0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT​ (Trang 32 -32 )

5. Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp:

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, kinh tế Việt Nam đang chuyển từ cơ chế thị trường tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ. Cùng với xu hướng đó, ngành dịch vụ giao nhận vận tải cũng được chú trọng và ngày càng nâng cao tầm quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, cộng với việc các doanh nghiệp có nhu cầu về xuất nhập khẩu nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc hoàn thành thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Và để đáp ứng nhu cầu thị trường đó, vào ngày 17 tháng 10 năm 2005 Công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt được thành lập theo quy định số 4102033969/2006/QĐ-BTC của UBND TP.HCM. Với tên giao dịch DAI QUOC VIET CO., LTD - là công ty kinh doanh loại hình dịch vụ giao nhận và vận tải.

 Số đăng kí kinh doanh 4102033969

 Đăng ký lần đầu ngày 17/10/2005/ Đăng ký lần thứ 2 ngày 18/10/2006

 Cục thuế Tp. HCM đã đăng ký thuế ngày 20/10/2006

 Mã số thuế: 0304042844

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT

 Tên giao dịch: DAI QUOC VIET CO.,LTD.

 Trụ sở chính: 607-609 Nguyễn Kiệm – Q.Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh

 Email: daiquocviet.scanwell@gmail.com

 Tel: (84) 866221880/ Fax: (84) 867222516

 Vốn điều lệ: 1,000,000,000 VNĐ

2.1.1.1. Loại hình doanh nghiệp và quy mô

 Loại hình tổ chức : Công Ty TNHH Tư Nhân.

 Loại hình cơ sở: Doanh nghiệp đơn (Là Doanh nghiệp độc lập chỉ hoạt động tại một địa điểm duy nhất không có đơn vị phụ thuộc).

2.1.1.2. Tư cách pháp nhân

Công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, tại các ngân hàng trong và ngoài nước. Có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, tự chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ. Đối với kết quả kinh doanh được hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của luật công ty.

2.1.1.3. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của công ty động của công ty

2.1.1.3.1. Mục tiêu:

Công ty được thành lập để sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển kinh doanh về dịch vụ giao nhận, kho vận và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty.

2.1.1.3.2. Chức năng:

 Dịch vụ khai thuê hải quan

 Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

 Thực hiện chức năng đại lý hãng tàu và hãng hàng không.

 Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng xe tải và container.

 Nhận ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu.

2.1.1.3.3. Nhiệm vụ:

 Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường duy trì đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo ra nền tảng phát triển vững chắc và lâu dài cho công ty.

 Đẩy mạnh chiến lược marketing để tìm kiếm khách hàng, tăng cường hợp tác với công ty trong nước và ngoài nước để khai thác dịch vụ.

 Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin và uy tín cho khách hàng.

 Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của Nhà nước.

2.1.1.3.4. Quyền hạn:

 Được chủ động giao dịch, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa và hợp đồng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 Được tham gia hội chợ triển lãm, tìm hiểu nhu cầu thị trường, quảng bá hàng hóa, các hoạt động dịch vụ trong và ngoài nước.

 Được quyền tố tụng trước cơ quan tố tụng, cơ quan pháp luật đối với tổ chức, các cá nhân vi phạm các hợp đồng kinh tế, vi phạm lợi ích của công ty.

 Được vay vốn tại các ngân hàng trong và ngoài nước, huy động các nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh theo chế độ pháp luật hiện hành.

2.1.1.3.5. Phạm vi hoạt động:

 Vận tải nội địa: vận tải nội địa, đại lý vận tải quốc tế bằng đường biển và hàng không…

 Dịch vụ giao nhận: giao nhận hàng hoá nội địa, dịch vụ thủ tục hàng hoá XNK, hàng chuyển cửa khẩu…

 Các dịch vụ do đại lý cung cấp bao gồm: liên lạc với hãng tàu, thông báo cho khách hàng…

Thương mại dịch vụ vận tải, Kinh doanh vận tải bằng ô tô, đường thủy. Dịch vụ khai thuê hải quan. Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty

2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty TNHH hàng hải Đại Quốc Việt (Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt)

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 2.1.2.2.1. Giám đốc 2.1.2.2.1. Giám đốc

 Là người giữ chức vụ cao nhất trong công ty, nhân danh công ty để điều hành và quyết định mọi công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về những quyết định đó.

