II. PHÂN NỘI DUNG CHÍNH
1.3. Vài nét về nhà văn Lê Phương Liê n người đã giành trọn cuộc đờ
gắn bó và tâm huyết viết văn cho thiếu nhi
Lê Phương Liên tên thật là Lê Thị Phương Liên, sinh ngày 20 tháng 7 năm 1951 tại Hà Nội. Học Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, sau khi tốt nghiệp bà làm giáo viên Trung học, dạy tại Trường Phổ thông Yên Sở, Hà Nội. Từ năm 1971, bà chuyên tâm sáng tác văn học cho thiếu nhi và được kết nạp vào Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1981; Bà nguyên là Nguyên Trưởng Ban Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Lê Phương Liên đã từng là cán bộ Biên tập, Giám đốc Quỹ Học bổng Đôrêmon (của Nhà xuất bản Kim Đồng). Hiện nay, bà đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội và vẫn tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp văn học nghệ thuật. Nhà văn Lê Phương Liên là người khá nổi tiếng trong lĩnh vực viết văn cho thiếu nhi. Đến với nghề viết văn cho thiếu nhi - với Lê Phương Liên như là một cái duyên, cái duyên của người gắn bó với nghề giáo, gắn bó với lứa tuổi học trò. Tấm lòng của cô giáo và tâm hồn của một nhà văn đã khiến Lê Phương Liên có những trang sách “vừa ngọt ngào, vừa tung tăng trong thế giới tuổi thơ” (Phong Thu). Và điều đó cũng lý giải những sáng tác thành công nhất của bà lại là chính những truyện viết
cho thiếu nhi ("Những tia nắng đầu tiên" và "Khi mùa xuân đến" - là hai tác phẩm được tặng Huy chương Vì thế hệ trẻ (năm 1981)).
Lúc 20 tuổi, Lê Phương Liên khi đang là cô giáo dạy toán ở Trường cấp II Yên Sở, Thanh Trì - Hà Nội, bà đã có tập truyện vừa “Những tia nắng
đầu tiên” (Nxb Kim Đồng 1971) kể về những kỷ niệm trong học tập, trong
tình bạn gắn bó thân thương ở tuổi thiếu niên của một lớp học. Tập truyện đầu tay rất thành công này đối với Lê Phương Liên đó là những tia nắng đầu tiên
ửng hồng trong nghề viết của bà. Và điều đó cũng như báo trước rằng: Bà sẽ là một nhà văn viết cho thiếu nhi trong tương lai và thực tế đã chứng minh đúng như thế.
Bạn đọc đến với bà như đến với một người phụ nữ mà cả cuộc đời đều gắn bó duyên nợ với tuổi thơ. Trong 16 sáng tác của bà có đến 12 tác phẩm viết về tuổi thiếu niên nhi đồng. Nói đến Lê Phương Liên là người ta nghĩ ngay đến một tác giả chuyên viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi, những cống hiến của chị đã được ghi nhận qua các Giải thưởng, các Huân, Huy chương (Giải thưởng Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản, Giải thưởng của Bộ Giáo dục (năm 1970) cho truyện ngắn "Câu hỏi trẻ thơ". Huy chương Vì sự
nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (năm 1997); Huy chương Vì thế hệ trẻ
(năm 1981) với hai tác phẩm: “Những tia nắng đầu tiên” và “Khi mùa xuân
đến”; Giải thưởng cuộc thi Quyền trẻ em do Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ
em phối hợp với Tạp chí Vì Trẻ thơ tổ chức (năm 2003); Giải Khuyến khích
cuộc thi Báo Văn nghệ (năm 1975…). Không chỉ như vậy, bà còn được xếp
hạng nổi tiếng thứ 71211 trên thế giới và thứ 96 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng. (Nguồn: http://nguwoinoitieng.tv/nghe-nghiep/nhavan/lephuonglien/).
Truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Lê Phương Liên được viết ra bởi một tâm hồn yêu trẻ thơ đến vô cùng. Trong truyện của bà có giọng nói hồn nhiên tươi trẻ của tuổi học trò; có những suy nghĩ rất đỗi đáng yêu thơ ngây của tuổi hoa, tuổi nụ; có những suy tư hồn nhiên, trong sáng, chân thành mà vô cùng trách nhiệm của tuổi thiếu niên với cuộc đời, với những năm tháng
gian khổ mà hào hùng của đất nước. Đọc văn Lê Phương Liên viết cho thiếu nhi, không riêng gì các em mà người lớn cũng thấy có ý vị khi soi mình trong đó - nhất là những thế hệ sinh ra và lớn lên trong những năm tháng chiến tranh. Những câu chuyện của bà không chỉ là chuyện văn chương mà là những suy tư, tâm sự của một cây bút đã từng đi qua thời đạn bom máu lửa. Mỗi câu chuyện đều như thấy bóng dáng nhân vật tôi - tác giả - một cây bút
nữ:“cây bút văn hiếu thảo” thời chống Mỹ.
