8. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Những suy tư về số phận con người
Tiểu thuyết lịch sử những giai đoạn trước thường chú ý đến cảm hứng lịch sử và dân tộc, người đọc quen với những trang viết mang đậm dấu ấn sử thi, hình tượng con người trong tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này cũng được xây dựng là những con người hướng tới cộng đồng, con người tập thể, chắnh trị và dân tộc, nhà văn thông qua lịch sử để khám phá con người. Ở giai đoạn sau này, đặc biệt là sau năm 1986, nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử được nhìn nhận một cách đa diện, đa chiều hơn, những khắa cạnh và những mối quan hệ đời tư, thế sự được chú ý khai thác khiến cho nhân vật lịch sử trở nên sống động, gần gũi hơn bao giờ hết. Các nhà văn bày tỏ những suy tư, trăn trở về số phận con người trong những cuộc biến thiên lịch sử, làm nhiệm vụ giải thiêng, phân tắch, mổ xẻ nhân vật ở khắa cạnh đời tư, thế sự, nhân văn đó là khát vọng giải phóng, tự do, hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa, bi kịch cá nhân, số phận con người.
Nằm trong dòng chảy chung của nền văn học dân tộc, tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử cũng là những tác phẩm phản ánh số phận con người dưới tác động của chiến tranh. Không ắt những trang văn miêu tả lại cảnh nô lệ khốn cùng
nhân dân ta dưới sự áp bức bóc lột dã man, tàn bạo của quân giặc. ỘChắnh quyền
Pháp ở thuộc địa ra sức vơ vét sức người sức của phục vụ mẫu quốc tiến hành chiến tranhẦ sưu thuế tăng vọt, các khoản lạc quyên, quốc trái, trưng thu, trưng mua nông lâm sản xẩy ra như cơm bữa. Mọi hoạt động tự do, dân chủ bị cấm ngặt, các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng đều bị giải tán, không khắ ngột ngạt trong khủng bố lan tràn khắp chốn, khắp nơi.Ợ [42.90]. Đã vậy bọn mật thám tay sai lại ra sức tiếp tay cho Pháp, khiến cho đồng bào đồng chắ ta rơi vào cảnh khốn đốn, mất nguồn
tiếp tế, mất liên lạc với quần chúng và bước vào thời kì thử thách khốc liệt nhất:
Ộkhông có lương thực các chiến sĩ đã phải ăn rau rừng, củ gừng, bắ ngô thay cơmẦtrời rét thấu xương, trên thân mình chỉ có một bộ quần áo chàm mỏng, rách nát, đầu không mũ, cổ không khăn, chân không giàyẦỢ [41.196,197]. Đứng trước cảnh dân tộc lâm nguy, những con người với tấm lòng yêu nước thiết tha đã quyết tâm hi sinh hạnh phúc cá nhân để tham gia chiến đấu với khát vọng giành lại độc lập, tự do cho quê hương, giải phóng nhân dân khỏi ách nô lệ lầm than.
Hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam luôn đi vào văn học một cách rất tự nhiên bằng những nét vẽ dung dị, mộc mạc mà không kém phần đằm thắm, hiền hòa. Cũng bằng những nét vẽ ấy, các nhà tiểu thuyết Lạng Sơn đã phản ánh cuộc đời và số phận của những người phụ nữ miền núi trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn sau 1975 dưới tác động của chiến tranh. Đúng như lời anh Thụ đã phải thốt lên trong
niềm xúc động trước nghĩa cử của chị Bay -người vợ đắnh ước nơi quê nhà: ỘPhụ
nữ dân tộc mình tốt quá, giàu đức hi sinh, hiền thục và nhân hậu vô cùngỢ [45.215]. Trong thời chiến, họ sẵn sàng thoát ly cuộc sống gia đình bình thường tham gia cách mạng. Đó là Vân, một thiếu nữ thông minh, xinh đẹp, hiểu biết rộng, trưởng
thành trước tuổi và hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, Ộchắnh báo chắ cách mạng đã
khai sáng trong Vân bao điều mới lạ, giúp cho Vân hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, phương thức áp bức, bóc lột tàn khốc ở thuộc địa, đánh thức nỗi nhục của người dân mất nước với khát vọng giải phóng dân tộc mìnhỢ [45.24] ý thức được
điều đó chị quyết Ộnoi gương Bà Trưng Bà Triệu, tham gia cách mạng, vận động
quần chúng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược rửa cái nhục mất nước gần một trăm năm nayỢ[45.25]; là Hiên - một cô gái trẻ xuất thân trong gia đình nhà Nho yêu nước, với ý thức của một Đảng viên, chị sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Đảng giao phó. Họ còn là những người vợ sẵn sàng góp sức diệt giặc không kém những đấng nam nhi, họ trở thành hậu phương vững chắc cho người
chồng yên tâm nơi tiền tuyến như nhân vật Thơ trong tiểu thuyết Khau Slin hùng vĩ.