 Chỉ đạo, điều hành, phân công công tác cho nhân viên công ty, kết hợp hài hòa công việc giữa các phòng ban, đồng thời những khoản dư liên quan đến việc mua tài sản cố định.

 Kiểm tra và quản lý tình hình tài chính của công ty, trực tiếp đàm phán với khách hàng và ký hợp đồng.

2.1.2.2.2. Phó giám đốc

 Là những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện những hoạt động của phòng kinh doanh và phòng điều hành xuất nhập khẩu, đồng thời kiêm trưởng phòng kinh doanh và phòng điều hành.

 Ngoài ra, phó giám đốc cũng trực tiếp làm những lô hàng đặc biệt, những lúc nhiều hàng…

2.1.2.2.3. Các phòng ban

2.1.2.2.3.1. Phòng kinh doanh

 Bộ phận kinh doanh:

o Xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty.

Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phòng kinh doanh Bộ phận kinh doanh Bộ phận chăm sóc khách hàng Phòng

marketing Phó giám đốc điều hành XNK Phòng XNK Bộ phận chứng từ Bộ phận giao nhận Phòng kế toán

o Là tổ chức đàm phán, ký kết các hợp đồng về dịch vụ giao nhận – vận tải với đối tác, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lập các chiến lược marketing, tìm kiếm khách hàng.

o Thống kê, đánh giá hiệu quả, báo cáo tình hình kinh doanh và đề xuất phương hướng kinh doanh cho thời gian tới, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của thị trường.

 Bộ phận chăm sóc khách hàng: tư vấn cho khách hàng về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, trả lời mọi thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau khi làm hàng.

2.1.2.2.3.2. Phòng kế toán

 Theo dõi và cân đối nguồn vốn, hạch toán cho bộ phận kinh doanh, quản lý các hoạt động thu chi từ kết quả hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ giao nhận vận tải, lập báo cáo tài chính của từng thời kỳ trình giám đốc.

 Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động; thời gian lao động và kết quả lao động: tính lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phân bổ tiền lương vào các đối tượng lao động.

 Nắm công nợ khách hàng – thu hồi công nợ.

 Quản lý công nợ của nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu.

2.1.2.2.3.3. Phòng xuất nhập khẩu

 Bộ phận chứng từ:

o Soạn thảo hồ sơ làm thủ tục Hải quan, công văn, chứng từ cần thiết.

o Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời những thông tin về xuất nhập khẩu và những thay đổi của Nhà nước về thuế, Hải quan quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, công văn…

o Liên lạc với khách hàng để tìm hiểu những thông tin cần thiết về lô hàng.

 Bộ phận giao nhận:

o Tổ chức thực hiện các hợp đồng dich vụ giao nhận, tiếp nhận bộ chứng từ từ khách hàng để triển khai các hoạt động khai thuê Hải quan, đăng ký kiểm dịch, làm C/O, trực tiếp ra cảng làm hàng. Nhận hàng, thuê phương tiện vận tải, giao hàng cho người nhập khẩu, trung chuyển hàng hóa từ cảng, kho bãi (cảng, sân bay) đến kho cảng riêng của các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước và ngược lại.

2.1.2.2.3.4. Phòng Marketing:

Đảm trách công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và những yếu tố ngoại cảnh,... để đưa ra những chiến lược thâm nhập thị trường và phát triển theo hướng phù hợp nhất với tình hình của công ty và thế giới.

