỳ, từ trong sâu thẳm của lòng mình Vân hiểu rõ từ giờ phút này mình sẽ hiến trọn đời vì lắ tưởng cao đẹp của Đảng, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù vì sự nghiệp cao cả giải phóng dân tộcỢ [45.27].