8. Cấu trúc luận văn
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử
Nhân vật là hình thức phản ánh hiện thực cơ bản nhất của văn học. Trong các
sách lý luận và từ điển văn học đã có rất nhiều cách định nghĩa nhân vật. Theo Lý
luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên: ỘNhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là phương tiện khái quát tắnh cách, số phận con người và các quan niệm về chúngỢ [35.62,64]
Như vậy, con người trong tác phẩm văn học chắnh là nhân vật văn học và là những đứa con tinh thần để nhà văn thể hiện lý tưởng và quan điểm thẩm mỹ về cuộc đời và con người. Một tác phẩm văn học đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết lịch sử thì không thể thiếu nhân vật bởi nó là phần quan trọng quyết định phần lớn tới việc xây dựng cốt truyện, lựa chọn chi tiết, phương tiện ngôn ngữ, kết cấu tác phẩm và quan điểm về con người của nhà văn ở thời điểm lịch sử ấy.
Tiểu thuyết lịch sử phải giải quyết nhiệm vụ Ộnhảy qua hai vòng lửaỢ, đó là vòng lửa lịch sử và vòng lửa tiểu thuyết. Cùng bám vào các sự kiện, nhân vật lịch sử để làm nhiệm vụ miêu tả về lịch sử, trong khi sử gia ghi chép và giới thiệu nhân vật như danh nhân, anh hùng; các biến cố, sự kiện, bài học lịch sử, tương quan lực lượng, giai cấpẦ thì tiểu thuyết gia lại miêu tả nhân vật lịch sử không chỉ qua các vị vua chúa, tướng lĩnh, anh hùng mà còn qua cuộc sống bình thường hàng ngày của họ qua những niềm vui, nỗi buồn, những suy tư trăn trở hay hành động tắnh cách thậm chắ chỉ cần một chút điểm tựa vào lịch sử mà các tiểu thuyết gia có thể tưởng tượng, hư cấu, sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng. Hơn thế nữa, nhà tiểu
thuyết còn chỉ ra nguyên nhân sâu xa trong tâm hồn con người, những phần khuất
lấp mà các nhà sử học đã bỏ qua. Nói như nhà mỹ học G, Lukacs ỘCác nhân vật
của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử, vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho sự sống, còn các nhân vật lịch sử thì đã sốngỢ
[11.450].
Như vậy, nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử có hai dạng là nhân vật lịch sử có thật và nhân vật hư cấu. Các nhà văn đã sử dụng tưởng tượng, hư cấu để cho nhân vật một tâm hồn, tắnh cách, số phận song nhân vật ấy phải mang màu sắc thời đại mà nhà văn mô tả. Nhân vật lịch sử là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tiểu thuyết lịch sử. Việc nhà văn để cho nhân vật hiện lên như thế nào trong tác phẩm là do nghệ thuật thể hiện nhân vật. Để xây dựng được thế giới nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử các tiểu thuyết gia đều có những thủ pháp xây dựng riêng biệt mang đậm cá tắnh sáng tạo của mình. Nhân vật trong tiểu thuyết nói chung cũng như trong tiểu thuyết lịch sử đều được thể hiện qua một số thủ pháp như mô tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ hoặc được giới thiệu qua ngôn ngữ người kể chuyện, hay sự cảm nhận của các nhân vật khác trong tác phẩm.
Tập trung khai thác mảng đề tài đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ biên cương Tổ quốc nên hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn khá đa dạng. Trong khuôn khổ luận văn, người viết chủ yếu tập trung khai thác cách mà các nhà tiểu thuyết lịch sử Lạng Sơn xây dựng hệ thống nhân vật chắnh diện, đó là những người anh hùng lịch sử mang đầy đủ những nét tắnh cách, phẩm chất tiêu biểu, tốt đẹp.