Bảng 2.1: Lao động tại thời điểm 01/03/2015 Lao động phân theo trình độ chuyên môn

được đào tạo

Số lao động

( Người) Tỷ lệ (%)

Đại học 09 42,86

Cao đẳng 05 23,81

Trung cấp chuyên nghiệp 03 14,29

Dạy nghề dài hạn (1 đến 3 năm) 02 9,52

Khác 02 9,52

Tổng 21 100

(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê đầu năm 2015)

2.1.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của công ty

 Cho đến nay, công ty đã có được một đội xe tải gồm 2 xe có tải trọng trung bình từ 1,5 đến 2,5 tấn. Ngoài ra, công ty còn đầu tư 1 tàu biển loại trung, 2 đầu kéo xe container, 1 xe Ford phục vụ ban giám đốc và nhân viên di chuyển trong công việc…

 Văn phòng của công ty được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại như: 20 máy vi tính, 3 máy in, 2 máy fax, 1 máy photocopy, 2 máy scan…đặc biệt là toàn bộ máy tính đều được nối mạng internet tốc độ cao nên thông tin được tiếp cận một cách nhanh chóng.

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2012-2014 2.1.5.1. Cơ cấu dịch vụ vận chuyển 2.1.5.1. Cơ cấu dịch vụ vận chuyển

Bảng 2.2 Cơ cấu dịch vụ vận chuyển năm 2014: Phương thức

vận chuyển

Đường biển Đường hàng không Tổng cộng

Số lượng (lô) Tỷ lệ (%) Số lượng (lô) Tỷ lệ (%) Số lượng (lô) Tỷ lệ (%) Hàng xuất 5243 89,24 498 81,5 5741 88,51 Hàng nhập 632 10,76 113 18,5 745 11,49 Tổng cộng 5875 100 611 100 6486 100

(Nguồn :phòng kế toán công ty TNHH Hàng Hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê năm 2014) Như đã thống kê, lượng hàng năm 2014 của Công ty là 6848 lô, kể cả hàng xuất và nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không. Trong đó số lượng hàng nhập khẩu là 745 lô chiếm 11,49% tổng lượng hàng. Ta thấy rõ cơ cấu hàng của Công ty chiếm đa phần là hàng xuất khẩu với 88,51% lượng hàng. Lượng hàng vận chuyển bằng đường hàng không là 611 lô chỉ chiếm khoảng 9,42% tổng lượng hàng. Còn lại 90,56% hàng được vận chuyển bằng đường biển với tổng số là 5875 lô hàng.

Như vậy, dễ dàng nhận thấy nguồn hàng chính của Công ty là hàng xuất và phương thức vận chuyển chính là đường biển. Hàng nhập và hàng vận chuyển bằng đường hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây cũng là xu hướng chung của các

Công ty giao nhận Việt Nam do chính thực trạng thị trường vận chuyển quốc tế Việt Nam chi phối. Sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam chọn phương thức vận tải đường biển cũng dễ hiểu vì để tiết kiệm chi phí vận tải rất lớn. Trong đó đại đa số hàng nhập khẩu Việt Nam là do người nước ngoài thuê phương tiện vận tải. Mặt khác, các nhà xuất nhập khẩu chỉ chọn phương thức vận chuyển bằng đường hàng không khi thực sự cần thiết, lượng hàng ít, và do yêu cầu thời gian giao hàng gấp.

2.1.5.2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường: Bảng 2.3 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường năm 2014 Bảng 2.3 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu theo thị trường năm 2014

Loại hàng

Thị trường

Hàng xuất khẩu Hàng nhập khẩu Tổng cộng

Số lượng (lô) Tỷ trọng (%) Số lượng (lô) Tỷ trọng (%) Số lượng (lô) Tỷ trọng (%) Châu Á 2298 40,03 349 46,85 2674 40,81 Châu Âu 1996 34,77 187 25,10 2183 33,66 Mỹ 567 9,9 121 16,24 688 10,61 Trung Đông 525 9,14 - - 525 8,1 Úc & Newzeland 324 5,64 88 11,81 412 6,35 Châu Phi 31 0,52 - - 31 47,8 Tổng cộng 5741 100 745 100 6486 100

(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng hải Đại Quốc Việt, số liệu thống kê năm 2014)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo thị trường năm 2014