Là Mai - con gái yêu của một sĩ phu yêu nước, chồng cô đã hi sinh vì cách mạng. Cô thông minh, giàu bản lĩnh, trẻ đẹp đã từng trải qua những thử thách khốc liệt, vẻ
đẹp của Mai lọt vào mắt xanh của tên thổ hào Lình Kắn Pjao, hắn đem lòng say mê đeo đuổi và ép Mai làm vợ. Cộng với tình hình thực tế cần giữ được cơ sở cách mạng và huấn luyện, được tổ chức thuyết phục, chị đã hi sinh cá nhân vì lợi ắch chung chấp thuận ở lại và lấy Lình Kắn Pjao làm chồng.
Họ còn là những người mẹ dân tộc như mẹ Vay sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, nuôi giấu cán bộ không quản hiểm nguy, gian khó. Thậm chắ họ còn phải nuốt những giọt nước mắt trước nỗi đau mất chồng con và không giấu được nỗi lo sợ mất con
khi đồng ý họ tham gia chiến đấu. Hay như lời tên Pơ lúc đánh giá thì Ộcác bà mẹ
người dân tộc luôn sẵn sàng chết thay con.Ợ [7.153].
Chiến tranh không khuất phục được những cô gái mười tám, đôi mươi. Chiến tranh cũng phải cúi đầu trước những bà mẹ Việt Nam anh hùng mái tóc pha sương. Suốt dọc chiều dài lịch sử không đâu là không thấy bóng dáng những người phụ nữ Việt Nam, đi dọc chiều dài lịch sử văn chương cũng không thiếu hình bóng những người phụ nữ trung hậu, bất khuất. Họ là những con người đã hi sinh thầm lặng, cống hiến cả tuổi thanh xuân tươi trẻ, người thân và cuộc đời cho đất nước. Nhưng suy cho cùng họ vẫn là những người phụ nữ có bản chất yếu mềm với nhiều tâm tư và khát vọng về tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương nghệ thuật, dù là trong thời chiến hay thời bình thì tình yêu nam nữ, khát vọng hạnh phúc lứa đôi luôn được nhắc đến với nhiều sắc thái, cung bậc cảm xúc khác nhau. Có tình yêu đi đến bến bờ hạnh phúc, cũng có những mối tình trải qua nhiều thăng trầm, để lại những dang dở, xót xaẦ Tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử cũng viết về những câu chuyện tình yêu như thế. Trước nhất, không thể không nhắc tới câu chuyện tình yêu của Hoàng Văn Thụ với Phạm Thị Vân - cô thiếu nữ xinh đẹp của thành phố
cảng Hải Pḥng. Trong cuốn tiểu thuyết Hoa bất tử, nhà văn Nguyễn Trường Thanh
không kể quá nhiều song những với những đoạn văn cô đọng, hàm xúc đã tái hiện lại một tình yêu cao đẹp đi vào huyền thoại của hai người chiến sĩ cộng sản giữa
thời chiến. Đây là những dòng nói lên tâm tư thầm kắn của Vân đối với Thụ: ỘKhông
hiểu tại sao, gần đây mình hay nghĩ đến anh Thụ đến thế, cứ mỗi lần như thế lại thấy lòng mình bối rối, trái tim đập mạnh, cứ bổi hồi, bồi hồi thế nào ấy, lạ thậtẦ
anh hay thức thâu đêm, nghiên cứu, viết lách, nào báo chắ, sơ kết, tổng kết, thảo nghị quyếtẦ mình đi công tác chỉ lo anh ở nhà ăn uống thất thường, anh em chăm lo thiếu chu đáo mà lăn ra ốm thìẦ[45.296]. Tình yêu ấy dù có gặp phải rào cản là những khó khăn do chiến tranh mang lại, họ không có nhiều thời gian riêng tư dành cho nhau nhưng tình cảm mà họ dành cho nhau luôn nồng nàn, cháy bỏng khiến
cho: ỘVân thấy lòng mình bối rối, trái tim đập rộn lên như trống hội làng, muốn ôm