Để hướng tới đối tượng tiếp nhận, nhân vật trữ tình trong sáng tác của nhà văn thường là những em bé (thường là em bé gái) ngoan ngoãn, chịu thương chịu khó. Những em bé ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng nhạy cảm, giàu lòng tự trọng, và đặc biệt rất yêu Đội, yêu Đoàn. Các em lớn lên trong hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào khoảng những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, khi mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta đang trong giai đoạn gian khổ, hy sinh, nhưng các em đều biết vượt qua mọi thiếu thốn, khó khăn để sống trách nhiệm với chính mình, với bè bạn, người thân và khao khát hướng tới lý tưởng Cách mạng. Mỗi cảnh đời, mỗi số phận của các em đều được nhà văn miêu tả với một tấm lòng đầy yêu thương, trân trọng, nâng niu và xen lẫn niềm ngưỡng mộ, cảm phục, tự hào. Trong suốt 40 năm gắn bó với đề tài thiếu nhi, nhà văn Lê Phương Liên đã cho ra đời 16 cuốn sách, trong đó có 12 tập truyện viết về thiếu nhi. Cụ thể là các tác phẩm:
(1). Những tia nắng đầu tiên (1971)
(2). Bông hoa phấn trắng (1984), in chung
(3). Bức tranh còn vẽ (1997)
(4). Én nhỏ (1998), (Tái bản có bổ sung vào năm 2013)
(5) Ngày em tới trường (2002) (6) Khúc hát hạnh phúc (2002)
(7). Cuộc phiêu lưu của chú rối Tễu (2009)
(8). Cây đa ngàn tuổi và ba đứa trẻ (2010), In chung
(10). Ký ức ánh sáng (2013)
(11). Chiếc nhãn vở mong manh (2015)
(12). Chùm truyện chú Tễu kể chuyện Tết…(Sưu tầm và biên soạn), (2016).
Tóm lại, chỉ với số lượng tác phẩm viết về thiếu nhi cùng với tình cảm và tâm huyết của mình đối với thiếu nhi trong suốt cả cuộc đời của người cầm bút - Lê Phương Liên xứng đáng là một tác giả nữ tiêu biểu của Việt Nam trong lĩnh vực sáng tác văn chương đặc biệt đáng yêu này.
Tiểu kết chương 1
“Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam. Cùng với sự vận động và phát triển chung của nền văn học dân tộc, văn học thiếu nhi đã dần được hoàn thiện về cả nội dung và hình thức, góp phần vào sự trưởng thành của nền văn học nước nhà: Đặc biệt, Trong thời kỳ hiện đại (từ những năm 30 – 40 thế kỷ XX đến nay), văn học thiếu nhi đã có sự phát triển khá mạnh mẽ (về cả đội ngũ sáng tác và về số lượng, chất lượng tác phẩm). Đã có nhiều thế hệ nhà văn viết về đề tài thiếu nhi nối tiếp nhau (thế hệ chống Pháp, chống Mỹ; thế hệ thời kỳ Đổi Mới), và văn học thiếu nhi cũng đã có những thành tựu đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, công bằng mà nói: bộ phận văn học này chưa thực sự đáp ứng thỏa mãn được nhu cầu về đời sống văn chương của thiếu nhi trong suốt nhiều năm qua. Do đó, rất cần phải có nhiều nhà văn tâm huyết và tài năng hướng ngòi bút của mình vào mảng đề tài còn rất nhiều tiềm năng và mang nhiều ý nghĩa này:
Lê Phương Liên là một nhà văn nữ có nhiều đóng góp ở mảng sáng tác văn học thiếu nhi. Hầu hết những sáng tác của bà đều viết về thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Bà là một nhà văn xứng đáng được nghiên cứu, được khẳng định về tài năng, tâm huyết và tình cảm, trách nhiệm đối với các thế hệ thiếu nhi Việt Nam thông qua những sáng tác cụ thể về đề tài thiếu nhi của mình.
Chương 2
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA LÊ PHƯƠNG LIÊN