40.03 34.77 9.9 9.14 5.64 0.52 châu á châu âu mỹ trung đông úc & newzeland châu phi

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu theo thị trường năm 2014

Tỷ trọng hàng xuất đi châu Á của Công ty là lớn nhất chiếm 40,03% trên tổng lượng hàng xuất, tiếp theo mới đến hàng châu Âu (34,77%) và Mỹ (9,9%)…sở dĩ như vậy là do thực trạng hàng xuất của Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là các nước châu Á, Âu và Mỹ. Vì nước ta có một vị trí giao thương rất thuận lợi cho việc giao lưu với các nước, trung tâm của Đông Nam Á, có vị trí biển đông rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, lưu thông ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương nên việc xuất khẩu sang Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ là điều dễ hiểu.

Lượng hàng nhập khẩu của Công ty là không đáng kể chỉ chiếm (12,98%) trên tổng lượng hàng xuất nhập khẩu, nhưng có thể nói rằng, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam cũng là từ các nước châu Á, nên tỷ trọng hàng nhập khẩu từ các nước châu Á của công ty là lớn nhất.

2.1.5.3. Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2012 – 2014

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014

Đơn vị tính: ngàn đồng

Các khoản mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng doanh thu 13.652.158 15.596.885 23.722.848

Dịch vụ 8.191.295 9.358.131 14.233.709

Vận tải 5.460.863 6.238.754 9.489.139

Doanh thu thuần 13.652.158 15.596.885 23.722.848 Lợi nhuận gộp 13.652.158 15.596.885 23.722.848 Thu nhập từ hoạt tài chính 266.296 51.959 248.133 Chi phí từ hoạt động tài chính 115.153 308.536 344.596 LN từ hoạt động tài chính 151.142 -256.577 -96.463 46.85 25.1 16.24 0 11.81 0 châu á châu âu mỹ trung đông úc & newzeland châu phi

Chi phí bán hàng 11.036 12.031 19.147 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.033 1.120 1.402 LN thuần từ hoạt động SXKD 1.732 2.188 3.075 Các khoản thu nhập bất thường 247.357 10.202 48.202

Chi phí bất thường 201.151 0 109.401

LN bất thường 46.206 10.202 -61.199

Tổng lợi nhuận trước thuế 1.778.769 2.198.241 3.104.775

Thuế thu nhập 498.055 615.507 844.137

LN sau thuế 1.280.723 1.582.734 2.170.638

(Nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Hàng hải Đại Quốc Việt.)

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình hoạt động của Công ty tăng qua các năm. Doanh thu năm 2013 đạt 15.596.885.000 đồng tăng 1.944.727.000 (tăng 1,14 lần) so với năm 2012. Năm 2014, doanh thu đạt 23.722.848.000 đồng tăng 8.125.963.000 (tăng 1,74 lần) so với năm 2013.

Ta nhận thấy lợi nhuận tăng đều qua các năm, đồng thời tỷ suất lợi nhuận cũng tăng theo, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 2.198.241.000 đồng tăng 419.472.000 (1,24 lần) so với năm 2012.Tổng lợi nhuận năm 2014 đạt 3.104.775.000 đồng tăng 906.534.000 (1.41 lần) đồng so với năm 2013 và tăng 1,75 lần so với năm 2012.

Từ năm 2012-2013:

Doanh thu tăng lên nhưng không đáng kể là bởi vì tình hình khủng hoảng kinh tế diễn ra trong giai đoạn này rất căng thẳng. Tuy nhiên, với những tiềm năng hội nhập mở cửa của đất nước, vẫn thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước nên kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng trưởng, lượng hàng lưu chuyển lớn. Ngoài

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000

năm 2012 năm2013 năm 2014

tổng doanh thu

lợi nhuận trươc thuế

ra còn các yếu tố khác làm cho doanh thu tăng là do giá cước tăng, thay đổi trong cơ cấu tuyến đường vận chuyển và khối lượng trên một lô hàng tăng. Công ty được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI ĐẠI QUỐC VIỆT​ (Trang 32 -32 )

×