chặt lấy anh mà không dám Ộtình trong như đã mặt ngoài còn eỢ là thế này chăng? Bỗng anh kéo Vân vào lòng, ôm rất chặt và đặt lên môi Vân một nụ hôn nồng nàn, bỏng cháyẦỢ[45.298]. Tình yêu đẹp của họ cứ ngày một lớn dần và càng trở nên cao cả hơn bởi trong hoàn cảnh chiến tranh họ chỉ có thể trao gởi tình cảm yêu
thương cho nhau qua ánh mắt: ỘNơi chị cũng đang đau đáu đón đợi ánh mắt ngời
ngời của anh, đôi mắt huyền của chị cũng đang gửi sang anh tình yêu thương vô ngần. Những ánh mắt trao gửi cho nhau tất cả lòng tin yêuẦỞ hoàn cảnh này tình yêu không thể nói bằng lời.Ợ[45.419], nỗi xót thương cũng đành chôn chặt trong
lòng: ỘCứ mỗi lần anh bị chúng đưa lên phòng tra khảo là chị lại mường tượng ra
những ngón đòn hiểm ác của kẻ thù như đang quất vào da, thịt, tim, gan chị, nhói tim đau thắt lại, ruột như đứt rời từng khúc.Ợ[45.420]. Hoàng Văn Thụ - Hoàng Ngân (Phạm Thị Vân) là những con người yêu nước cũng như bao người con khác của dân tộc Việt Nam khi đứng trước cảnh quê hương mình rơi vào nô lệ, lầm than. Tình yêu của họ đã phải trải qua muôn vàn khó khăn, đến cả lễ đắnh hôn anh Thụ và chị Vân cũng chỉ về nhà qua cho có mặt rồi mỗi người lại phải đi một ngả vì công việc cách mạng đương cần họ. Tin sét đánh đến với chị vào một buổi sáng tháng năm năm 1944 khi anh Thụ bị đưa ra xử bắn ở pháp trường Tương Mai. Phạm Thị Vân ngất xỉu. Còn nỗi đau nào lớn hơn thế. Người đồng chắ, người bạn đời của chị đã vĩnh viễn ra đi dưới họng súng hèn nhát của kẻ thù. Số phận của họ có phần bi thương, nghiệt ngã bởi tác động của chiến tranh song họ đã để lại cho đời biểu tượng về một tinh thần yêu nước sắt son, hi sinh hạnh phúc cá nhân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, để lại bài ca về một tình yêu tuyệt đẹp trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho nhân dân.
Nỗi khát khao yêu đương hạnh phúc cũng được nhà văn Vũ Ngọc Chương nhắc đến trong tiểu thuyết của mình. Đó là khát vọng mãnh liệt về một mái ấm gia
đình, có một người chồng để gởi gắm và nương tựa của Thơ. Khi cô biết Mầng là một người thật thà, tốt bụng, không sợ Mầng lừa mình, thấu hiểu tình cảm mà Mầng
dành cho là chân thật, cô đã nghĩ: ỘDù có phải khổ sở, thậm chắ đứt gánh giữa đường
thì cũng còn hơn là không có chồngỢ. Những trang văn của ông còn như ngợi ca tấm lòng của những con người miền núi đối với nhau trước những khó khăn và định kiến
xã hội: ỘMầng say đắm Thơ, biết nhà Thơ mang tiếng có ma gà, mọi người sợ nhưng
Mầng không sợ. Mầng đã quyết chắ cứu Thơ ra khỏi sự đau khổ, nhục nhã, luôn bị mọi người xa lánh ghét bỏ. Mầng nghĩ chỉ có cách lấy Thơ làm vợ, thì sẽ không ai dám coi khinh Thơ nữa.Ợ [7.54].
Đọc các tiểu thuyết Lạng Sơn sau 1975 về đề tài lịch sử, chúng tôi nhận thấy một điểm khá nổi trội rằng người cầm bút thường viết về những người phụ nữ miền núi với những phẩm chất cao đẹp, không chỉ vậy mà trong một số tác phẩm các nhà văn còn phản ánh những bi kịch của cuộc đời người phụ nữ dưới tác động của chiến tranh và những hủ tục lạc hậu của đồng bào miền núi, họ cũng có điều kiện quan sát, soi vào đời tư của từng số phận để thấy những được vẻ đẹp trong tâm hồn và khát vọng của người phụ nữ.
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao họ luôn tin vào chuyện có ma gà. Chắnh cái niềm tin bất diệt vào con ma gà của người dân tộc muôn đời nay đã gây ra biết bao điều khủng khiếp. Khiến cho Mảy, một cô sơn nữ trong trẻo
đang sống bình thường vui vẻ xuống ruộng, lên nương, vào lũng, lên rừng làm lụng thì không biết từ miệng người nào truyền tới như một luồng gió độc Ộcon Mảy có ma gàỢ tin sét đánh đổ xuống đầu cứ như trời sụp. Cả nhà đang yên vui bỗng như có đám tangỢ.[45.300]. Tin Mảy có ma gà làm cho cha cô bỏ cày ngồi lầm lì uống say từ tối đến sáng, không ăn, không ngủ, không nói nổi lời nào. Mẹ thì bỏ cơm ra nương, ngồi xõa tóc khóc không thành tiếngẦKhi ra ruộng, lúc lên nương, khi vào lũng, lúc lên rừng, trông thấy từ xa, ai cũng lánh mặt sợ hơn gặp Ộcon hủiỢ, cuộc đời cô như rơi vào hố sâu bi kịch, đau khổ, uất nghẹn đến mức phải thốt lên đầy ai
Nhân vật Thơ trong Khau Slin hùng vĩ luôn phải sống trong Ộsự đau khổ, nhục nhã, luôn bị mọi người xa lánh ghét bỏỢ [7.54] chỉ vì cô và nhà cô bị mang
tiếng có ma gà. Sở dĩ Thơ bị cho là vậy bởi ỘThơ là một cô gái rất đẹp, một vẻ đẹp
rất kì lạ, khác hẳn mọi cô gái đẹp trong cả tổng Hội Hoan này. Nhiều người không hiểu nên họ rất tin vào câu nói đã lưu truyền trong dân gian từ lâu: ỘSlao đay slao, slao phi cáy. Báo đay báo, báo nựa ma. Nghĩa là: con gái đẹp, con gái có ma gà. Con trai đẹp, con trai ăn thịt chóỢ [7.55]. Từ khi Thơ còn bé đã phải chịu nỗi tủi nhục bị mọi người xa lánh, khinh miệt chỉ vì nhà Thơ bị tiếng có ma gà mà đến chắnh cô cũng không biết là nó như thế nào. Khi lớn lên cô chỉ có ước vọng đến cháy bỏng là thoát khỏi cảnh sống tủi nhục ấy, có được cuộc sống bình thường như bao người. Nhưng ước vọng ấy hầu như xa vời, không có tắ hi vọng nào. Chắnh vì
mặc cảm bản thân Ộmình là đứa bỏ đi, ai dám yêu thươngỢ [7.24] nên Thơ luôn
mang trong mình sự hoài nghi, không tin ai cả nên đã không dám chấp nhận tình yêu thương của Mầng - người duy nhất hiểu, thương và cảm thông cho số phận của Thơ. Ngay cả khi bị Mầng chinh phục và cưới về làm vợ, trong lòng Thơ dường như vẫn phấp phỏng nỗi lo sợ đầy mặc cảm, cô rất dễ bị tổn thương mỗi khi Mầng vô tình chạm tới nỗi đau khổ của mình.
Định kiến bất công của người đời còn vận vào đời Mảy, cô gái dân tộc cũng
vướng phải lời đồn ác độc là cô có ma gà ỘChẳng rõ nguồn cơn từ đâu mà tin đồn
loang ra là Ộcô Mảy có ma gàỢ mọi người đều xa lánh, tránh xa, chẳng có chàng trai nào dám ướm hỏiỢ. Mãi sau phó lý P cho bà mai đến hỏi về làm lẽ, cũng không nên, không đám cưới. Cuộc đời cô độc bị dồn nén đến góc hang, tủi cực, chiều chiều cứ ra gốc cây đại thụ năm xưa gặp anh Thụ ngồi khóc ròng, rồi không chịu nổi, một hôm quẫn chắ, mặc quần áo mới, lặng lẽ ra gốc cây năm xưa quyết quyên sinh đến nỗi Ộcả gia đình phải rời bỏ quê hươngỢ.
Câu chuyện mê tắn dị đoan khiến cho bao cô gái trẻ đẹp rơi vào bi kịch dấy lên niềm thương cảm trong lòng người chiến sĩ cách mạng Hoàng Văn Thụ, Phạm Thị Vân cũng là nỗi băn khoăn trăn trở của nhà văn về việc làm sao xóa bỏ được
vấn nạn này. Thông qua đó, nhà văn muốn lên tiếng phê phán những mặt hạn chế,
người ỘMột trong những mục tiêu cao cả của cách mạng là thực hiện Ộnam nữ bình quyềnỢ. Chị em phụ nữ tham gia đấu tranh cách mạng là tự giải phóng chắnh mình.Ợ[45.306].
Chiến tranh cùng những chắnh sách Ộngu dânỢ đã như chất xúc tác để thể hiện số phận con người, là môi trường để con người thể hiện những giá trị đạo đức, cũng là nơi thể hiện cách đối xử giữa con người với con người với nhau trong cuộc đời